25 tháng 9, 2012

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm (focus group): Lời khuyên cho người mới bắt đầu (3)

Vũ Thị Phương Anh dịch

(tiếp theo và hết)

Ghi âm/ghi hình

Mặc dù ghi hình các cuộc phỏng vấn nhóm có thể là cần thiết (vì nếu không thì ta dễ dàng bỏ qua các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ), nhưng điều này không hoàn toàn thích hợp. Việc ghi hình xâm phạm nghiêm trọng vào quyền riêng tư của các cá nhân, và nhiều người tham gia có thể không muốn chia sẻ ý kiến và mối quan tâm của họ nếu họ nhìn thấy máy ảnh trong phòng và biết rằng mỗi cử động của họ có thể được ghi lại. Kinh nghiệm cho thấy việc ghi âm ít bị xem là xâm phạm và vì thế ít có khả năng bóp nghẹt cuộc thảo luận hơn. Nếu bạn định ghi âm, hãy sử dụng 2 máy ghi để phòng trường hợp một băng thu bị hỏng.

24 tháng 9, 2012

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm (focus group): Lời khuyên cho người mới bắt đầu (2)

Vũ Thị Phương Anh dịch từ. Nguồn của bài viết gốc ở đây: http://www-tcall.tamu.edu/orp/orp1.htm.


Phương pháp

Chọn mẫu đối tượng tham gia

Hầu hết các nghiên cứu với phương pháp phỏng vấn nhóm sử dụng việc lấy mẫu chủ đích (purposive sampling) (Miles & Huberman, 1984), trong đó các nhà nghiên cứu lựa chọn người tham gia dựa trên mục đích của dự án và tiềm năng đóng góp của người tham gia. Ngoài ra, người tham gia có thể được lựa chọn ngẫu nhiên từ một nhóm lớn hơn gồm những người có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc về chủ đề. Ví dụ, nếu một ai đó muốn biết thêm về một tôn giáo nào đó thì lấy mẫu chủ đích (tức tìm ra một danh sách các thành viên của cộng đoàn và lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách đó) sẽ là cách tiếp cận phù hợp nhất. Đôi khi phỏng vấn nhóm cũng sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling), tức chọn những người  nào dễ tiếp cận nhất và nhanh nhất có thể được, nhưng chiến lược này không được khuyến khích.

23 tháng 9, 2012

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm (focus group): Lời khuyên cho người mới bắt đầu (1)



Vũ Thị Phương Anh dịch từ. Nguồn của bài viết gốc ở đây: http://www-tcall.tamu.edu/orp/orp1.htm.

---------

Trong các ngành khoa học xã hội, phỏng vấn nhóm là một phương pháp mới được phát triển gần đây so với các phương pháp thu thập dữ liệu khác như khảo sát, phiếu hỏi, và phỏng vấn trực tiếp. Mục đích của bài này là để cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về phương pháp phỏng vấn nhóm.

19 tháng 9, 2012

GIỚI THIỆU SÁCH 12: Văn hóa đô thị giản yếu

 Tác giả: Trần Ngọc Khánh, NXB Tổng hợp TP. HCM

Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh vừa cho ra mắt bạn đọc công trình Văn hóa đô thị giản yếu của tác giả Trần Ngọc Khánh. Đây là tập sách chuyên khảo về đô thị khá công phu và toàn diện. Sách dày 570 trang, với 16 chương và hơn 100 đề mục tham khảo, chủ yếu là tài liệu tiếng nước ngoài. Tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa tổng quan để liên kết ba trục thời gian, không gian và chủ đề đô thị; kết hợp cách nhìn động theo học thuyết tiến hóa để nêu bật tính kế tục của các quá trình đô thị hóa, từ cổ đại, trung đại, cận đại đến hiện đại, qua đó xác định vị trí, vai trò của văn hóa đô thị như là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử văn minh nhân loại.

15 tháng 9, 2012

Nguyên thủ quốc gia với mạng xã hội

Nhị Giang lược dịch từ Xinhuanet


Tổng thống Mỹ Obama là một trong những
chính khách thích sử dụng mạng xã hội nhất
Theo một nghiên cứu mới đây về việc sử dụng mạng xã hội của các vị lãnh đạo trên thế giới thì Tổng thống Mỹ Obama là một trong những chính khách thích sử dụng mạng xã hội nhất.
Nghiên cứu được thực hiện với 260 vị lãnh đạo ở 120 nước.

12 tháng 9, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân - Bài 1

Ludwig von Mises –Phạm Nguyên Trường dịch


Xã hội chỉ là tập hợp của các nhân để cùng nhau hợp tác. Xã hội chỉ tồn tại trong những hành động của các cá nhân. Tìm xã hội bên ngoài hành động của các cá nhân là sai lầm.

Tất cả mọi hành động đều là do các cá nhân làm. Bao giờ cũng chỉ có cá nhân suy nghĩ. Xã hội chẳng nghĩ được gì xa hơn là ăn và uống. Tư duy bao giờ cũng là thành tựu của các cá nhân. Có hành động phối hợp nhưng không bao giờ có tư duy phối hợp.

10 tháng 9, 2012

"Chân thắng" và "Chân ga"


Bùi Văn Nam Sơn

Bùi Văn Nam Sơn
“Văn hóa là chân thắng. Kinh tế là chân ga”
                               Nguyên Ngọc

Trong bài “Văn hóa… để làm gì?" (Vietnamnet, 10.7.2009), Nguyên Ngọc viết: “Những gì gọi là văn hóa chúng ta đang làm thường rất ồn ào, và văn hóa thật thì lại không ồn ào. Nó thâm trầm. Cái thắng có ồn ào bao giờ đâu, trừ khi phải thắng gấp vì sắp chết đến nơi! Chúng ta chưa thật sự làm văn hóa. Có phải thật thế không? Tôi rất mong được thử trao đổi, để cùng suy nghĩ tiếp, và để cho cuộc đi tới của chúng ta hôm nay, và cả ngày mai nữa, nhanh mà vững, mà bền, và nói cho cùng, để cuộc đi tới của chúng ta hôm nay thật sự đưa đến sự trong lành cho xã hội và hạnh phúc cho con người”.