30 tháng 6, 2012

Kinh tế học về mại dâm

DỰ TRẦN

TTCT - Nhiều ý kiến có thể cho câu chuyện về mại dâm, đặc biệt là mại dâm trong giới người mẫu, diễn viên, hoa hậu là chủ đề của báo lá cải hoặc đơn giản là một vấn đề xã hội nan giải gây thách thức cho cả những chính phủ cởi mở nhất. 

29 tháng 6, 2012

Nghịch lý kinh tế và giao thông Việt Nam


T.S ALAN PHAN (CHỦ TỊCH QUỸ ĐẦU TƯ VIASA)

Khi nào các bạn hiểu được cái kỳ diệu dù nghịch lý của hệ thống giao thông ở VN, các bạn sẽ hiểu về tổng quan của kinh tế và xã hội của xứ này. – TS. Alan Phan chia sẻ với các nhà đầu tư quốc tế.
Những gì sẽ xảy ra cho kinh tế VN trong 6 tháng tới??? Đó là đề tài các nhà quản lý của 8 quỹ đầu tư ở Hồng Kông đặt ra cho bữa gặp ăn sáng thường kỳ tại khách sạn Four Seasons. Bao cặp mắt quay về tôi, người duy nhất biết tiếng Việt (và hy vọng biết chút đỉnh về kinh tế VN). Tôi nói đùa, “Đố các bạn cái khác biệt giữa con đà điểu và các chuyên gia kinh tế ở VN là gì? Trả lời: đôi khi con đà điểu biết rút đầu ra khỏi mặt cát”.

27 tháng 6, 2012

Chênh lệch thu nhập tại Việt Nam đang tăng


Lan Nhi
 

Bên cạnh những biệt thự của triệu phú đô la Mỹ tiếp tục mọc lên ở Việt Nam thì vẫn còn những mảnh đời đang phải chật vật với cuộc sống. Ảnh:TL
(TBKTSG Online) - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn lại nhiều nguồn thông tin cho biết khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo ở thành phố, các vùng miền tại Việt Nam đang ngày càng nới rộng.

23 tháng 6, 2012

Tiến sĩ Kimberly Kay Hoàng: “Mại dâm không nhất thiết là sự trao đổi giữa tình dục và tiền”



 Trung Bảo

SGTT.VN - Một nữ tiến sĩ xã hội học gốc Việt – cô Kimberly Kay Hoàng – đã nhận được giải thưởng nghiên cứu xuất sắc nhất của hiệp hội Xã hội học quốc gia Hoa Kỳ (ASA) cho công trình nghiên cứu về mại dâm tại TP.HCM. Bài viết này giới thiệu đôi nét về TS Kimberly Kay Hoàng và quan điểm riêng của cô về vấn đề mại dâm ở Việt Nam.

15 tháng thâm nhập thực tế


Tháng 5.2012, đề tài nghiên cứu của TS Kimberly Kay Hoàng mang tên “Tình cảm trong lĩnh vực công nghệ tình dục tại Việt Nam”, đã được hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ trao giải nghiên cứu xuất sắc nhất. Sinh ra tại Mỹ, cô Kimberly Kay Hoàng, 29 tuổi, lấy bằng cử nhân tại đại học UC Santa Barbara, bằng thạc sĩ tại đại học Stanford, bằng tiến sĩ tại đại học UC Berkeley. TS Hoàng hiện đang làm nghiên cứu hậu tiến sĩ (Postdoctoral) tại đại học Rice (Texas, Hoa Kỳ).

Nghĩ về một tương lai đầy ẩn số trong tay thế hệ trẻ

   Lê Hải

Bọn trẻ sẽ dắt ta đi?
Công việc của tôi thường phải đọc và suy ngẫm những vấn đề về văn hóa cộng đồng, cho nên thỉnh thoảng hay gặp những câu chuyện rất lý thú mà các đồng nghiệp ngành Việt Nam học trên thế giới đem ra chia sẻ, như một báo cáo mới gần đây từ Đại học tổng hợp Warszawa. Khi nghiên cứu cộng đồng người Việt ở Ba Lan, tiến sĩ Teresa Halik phát hiện thấy vấn đề mà có lẽ tất cả người Việt dù đang sống ở đâu cũng sẽ cảm thấy cần suy nghĩ và chia sẻ. Xuất phát điểm để hiểu điều này là hiện tượng các gia đình người Việt ở nước ngoài thường chỉ có hai thế hệ là bố mẹ và con cái, thiếu vắng hẳn sự có mặt và vai trò truyền thống của ông bà. Do điều kiện địa lý cách trở, vé máy bay tốn kém, thủ tục visa rắc rối và cả điều kiện tài chính bên cạnh nhiều yếu tố khác mà số lượng thành viên trong một đơn vị gia đình được rút xuống tối thiểu. Các em bé Việt Nam sinh ra và lớn lên trong môi trường không chỉ không có ông bà, mà còn mất mát mối quan hệ với cô dì chú bác và anh em họ. Hơn vậy, nhiều em còn hầu như không mấy khi gặp bố mẹ đang phải vất vả lo toan cuộc sống từ sáng sớm đến tối mịt, phó thác con cho nhà trường, bạn bè và bảo mẫu - thường là một bà Tây gần nhà. Nhìn rộng ra thì đây không chỉ là hiện tượng của các nhóm di dân kinh tế người Việt ở nước ngoài, mà có thể xảy ra bất cứ nơi đâu ở chính ngay tại Việt Nam, khi thanh niên rời quê đi lập nghiệp, kết hôn và nuôi con ở các thành phố và trung tâm công nghiệp. Thậm chí ngay cả khi bố mẹ và ông bà cùng sống trong một thành phố nhưng cường độ công việc và áp lực cuộc sống cũng thường khiến cả nhà không mấy khi gặp nhau.

19 tháng 6, 2012

BÀI 1: Vòng tròn “đô thị hoá – nghèo đói – bất ổn xã hội”


Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trung tâm Thông tin tư liệu

SGTT.VN - Quá trình thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp, để thực hiện phát triển đất nước đã đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội đã làm thay đổi bộ mặt đất nước, kinh tế không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, đang nảy sinh những tác động tiêu cực, đặc biệt là với khu vực nông nghiệp – nông thôn; đưa tới những hậu quả không mong muốn và các hệ luỵ như gây xáo trộn và bất ổn xã hội, gia tăng thất nghiệp và nghèo đói ở nông thôn; người nông dân bị mất đất canh tác không còn kế sinh nhai, bắt buộc phải ra thành phố để tìm kiếm việc làm. Hiện tượng này gây nên vòng tròn khép kín “đô thị hoá – nghèo đói – bất ổn xã hội” cả ở nông thôn và thành thị.

16 tháng 6, 2012

ĐIỂM SÁCH 11: BỘ QUY TẮC NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN XÃ HỘI CỦA ÉMILE DURKHEIM



ĐINH HNG PHÚC
(Khoa Lý lun Chính tr,
trường Đi hc Th Du Mt)

     Nhà triết hc và xã hi hc người Pháp Émille Durkheim (1858-1917) được mc nhiên tha nhn là “người cha sáng lp” ca ngành xã hi hc. S nghip ca ông, nói theo Gaston Bouthol, là “mt c gng to ln v mt hc thuyết giúp cho xã hi hc cùng lúc thoát khi thn hc ln triết hc và chính tr”, trang b cho nó đi tượng riêng và nhng phương pháp đúng là khoa hc.[1] Cái “bí kíp” to dng nên s nghip này đã được Durkheim “tiết l” trong công trình Các quy tc ca phương pháp xã hi hc (1895)[2] ca ông.

12 tháng 6, 2012

“Giấc mơ Mỹ” là huyền thoại: Stiglitz bàn về “Cái giá phải trả cho tình trạng bất bình đẳng”

Aaron Task, - Trần Ngọc Cư dịch

Bất bình đẳng lợi tức đã trở thành đề tài cho nhiều cuộc tranh luận tại Mỹ, phần lớn do phong trào Chiếm Phố Tường (the Occupy Wall Street movement) thúc đẩy.
Trong cuốn sách mới nhất của ông, Cái giá phải trả cho tình trạng bất bình đẳng (The Price of Inequality), Giáo sư Đại học Columbia và cũng là Kinh tế gia đoạt giải Nobel, Ông Joseph Stiglitz xem xét các nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng lợi tức và đưa ra một vài phương cách chữa trị. Trong đó, ông đã đi đến một số kết luận khiến nhiều người phải giật mình, gồm có ý kiến cho rằng nước Mỹ “không còn là vùng đất cơ hội” và “‘giấc mơ Mỹ’ đã trở thành huyền thoại”.

6 tháng 6, 2012

Ai sẽ quyết định tương lai chính trị thế giới trong thế kỷ XXI?

Hồ Anh Hải

Trả lời câu hỏi Ai sẽ quyết định tương lai thế giới, chắc có người sẽ nói hoặc là Mỹ hoặc là Trung Quốc, nghĩa là một hay một số cường quốc nào đó. Nếu câu hỏi này đặt ra trong thế kỷ XX, sẽ có người nói hoặc là phe tư bản chủ nghĩa, hoặc là phe xã hội chủ nghĩa sẽ quyết định, vì hồi ấy hai phe này đang quyết đấu sống chết với nhau.

3 tháng 6, 2012

Hội Xã hội học Việt Nam: tổ chức "Tọa đàm khoa học"

Ngày 26/5/2012, Tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hội Xã hội học Việt Nam phối hợp với Khoa Xã hội học tổ chức buổi Tọa đàm Khoa học "Vai trò của Xã hội học trong sự phát triển xã hội ở nước ta hiện nay". Ban tổ chức đã nhận được 50 báo cáo tham luận và sự tham dự đông đảo các nhà khoa học đến từ các Chi hội ở khắp mọi miền cả nước như Hà Nội, Huế, Đà nẵng, Tp HCM và Đà Lạt.