29 tháng 5, 2012

Trả lại vỉa hè: sao cho khéo!


Phạm Thành Khôi

(TBKTSG) - Trong quy hoạch đô thị, vỉa hè là không gian thiết yếu dành cho người đi bộ lẫn người sử dụng các loại xe thô sơ như xe lăn. Đặc biệt, khi đô thị xây dựng hệ thống giao thông công cộng (như tàu điện, xe buýt), vỉa hè chính là “con đường” an toàn và tiện lợi nhất để cư dân đến được với tàu, xe.

Ngược dòng lịch sử mại dâm

 Ngọc Minh
 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu xã hội học từ mọi phương diện thì mại dâm là một hiện tượng xã hội đặc biệt: về lịch sử, mại dâm được coi là một trong những nghề cổ xưa nhất của trái đất. Về mức độ phổ biến thì mại dâm mang tính toàn cầu.
Qua các thời kỳ phát triển của nhân loại, mại dâm cũng đã trải qua bao bước thăng trầm nhưng chưa bao giờ biến mất. Thoạt đầu, mại dâm được ca tụng và tôn vinh như một nghệ thuật, như sự hiến dâng cao đẹp cho các đấng thần linh. Sau khi đã bị dung tục hóa, mại dâm trở thành sự giải trí vô tội cho con người nơi trần thế, cho đến lúc bị coi là nhơ bẩn, tội lỗi và bị cấm đoán, bất chấp mọi sự lên án của xã hội, sự công phẫn của các nhà đạo đức, sự đau đầu của các nhà quản lý, nhưng mại dâm vẫn tồn tại khi công khai, lúc ngấm ngầm.

27 tháng 5, 2012

CÁC VẤN ĐỀ NÓNG VỀ CHÍNH TRỊ Ở ĐỨC ĐƯỢC MINH BẠCH HÓA NHƯ THẾ NÀO?


Ảnh: Statista 2012
Nguyễn Minh Tuấn
Ở Đức, từ năm 1977 đến nay, vào tối thứ sáu cuối cùng mỗi tháng có một chương trình truyền hình rất đặc biệt được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia ZDF chương trình Politbarometer. Đây là chương trình công bố công khai kết quả thăm dò ý kiến của người dân Đức về các vấn đề chính trị quan trọng trong tháng.

23 tháng 5, 2012

VIỆC LÀM XANH: QUAN NIỆM, THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆT NAM

PGS.TS.Nguyễn Bá Ngọc 
Viện Khoa học Lao động và Xã hội.

Thuật ngữ việc làm xanh còn khá mới mẻ, việc hiểu rõ bản chất và suy nghĩ về định hướng phát triển việc làm xanh sẽ đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển bền vững đất nước, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược về kinh tế - xã hội - môi trường.

17 tháng 5, 2012

Tăng trưởng kinh tế không làm tăng hạnh phúc?


Brandon Keim/ Theo Wired Science, 14/05/2012, Tia sáng dịch.
Sau hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế một cách phi thường, người Trung Quốc không hạnh phúc hơn đáng kể so với trước đây, theo một nghiên cứu đánh giá về mức hạnh phúc và thu nhập quốc gia ở nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Nhìn một cách tổng quan, những người giàu ở Trung Quốc có hạnh phúc hơn một chút so với trước đây, nhưng với những người có mức thu nhập trung bình dường như không hề có gì thay đổi. Còn với những người nghèo, mức độ thỏa mãn đối với cuộc sống dường như sụt giảm đáng kể.

15 tháng 5, 2012

Chiến tranh và hòa bình trên không gian ảo và hòa bình

Joseph S. Nye - Phạm Nguyên Trường dịch

      Hai năm trước một đoạn mã máy tính sai đã thâm nhập vào chương trình hạt nhân của Iran và phá hủy nhiều máy li tâm chuyên dùng cho việc làm giàu uranium. Một số nhà quan sát tuyên bố rằng vụ phá hoại hiển nhiên này là điềm báo của một hình thức chiến tranh mới và ông Leon Panetta, Bộ trưởng quốc phòng Mĩ, đã cảnh báo về nguy cơ của một cuộc tấn công “Chân Trâu cảng trên không gian ảo” vào nước Mĩ. Nhưng chúng ta biết gì về cuộc xung đột trên không gian ảo?

14 tháng 5, 2012

GIỚI THIỆU SÁCH 11: Các quy tắc của phương pháp xã hội học

Đây là bản dịch tiếng Việt  thứ hai của cuốn sách, sau bản dịch của Nguyễn Gia Lộc, Nxb, Giáo dục, 1995.

10 tháng 5, 2012

Nạn ùn tắc giao thông từ góc nhìn nhân học đô thị

 Trần sáng

Hơn một thế kỷ trước, trào lưu đô thị hóa bắt đầu ở phương Tây rồi làn sang châu Á là những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, đó là hệ quả tự nhiên của quá trình hiện đại hóa đất nước thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp. Trong thế kỷ XX, các nước phát triển đã chuyển gần 80% - 90% dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú ở đô thị, đưa số người sống trong đô thị hiện nay lên 50% dân số của thế giới (khoảng hơn 3 tỉ người chỉ trong một thế kỷ). Các cuộc cách mạng công nghiệp tác động đã làm thay đổi sắc diện cơ bản của cả khu vực thành thị và nông thôn.