30 tháng 12, 2011

Xe cháy vẫn chưa ra trách nhiệm !

Ngô Văn Huấn

Thành ngữ người Việt có câu “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Có lẽ câu nói này thời nào cũng đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng người ta quan tâm nhiều hơn đến cái nghĩa “bóng” rất thâm thúy của tiếng Việt và tư duy người Việt.

29 tháng 12, 2011

Tương lai của Lịch sử (tiếp theo và hết)


Francis Fukuyama

Nền Dân chủ Tự do có thể Sống sót qua sự Suy tàn của Giai cấp Trung lưu không?
Francis Fukuyama, Tạp chí Foreign Affairs số tháng 1-2 năm 2012. Hiếu Tân dịch

CÁI THAY THẾ ĐỠ TỆ NHẤT?
Ngày nay có một sự nhất trí rộng rãi trên thế giới về tính hợp pháp, ít nhất về nguyên tắc, của nền dân chủ tự do. Theo lời nhà kinh tế Amartya Sen, "Trong khi nền dân chủ vẫn chưa được thực hiện một cách phổ biến, và thực ra cũng chưa được chấp nhận đồng đều ở mọi nơi, trong khí hậu chung của dư luận thế giới, sự cai quản [xã hội, một cách] dân chủ ngày nay đã đạt đến trạng thái nói chung được coi là đúng." Nó được thừa nhận rộng rãi nhất ở những nước đã đạt được mức độ phồn vinh vật chất đủ để cho phép một đa số công dân nghĩ họ thuộc về giai cấp trung lưu, đó là lý do tại sao có một xu hướng tương liên giữa các mức độ của phát triển và nền dân chủ ổn định. 
Một số xã hội, như Iran và A Rập Saudi, bác bỏ nền dân chủ tự do để ủng hộ một hình thức chính trị thần quyền Hồi giáo. Tuy nhiên những chế độ này đã lâm vào ngõ cụt về phương diện phát triển, chúng chỉ sống được nhờ ở trên một mỏ dầu vĩ đại. Một thời A Rập đã lả một ngoại lệ lớn đối với đợt sóng thứ ba, nhưng Mùa Xuân A Rập đã cho thấy rằng công chúng A Rập cũng có thể sẵn sàng được động viên chống độc tài như ở Đông Âu và châu Mỹ Latin một thuở. Tất nhiên điều đó không có nghĩa rằng con đường đi tới một nền dân chủ vận hành tốt ở Tunusia, Ai Cập, hay Libya sẽ dễ dàng hoặc không có khúc mắc, nhưng nó gợi cho thấy rằng khao khát tự do và tham dự chính trị không phải là nét riêng đặc biệt của người Âu hoặc người Mỹ.

27 tháng 12, 2011

Tương lai của Lịch sử


Tạp chí Foreign Affairs số tháng 1-2 năm 2012, Hiếu Tân dịch
http://www.foreignaffairs.com/articles/136782/francis-fukuyama/the-future-of-history
FRANCIS FUKUYAMA là cộng tác viên kỳ cựu ở Trung tâm về Dân chủ, Phát triển và Pháp trị tại Đại học Stanford và gần đây nhất là tác giả cuốn sách Nguồn gốc của Trật tự Chính trị: Từ thời Tiền sử đến Cách mạng Pháp.

Ngày nay trên thế giới đang diễn ra một điều kỳ lạ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng đồng euro đang tiếp diễn đều là sản phẩm của mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính được điều chỉnh nhẹ xuất hiện trong ba thập kỷ qua. Tuy vậy mặc dầu có cuộc nổi giận lan rộng đối với những cuộc cứu trợ tài chính Phố Wall, không có sự bộc phát lớn của chủ nghĩa dân túy phái tả Mỹ hưởng ứng. Có thể hiểu được rằng phong trào Chiếm Phố Wall sẽ giành được sức lôi kéo, nhưng phong trào dân túy gần đây năng động nhất chính là Đảng Trà (Tea Party) cánh hữu, mà mục tiêu chính của họ là tuyên bố ôn hòa nhằm bảo vệ những người dân bình thường khỏi những kẻ đầu cơ tài chính. Sự việc tương tự cũng diễn ra cả ở châu Âu, nơi phái tả thì xanh xao vàng vọt, còn các đảng dân túy phái hữu thì đang tích cực vận động.

21 tháng 12, 2011

XÃ HỘI HỌC VỈA HÈ

Ngô Văn Huấn

Vỉa hẻ ở Việt Nam là một không gian đặc biệt, không chỉ đơn thuần là nơi dành cho người đi bộ mà ở đó biểu hiện chức năng xã hội khác nhau. Góc nhìn  xã hội học về vỉa hè trên hai phương diện là chức năng kinh tế và không gian công cộng của xã hội dân sự nhằm xác tín một cụm danh từ “xã hội học vỉa hè”.

20 tháng 12, 2011

Tìm hiểu về xã hội công dân

Nguyễn Hải Hoành

Xã hội công dân (Civil society, XHCD) là một khái niệm khá mới mẻ, hiện chưa có một nhận thức tương đối thống nhất. Nhân dịp nước ta đang chuẩn bị sửa Hiến pháp, chúng tôi xin trình bày một vài tìm hiểu còn rất sơ sài về đề tài này, mong bạn đọc cùng bàn thảo để làm sáng tỏ.

15 tháng 12, 2011

GIỚI THIỆU SÁCH 8: Những cơ sở nghiên cứu xã hội học

Sách mới !

Nhìn hình trên thì nhiều người sẻ thắc mắc, sách đó mà mới gì nữa ??? Nhưng có câu "Cũ người mới ta" lúc này thật đắc dụng !. Đây là cuốn sách đã được Viện xã hội học Liên Xô biên soạn với hai thứ tiếng Nga và tiếng Việt xuất bản năm 1988. Mình đã nghe nói, thấy trích dẫn nhiều nhưng bây giờ mới tìm thấy sau một lần lang thang hiệu sách cũ.

14 tháng 12, 2011

Thể chế với sự thịnh vượng của quốc gia


PGS.TS.Trần Văn Tùng*

Nhiều nhà nghiên cứu gần đây cho rằng thể chế mới là yếu tố cơ bản quyết định cho tăng trưởng kinh tế.
Nếu như các mô hình kinh tế về tích tụ các yếu tố sản xuất thay đổi công nghệ nội sinh chỉ cung cấp những lời giải thích gần đúng cho tăng trưởng kinh tế tương đối, thì những mô hình nào đưa ra lời giải thích đáng tin cậy hơn cả? Nhiều nhà nghiên cứu gần đây cho rằng thể chế mới là yếu tố cơ bản quyết định cho tăng trưởng kinh tế. Khi nhấn mạnh tầm quan trọng của lý thuyết thể chế và các thể chế kinh tế, để có các đánh giá khách quan hơn, cần xem xét tới yếu tố địa lý, văn hoá, các thành tố dẫn đến việc hình thành các động cơ kinh tế và một số cơ may có được từ một số xã hội.

13 tháng 12, 2011

Mạng xã hội và báo chí



Đoàn Phạm Hà Trang

TCCSĐT - Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mạng xã hội là một hiện tượng với những đặc trưng cực nhanh, cực rộng và phạm vi tương tác đa chiều không phân biệt thời gian và không gian, đang tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, trong đó có báo chí. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để mạng xã hội và báo chí hỗ trợ nhau, phát huy tác dụng lẫn nhau, cùng phục vụ đời sống xã hội ngày càng hiệu quả, chất lượng hơn.

12 tháng 12, 2011

Stress trong xã hội hậu hiện đại và siêu hiện đại

Lương Cần Liêm

 

Đề tài hôm nay là xem vài yếu tố tâm lý chuyển tiếp từ thời tiền hiện đại, đến những suy nghĩ về phương pháp luận (Méthodologie) của thời hiện đại và tại sao, qua thời hậu hiện đại. Ngày nay, chúng ta ở thềm của thời siêu hiện đại.

Khi chúng ta nhìn nhận các biến chuyển đó thì cách hiểu tâm lý xã hội con người sẽ rõ hơn. Hiện tượng “stress” không phải là giá phải chịu. Mục đích con người là có thể nào tìm ra cách làm giảm stress để đạt một đời sống “bình thường”, cho yếu tố văn hóa đi đôi với yếu tố vật chất. Tức là làm giảm căng thẳng trong cuộc sống.

9 tháng 12, 2011

Nghịch lý của văn hoá

Bùi Văn Nam Sơn

SGTT.VN - Khi được tái kết hợp với mô hình phê phán của Rousseau về sự tha hoá, triết học đời sống sẽ mang lại một tâm thức mới, đặc trưng cho cả một thời đại từ giữa thế kỷ 19 đến tận ngày nay: tâm thức bi tráng (Văn hoá và đời sống? Sài Gòn Tiếp Thị 23.11). Nếu mọi hình thức văn hoá (ý thức, tinh thần, khoa học, kinh tế, chính trị…) đều là những hiện thân khách quan của đời sống, thì con người thời đại đối diện với sự thật: tất cả chúng đều trở nên xa lạ với đời sống và, thậm chí, là những lực lượng đối lập lại đời sống.

7 tháng 12, 2011

Ai cai trị nướcMỹ?

Nguyễn Hải Hoành


Khái niệm tinh hoa quyền lực do Mills đề ra đã làm rung chuyển giới trí thức Mỹ và gây ra cuộc tranh luận suốt hơn nửa thế kỷ qua. Cuộc tranh cãi đó động chạm tới nhận thức về các khái niệm tinh hoa, dân chủ, quyền lực, nhận định về cấu trúc quyền lực và xu thế phát triển của nó trong xã hội Mỹ, và dẫn tới các vấn đề thuộc khái niệm rộng hơn – lĩnh vực xã hội học tinh hoa (Sociology of Elites).

5 tháng 12, 2011

Xã hội học của sự cô đơn

( Trích: 33 tiểu luận triết học của H. Béla)
Nguyễn Hồng Nhung, Dịch từ nguyên bản tiếng Hung ( Budapest. 2011.04.25)

1.
Cách diễn đạt” Xã hội học của sự cô đơn” mang tính mâu thuẫn logic, bởi vì ở đâu có cộng đồng, không thể nói đến cô đơn, và nơi có sự cô đơn, không thể nói về cộng đồng. Nhưng trong thực tế, con người phải trải qua trạng thái mâu thuẫn này.