27 tháng 2, 2012

Từ đạo Phật nghĩ về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa

Ở Việt Nam Phật giáo gần như đã là một tôn giáo dân tộc, không chỉ bởi sự tương thích đến tuyệt vời với tâm thức và tín ngưỡng bản địa. Mà còn là sự song hành cùng nhau qua một chiều dài lịch sử đầy biến động của dân tộc. Tuy nhiên quá trình toàn cầu hóa, gắn liền với sự lan tỏa văn hóa phương Tây có phải là một sự đe dọa đối với Phật giáo ? Bài viết này thể hiện một quan điểm rất khả quan về tương lai của Phật giáo trong tiến trình toàn cầu hóa gắn với sự va chạm ngày càng mạnh mẽ của các nền văn minh (NVH).


Kể từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá. Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao lại có sự chậm trễ này?

19 tháng 2, 2012

Cần một đội ngũ những nhà chính trị chuyên nghiệp



Nguyễn Sĩ Dũng    
Một nền quản trị quốc gia chuẩn mực sẽ như một cỗ máy chạy tốt, giúp đạt được những sản phẩm mà người sử dụng mong muốn. Còn với một cỗ máy được thiết kế lạc hậu, không phù hợp thì càng vận hành càng phát sinh nhiều vấn đề, càng đẻ ra nhiều phế phẩm.

16 tháng 2, 2012

Tìm hiểu về hiện tượng “Lên đồng” dưới cách tiếp cận xã hội học về hành động xã hội


                                                Nguyễn Văn Khởi- SV Xã hội học

Lên đồng” là một hiện tượng tín ngưỡng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện tại các tình Miền Bắc. “Lên đồng” không chỉ là một hiện tượng tôn giáo đơn thuần mà nó còn là một hiện tượng xã hội xét trong tương quan so sánh giữa người – người, người- thần linh. Một hiện tượng xã hội cần phải được lý giải dựa trên những cách tiếp cận khác nhau thì mới có thể làm sáng tỏ một hiện thực khách quan đó.

14 tháng 2, 2012

GIỚI THIỆU SÁCH 10: Sân khấu cuộc đời


Dù Shakespeare từng cho nhân vật của mình khái quát thế giới loài người như một sân khấu lớn, nhưng phải chờ đến những công trình của GS Erving Goffman (1922-1982) thì giới nghiên cứu xã hội mới thực sự có phương pháp và phương tiện để quan sát và phân tích vở kịch của xã hội. Là chủ tịch thứ 73 của hiệp hội xã hội học Hoa Kỳ, Goffman đem luồng gió mới vào các ngành hoa học xã hội và nhân văn trên thế giới bằng góc nhìn vi mô (micro) đối lập với cách nhìn phổ biến trước đó là vĩ mô (macro) [1]. Theo đánh giá của báo Times năm 2007, Erving Goffman là học giả được trích dẫn nhiều xếp hàng thứ 6 trên thế giới, đặc biệt là quyển sách The Presentation of Self in Everyday Life - Thể hiện của bản thân trong cuộc sống hàng ngày, mà có thể dịch khái quát là Sân khấu cuộc đời [2].

8 tháng 2, 2012

Một bàn thắng đẹp cho truyền thông đầu năm mới !

Ngô Văn Huấn
Có thể khẳng định đến thời điểm này vụ Tiên Lãng đã phần nào được sáng tỏ, công lý đã được thực thi với một cuộc “đối mặt” với dư luận của Thành ủy Hải Phòng. Sau  cuộc họp báo ngày 7/2/2012 về Vụ Tiên Lãng một vị quan chức cấp cao nhất của Thành phố Hải Phòng đã trả lời báo chí một cách thẳng thắn, cho thấy được thông điệp mạnh mẽ của chính quyền cấp cao đối với những sai phạm của cán bộ cấp huyện và xã.

7 tháng 2, 2012

GIỚI THIỆU SÁCH 9: Một góc nhìn của trí thức


Qua bốn chuyên mục này, bạn đọc sẽ được “gặp lại” những cây bút quen thuộc của Tia Sáng: GS. NGND Nguyễn Văn Chiển, GS. Cao Huy Thuần, GS. Tương Lai, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, PGS. Phạm Duy Nghĩa... luận bàn về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, về triết lí phát triển của dân tộc Việt Nam, truyền thống dân chủ xã hội Việt Nam, con đường xây dựng nhà nước pháp quyền, và vai trò của trí thức trong đời sống xã hội...; GS. Pierre Darriulat, GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm Duy Hiển, GS. Phan Đình Diệu, GS. Nguyễn Văn Trọng, GS. Hồ Ngọc Đại, GS. Nguyễn Văn Tuấn... lí giải những khuyết tật, yếu kém trong khoa học và giáo dục...;

6 tháng 2, 2012

Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa

4 tháng 2, 2012

Phương pháp “duy-lý tưởng” qua câu chuyện “trí thức là gì”

Hoàng Hồng-Minh 




Những ngày qua chúng ta đã được chứng kiến nhiều bài báo bàn về “trí thức là gì”. Nhiều bài trong số này rất tâm huyết và có chất lượng cao, mang tiếng gọi về trách nhiệm và sự đóng góp xã hội.
Không bàn về các nội dung của câu chuyện “trí thức là gì”, ở đây tôi muốn nhận dạng về phương pháp, phương thức tiếp cận vấn đề.

3 tháng 2, 2012

Bất bình đẳng và bất ổn

 Tác giả: GS. Trần Lê Anh, Đại học Lasell, bang Massachusetts


Bất bình đẳng thu nhập và gia tăng phân hóa giàu nghèo là hiện tượng đang gây nhiều chú ý toàn cầu. Mối liên hệ giữa bất bình đẳng và bất ổn ngày càng được khẳng định một cách mạnh mẽ hơn. Trong định hướng phát triển bền vững của Việt Nam, đây là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm bên cạnh những vấn đề then chốt khác như cải cách thể chế và đấu tranh với tham nhũng.