16 tháng 10, 2014

Tìm hiểu Độ tin cậy và Độ chính xác trong Nghiên cứu Định tính


The Qualitative Report Volume 8 Number 4 December 2003 597-607

Tìm hiểu Độ tin cậy và Độ chính xác 
trong Nghiên cứu Định tính

Nahid Golafshani
University of Toronto, Toronto, Ontario, Canada

Độ tin cậy và độ chính xác được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu định lượng và giờ đây chúng đang được cân nhắc lại để sử dụng trong mẫuhình (paradigm) nghiên cứu định tính độ tin cậy  độ chính xác bắt nguồn từ quan điểm thực chứng (positivist perspective), do đó, chúngnên được định nghĩa lại để sử dụng trong cách tiếp cận tự nhiên(naturalistic approach). Cũng giống n độ tin cậy  độ chính xác dùngtrong nghiên cứu định lượng nhằm cung cấp bàn đạp để kiểm tra những gì mà hai thuật ngữ này muốn nói trong mẫu hình nghiên cứu định tính,kiểm tra chéo (triangulation) dùng trong nghiên cứu định lượng nhằmkiểm tra độ tin cậy và độ chính xác cũng có thể làm sáng tỏ một số cách để kiểm tra hoặc tối đa hóa độ tin cậy và độ chính xác của nghiên cứuđịnh tínhDo đó, độ tin cậy, độ chính xác và kiểm tra chéo, nếu chúng là những khái niệm nghiên cứu phù hợp, đặc biệt là từ góc nhìn định tính,phải được định nghĩa lại để phản ánh các cách phát hiện ra sự thật.

Từ khóa: Độ tin cậy, Độ chính xác, Kiểm tra chéo, Ý niệm (Construct), Định tính, và Định lượng

29 tháng 4, 2014

MỘT CÁCH VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM

Ngô Văn Huấn
Bài tham luận tại Hội thảo "Tri thức xã hội học trong các nghiên cứu KHXH ở Tây Nguyên"

Lý thuyết là một phần quan trọng của nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội. Lý thuyết không chỉ là công cụ mà còn là kết quả, một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một công trình nghiên cứu. Xã hội học cũng không là ngoại lệ. Lý thuyết xã hội học chính là một yếu tố góp phần minh định ranh giới của xã hội học với các bộ môn khoa học lân cận, cũng như cho thấy sự khác nhau giữa nghiên cứu xã hội học và điều tra xã hội. Các nhà nghiên cứu có quan niệm như thế nào về lý thuyết xã hội học và cách vận dụng nó? Bài viết này sẽ phân tích một trường hợp vận dụng thành công lý thuyết xã hội học và một nghiên cứu thực nghiệm.

6 tháng 3, 2014

Cung, cầu và lệch chuẩn xã hội?

Nguyễn Huỳnh Mai

L’offre et la demande, une explication insuffisante …
Bài này  đã đăng ở đây:
«Xã hội có nhu cầu nhiều tiến sĩ thì ắt có nguồn cung thôi»
PGS.TS Phạm Bích San, Trưởng ban Tư vấn, Phản biện và giám định xã hội, Phó Tổng Thư ký Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã phát biểu như thế trong bài này
để giải thích hiện tượng tiến sĩ giấy.
Theo thiển ý của người viết bài này, hiện tượng tiến sĩ giấy cần những giải thích đầy đủ hơn, vừa kinh tế, vừa văn hóa và cả đạo đức nữa. Cái bằng tiến sĩ làm ra tiền nên một số người chạy đủ mọi cách để thành tiến sĩ. Nhưng văn hóa chuộng bằng cấp Tiến sĩ, kể cả bằng giả, chỉ sinh sôi nẩy nở ở nước ta gần đây có thể vì hoàn cảnh xã hội lao xao hơn ngày xưa, vì đạo đức được thả lỏng hơn, vì ít kiểm soát xã hội hơn, …