Albert Doja(*)
Người dịch: Nguyễn Văn Sửu
Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt: Trong các phê phán chống cấu trúc luận, sự công kích chính của tiếp cận nhận thức luận (epistemological approach) của levi-Strauss dường như bị mất, ảnh hưởng không tốt cho ngành nhân học và các ngành khoa học xã hội. Với một đặc tính bất hủ, nghiên cứu của Levi-Strauss đã gợi lại những tính cách của một số cha đẻ ngành học, đồng thời, trong mối liên hệ tới văn hóa, tâm lý, tiên liệu một nền nhân học lý thuyết ra đời, muốn tạo dựng một phương pháp nghiên cứu chính xác tiến gần tới tri thức khoa học. Điểm cơ bản giờ đây là việc giải phóng tiếp cận cấu trúc khỏi mô hình ngôn ngữ và hướng tới một bối cảnh mới về khoa học và công nghệ, như được minh họa trong toán học, công nghệ thông tin, điểu khiển học và lý thuyết trò chơi, những ngành khoa học làm cho nhân học cấu trúc có thể giải thích một cách tân tiến các hệ thống xã hội và tập quán của thực tiễn quan trọng và cạnh tranh.
Giới thiệu
Đôi khi người ta cho rằng A.R. Radcliffe-Brown và Bronislaw Malinowski gần như là những người đẻ ra nền nhân học hiện đại. Nhận xét này có thể đúng vào giữa thế kỷ 20, khi mà nhân học Mỹ theo truyền thống Boas đã phân chia thành nhiều chuyên ngành, còn các học trò của Marcel Mauss còn chưa được nêu danh trong nhân học Pháp. Ngược lại, những nghiên cứu thân tộc của người Anh dường như lại vẫn ngủ yên với phương pháp do Malinowski xây dựng và với một lý thuyết mà Radcliffe-Brown đã phát triển như là một “khoa học về xã hội”. Biến đổi quan trọng đã diễn ra trong nhân học vào những năm 1950 và 1960, khi kinh tế học và chính trị học được tái khái niệm, và những lý thuyết mới về ý nghĩa biểu tượng đã làm chuyển đổi ngành học. Như Ericksen và Nielsen (2001: 95) viết rằng những bước phát triển ở Anh và Bắc Mỹ khác nhau dù các vấn đề mà họ nêu lên giống nhau. Tuy nhiên, nhà lý thuyết quan trọng nhất là người Pháp.
Nếu như vào những năm sau chiến tranh, Claude Levi-Strauss nổi lên như là một nhà lý luận mẫu mực, một nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử nhân học và là một nhà nhân học “thế giới”, “mẫu mực” (Diamond, 1974) trong nửa sau thế kỷ 20, ý nói nhiều về một lĩnh vực tri thức của thời đại chúng ta và của nhân học nói riêng. Vào những năm 1950 và 1960, vì nhiều lý do, trong đó có không ít công lao thúc đẩy ngành học của Levi-Strauss (John, 2003: 29), nhân học đã trở thành một trong những nguồn tham khảo quan trọng của các cuộc diễn ngôn tri thức ở Pháp, qua việc sử dụng một tư tưởng chính thống được định nghĩa là cấu trúc luận, một lý thuyết có tham vọng đem lại cho các ngành khoa học xã hội một quyền lực và mức độ chính xác không kém gì các ngành khoa học tự nhiên.
Trong bài luận đầu tiên về “sự ra đời của nhân học hùng biện trong lịch sử tư tưởng” (Doja, 2005), tôi chứng minh rằng trong khi nhân học cấu trúc của Levi-Strauss là một sự phản kháng chống lại hiện tượng thiên vị của triết học Pháp trong những năm sau chiến tranh, cũng như chống lại chủ nghĩa nhân văn cũ của thuyết sinh tồn, một thuyết dường như còn hạn chế bởi cả sự giam hãm của nó trong một truyền thống triết học Phương Tây cụ thể, và về sự thiếu hụt một cách tiếp cận khoa học, chủ nghĩa dạng thức của nhân học cấu trúc không thể đánh đồng với lĩnh vực cấu trúc luận, một lĩnh vực trở thành một mốt tri thức đầy tranh cãi. Nhân học cấu trúc có một vai trò quan trọng trong phát triển các ý tưởng của Levi-Strauss, và không thể không đánh giá đúng mức những đóng góp của ngôn ngữ học đối với nhân học cấu trúc. Những nguyên tắc cơ bản rất giản đơn, và có thể minh họa bằng các ví dụ từ bất kỳ một ngôn ngữ nào: bản chất vô thức của các quy định ẩn sau phát âm, tính võ đoán của ký hiệu, và nguyên lý vừa kết hợp vừa phân biệt của ý nghĩa. Những điểm này tạo nên nét chính (vulgate) của cấu trúc luận như nó được giảng giải trong những năm 1950 và 1960 và như nó vẫn được giảng dạy ngày hôm nay.
Trong bài viết này, tôi muốn nói rằng đối với Levi-Strauss, cấu trúc luận là một khung hẹp của một sự đầu tư lỗi lạc. Về cơ bản, nghiên cứu của ông rất khiêm tốn, tỉ mỉ và phù hợp với tri thức nhân học, song thể loại vẫn còn là một sự trộn lẫn kỳ cục giữa tính hoạt bát và sự cân bằng dù cấu trúc luận đã từng có vai trò tích cực, nó cũng trở thành một vật cản đối với sự phát triển toàn diện các ý tưởng mà cuối cùng nhân học mắc nợ Levi-Strauss. Tiếp cận của ông không phải xuất phát từ những nguyên tắc phổ thông mà từ một sự đòi hỏi và từ một quan điểm học thuật táo bạo. Nhờ có quan điểm đó và một số yếu tố khác, nghiên cứu lý thuyết của ông đã tạo ra một cơ hội để ông tìm kiếm trật tự ẩn sâu trong những bất ổn và qua đó có một phần đóng góp quan trọng đối với nhân học.
Mô hình Cấu trúc
Levi-Strauss là một nhà tư tưởng có hệ thống, một kiến trúc sư từng bước tạo nên một chuỗi các khối khái niệm khác nhau để tạo thành cấu trúc luận trong nhân học. Tự nó, sự kết thúc có tính chất đúng sai các quy trình của Levi-Strauss dường như không thể chấp nhận được và có thể đưa đến một phần cần thiết của bất kỳ một quá trình chứng minh nào nhằm tìm kiếm một mức độ chính xác nào đó. Điều này làm cho một số người tin rằng trong nghiên cứu của Levi-Strauss, các giả thuyết mà ông phát triển mang tính khép kín và tự tạo nên các giá trị tới mức mà qua các động năng hướng tới, chúng trở nên độc lập với bất kỳ một ví dụ nào bên ngoài sự công nhận có đủ giá trị (Johnson, 2003: 186). Tính vô thức cấu trúc luận mà Levi-Strauss dựa vào để loại bỏ tính chủ quan dường như đã trở nên cực kỳ hữu ích cho một số kẻ đã phê phán cấu trúc luận, những người coi lý thuyết này như là một sự cấu tạo giản đơn của một lý thuyết (Steinmatz, 1984). Trong thực tế, trong khi các giả thuyết mà ông xây dựng dường như có chức năng của một bàn đạp hùng biện cho phép ông bước tới giai đoạn tiếp theo để chứng minh điều dường như cơ bản là một quá trình một chiều, Levi-Strauss không ngừng tạo dựng cách tiếp cận của mình không phải chỉ trên cơ sở độ màu mỡ của sự cảm nhận trực quan của ông mà còn trên cơ sở tính phù hợp hiển nhiên của các kết quả thu được, ông sử dụng phương pháp của mình như một dẫn dắt linh hoạt cho nghiên cứu của mình chứ không phải như kiểu một công thức máy móc có thể chính nó tạo ra một kết quả.
Kết quả là tư tưởng của Levi-Strauss đã phát triển thông qua phân tích một số chủ đề (cấu trúc thân tộc, tôtem giáo, huyền thoại) và một quá trình tích lũy và bồi tụ một số các vị trí ngầm được chấp nhận có liên quan đến việc vận hành các khái niệm như là một sự quyết định ở cấp độ sâu nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau, cái bản chất chống đối và kết hợp của nhận thức con người, và chức năng của sự đại diện và các thể chế xã hội. Các khái niệm vận hành như được thể hiện rõ trong bối cảnh sử dụng, song lại rất khó hiểu đúng nó, thường tạo nên các câu hỏi và tranh luận giữa các nhà phê bình và bình luận. Như Levi-Strauss tin rằng ngôn ngữ học là một ngành học duy nhất trong khoa học xã hội và nhân văn đã đạt được sự kiên định trong phân tích tương đương với các ngành khoa học tự nhiên, nên tham vọng của ông là tạo ra một mức độ chính xác tương tự trong nhân học. Nhưng đây là một yếu tố có tính phù hợp lịch sử hơn là bản chất lý thuyết. Từ một quan điểm lý thuyết, chỉ tập trung vào sự ảnh hưởng này dẫn tới một bức tranh một chiều trong tư duy của Levi-Strauss, đặc biệt là trong vấn đề ông đã khái niệm hoá huyền thoại như thế nào. Để bắt đầu, khi ông tuyên bố trong luận văn “Ngôn ngữ và phân tích quy luật xã hội” thì kết quả phân tích của ông là “chỉ có thể đạt được bằng việc coi các quy đình hôn nhân và hệ thân tộc như là một loại ngôn ngữ” (1958d [1951]: 69 [61]), điều này rõ ràng là chẳng đại diện cái gì khác ngoài một phép loại suy giản đơn.
Dĩ nhiên, trong qúa trình hình thành dạng thức về trao đổi hôn nhân, mô hình ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng. Ở cấp độ phương pháp luận, dự án chính, mà việc tách một số cấu trúc bất biến cơ bản sản sinh ra các cấu trúc thân tộc có thể quan sát được, đã trực tiếp truyền cảm hứng từ nghiên cứu của Roman Jakobson và Nicolai Trubetzkoy trong vật hậu học (phenology). Ở cấp độ khái niệm, thuật ngữ vận hành vô thức của các chuẩn mực xã hội được tạo nên bởi phép loại suy cùng với các quy luật vô hình về ngôn ngữ. Phép loại suy đã được hình thành từ lâu trong nhân học, ít nhất kể từ thời Franz Boas, một người mà Levi-Strauss quy chiếu, song ông đã hiểu rõ các phát triển đương đại trong ngôn ngữ học (Levi-Strauss, 1967 [1949]: 126-7 [108-9]). Hơn thế nữa, mô hình ngôn ngữ không được đề cập đến trong các trao đổi vật chất như những tín hiệu phân biệt và tùy ý, nhưng có lập luận cho rằng phụ nữ là các tín hiệu hơn là các giá trị và biến thể khác nhau của cái có thể và không thể biểu lộ giữa kẻ cho và người nhận đều rõ ràng là dựa trên khái niệm ngôn ngữ học về sự đối lập nhị nguyên (binary opposition). Cuối cùng, ý tưởng về xã hội hóa văn hóa cụ thể của các cá nhân như một sự lựa chọn thoái lui và sự kết hợp của các đặc điểm phổ quát được so sánh với qúa trình tiếp thu ngôn ngữ.
Tuy nhiên, dù có cảm hứng từ hệ thống âm vị cấu trúc, Levis-Strauss đề xuất một phương pháp hoàn toàn mới để lý giải các cơ chế của hệ thống xã hội và biểu tượng. Về cơ bản, nó là một mô hình trao đổi, mà như Harris (1968: 494) viết tác phẩm Gifts của Marcel Mauss (1950) đối với Levi-Strauss được xem là quan trọng hơn cơ sở lý thuyết của The Elementary Structures. Trao cho người khác, một hành động cần thiết tạo ra một món nợ, có tác dụng tạo nên các quan hệ xã hội thông qua việc tái tạo và duy trì chúng. Nó là một hành động nền cho chức năng của trật tự xã hội. Trao đổi là một cơ chế nhấn mạnh đến các quy định khác nhau về ngoại hôn: đây là một khía cạnh tích cực của tục ngăn cấm loạn luân, được xem như là một nhân tố cơ bản gắn kết xã hội, thể hiện thông qua sự chuyển dịch từ “tự nhiên” đến “văn hóa”, từ mối quan hệ sinh học đơn nhất của các cá thể tới mối quan hệ xã hội của họ. Nếu không có sublation biện chứng chuẩn mực này của tự nhiên trong xã hội thì xã hội không thể tồn tại. Một khi nam giới bị cấm không được thụ hưởng những người phụ nữ của mình mà phải trao đổi cho người khác, thì họ bị ép buộc phải thiết lập một hệ thống trao đổi để tạo nên cơ sở cho tổ chức xã hội.
Theo nghĩa này, J. P. B. Josselin de Jong (1952: 28) đúng khi lập luận rằng các nguyên tắc phương pháp luận của The Elementary Structures of Kinship rõ ràng là không quy chiếu đến ngôn ngữ học, trong khi Dan Sperber (1982: 94) lại cho rằng sự đồng hóa của các hệ thống thân tộc đối với ngôn ngữ phải được hiểu là một phép ẩn dụ nhất dựa trên nền tảng của một kiểu phép cải dung mơ hồ (dubious sunecdoche). Mối quan hệ ẩn dụ giữa thân tộc và ngôn ngữ có thể đi kèm với một quy trình về trật tự hoán dụ, song Levi-Strauss chưa bao giờ nghĩ ông “bị gò bó bởi những lập luận tinh tế của các nhà ngữ pháp” (cf. 1962b: 271-2 [205]).
Mô hình ngôn ngữ thường được coi là một thành tố quan trọng của nhân học cấu trúc, chỉ phù hợp với mô hình trao đổi khi trả lời câu hỏi về nguồn gốc của các cấu trúc tinh thần phổ quát như tính phụ thuộc lẫn nhau trong khái quát hóa sau này của Levi-Strauss về nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau bên dưới tựa đề liên lạc. Dù Levi-Strauss đề cập đến “cảm hứng” của Jakobson trong lời tựa của cuốn sách, mô hình ngôn ngữ chỉ được thừa nhận một cách đầy đủ trong chương cuối cùng, khi ông cố gắng tập hợp các hợp phần khác nhau của lý thuyết mà ông xây dựng vào trong một lời tuyên bố về phương pháp, một yếu tố tạo nên luận cứ cho toàn bộ nghiên cứu.
Phép loại suy ngôn ngữ phải được diễn giải như là một giả thuyết phương pháp luận. Về cơ bản, như Johnson (2003: 59-60) đã tóm tắt, có hai mô hình tạo nên nền tảng khái niệm cho The Elementary Structures. Mô hình thứ nhất và quan trọng nhất là mô hình trao đổi của Mauss có nguồn gốc từ xã hội học. Đó là một cấu trúc có sẵn được Levi-Strauss tiếp nhận và điều chỉnh. Mô hình thứ hai không dính dáng gì đến xã hội học, mà có nguồn gốc từ ngôn ngữ học mà Levi-Straus có lẽ đã coi như là một ngành khoa học xã hội khác. Vậy trong khi mô hình kiểu Mauss về trao đổi có thể được xác định như là một “trật tự thứ nhất”, vì nó có nguồn gốc từ quan sát và so sánh về các hiện tượng xã hội đa dạng, mô hình âm vị ngôn ngữ có thể là “trật tự thứ hai” ở chỗ cho tới nay mục tiêu cơ bản của nó không phải là vấn đề xã hội, mà là một tập hợp nhỏ các vấn đề xã hội và đó là một tập hợp nhỏ quan trọng.
Nhưng trong khi việc áp dụng mô hình thứ nhất của Levi-Strauss bị giới hạn trong chức năng cơ bản đơn nhất của các hệ thống xã hội, trao đổi và sự phụ thuộc lẫn nhau, thì trật tự thứ hai, bên cạnh nguồn cảm hứng phương pháp luận mà nó tạo ra, lại được áp dụng với các cấp độ khác nhau đối với các hệ thống này, các chuẩn mực vô thức, trao đổi giữa các đối tác khác nhau, sự phát triển tâm lý và sự xã hội hóa văn hóa chuyên biệt. Trong thực tế, sự chống chéo của hai mô hình này được Levi-Strauss trình bày như là một sắc thái quan trọng. Thay vì giữ hai lĩnh vực này tách biệt, Levi-Strauss có ý định kết hợp chúng lại thành một lý thuyết thống nhất về liên lạc xã hội nhằm đạt được một “mô hình lôgic” trong ngôn ngữ để nghiên cứu các đặc điểm liên lạc của đời sống xã hội. Đề xuất diễn giải này cho thấy ông không nói rằng văn hóa hóa có nguồn gốc từ ngôn ngữ hay ngôn ngữ và văn hóa có thể thay thế nhau hoặc quy lại thành một, hay ông cố gắng liên hệ ngôn ngữ với ứng xử. Với Levi-Strauss, có hai cách song hành giúp phân loại cùng một tài liệu về cả ngôn ngữ và cấu trúc xã thành những biểu đạt đồng nhất về các đơn vị tạo thành được tổ chức lại trong một hệ thống đơn nhất.
Ngôn ngữ có thể coi là một điều kiện của văn hóa, vì tài liệu không tạo nên ngôn ngữ thì cũng giống như một loại tài liệu không tạo ra văn hóa: các quan hệ lôgic, đối lập, liên hệ, và tương tự. Từ quan điểm này, ngôn ngữ có thể được coi là tạo nên nền tảng cho các cấu trúc phức tạp hơn có mối liên hệ với các khía cạnh khác nhau của văn hóa. (Levi-Strauss, 1958e [1953]: 78-9 [68-9])
Trước tình hình không thể giải quyết câu hỏi về mối quan hệ ưu tiên giữa hai hệ thống biểu tượng này, Levi-Strauss chỉ đơn giản làm cho việc khảo sát này không phù hợp thông qua việc cho thấy rằng thật vô ích khi muốn tạo ra bất kể một sự ưu ái nào giữa thể chế hôn nhân và ngôn ngữ nói. Mối quan hệ của chúng không phải là mối quan hệ nhân qủa, không phải cái này là tiền đề của cái kia, cũng không phải là nguyên nhân hay hệ qủa của cái khác. Mối quan hệ phương pháp luận cần thiết có lẽ rõ ràng là vì, theo Levi-Strauss, “thực tiễn” được đối xử trong cả hai trường hợp này không có khác biệt như là người ta vẫn mong đợi theo nghĩa cả “ngôn ngữ và ngoại hôn chia sẻ cùng có chức năng liên hệ và gắn kết xã hội” (1976 [1949]: 565 [493]). Quan hệ của chúng là mối quan hệ ẩn dụ theo nghĩa cả hai đều có một phương thức vận hành giống nhau, “một kiến trúc giống nhau” là một dấu hiệu của một nguồn năng lượng hay động năng cơ bản trong tâm trí ở cấp độ vô thức. Như Johnson (2003: 57-8) chỉ ra gạch ngầm của sự hợp lý này dường như là một cơ sở tối thượng cho nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau nằm đâu đó sâu thẳm trong cấu trúc tâm trí của con người, và ngôn ngữ, một phương tiện cơ bản của hôn phối xã hội là một sản phẩm của quyết định luận ở cấp độ sâu. Vì thế, việc cùng tồn tại hai sự tiếp nối của chúng ở cấp độ cấu trúc sâu cho thấy sự lôgic và chính xác khi giả thiết rằng bản sắc của chúng từ khía cạnh phổ quát hơn của liên lạc.
Đối với Levi-Strauss, điều quan trọng là làm sáng tỏ vấn đề hệ thống tín hiệu mà việc sản sinh ra nó phải cùng lúc tạo nên hệ thống của xã hội. Vì vậy, mô hình ngôn ngữ, hơn cả là một mô hình giản đơn có thể ứng dụng vào một hiện tượng xã hội nhất định nào đó, là một mô hình cần thiết theo nghĩa mục tiêu chính (ngôn ngữ) chia sẻ cùng một sự tiệm tiến tinh thần giống nhau như mục tiêu thứ hai của nó (các quan hệ xã hội). Levi-Straus công khai xây dựng ý tưởng về sự tiếp nối của các chức năng trong bài viết “Linguistics and Anthropology” (1958e [1953]), các phương thức song hành của một hoạt động cơ bản hơn của tâm trí con người, một yếu tố mà phải xem chúng giống nhau cả ở góc độ nghi thức và chức năng.
Trong bối cảnh của sự phát triển tư tưởng của Levi-Strauss cuối những năm 1940, đầu những năm 1950, ông cố gắng nắm bắt được mô hình liên lạc ngôn ngữ đối với mô hình trao đổi, kết hợp với tiền niệm của ông về khía cạnh tâm lý về sự phụ thuộc lẫn nhau, cho phép ông lập luận về bản chất biểu tượng của các thể chế xã hội. Những cấu thành tập thể làm trung gian cho các mối quan hệ giữa các thành viên khác nhau trong một cộng đồng mang tính biểu tượng tới mức mà sự tạo thành của chúng là một vấn đề quy ước võ đoán và chúng cùng với nhau tạo thành một hệ thống theo nhiều cách khác nhau độc lập với các cấp độ bên dưới của cơ sở hạ tầng xã hội. Nếu chúng ta chấp nhận định nghĩa này về xã hội thì sẽ áp dụng các phương pháp phân tích tương tự được phát triển trong ngôn ngữ cấu trúc có thể áp dụng vào các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Theo như khái niệm mà Levi-Strauss bảo vệ ngay từ đầu trong cuốn Introduction to the Work of Marcel Mauss (1950), tất cả các sản phẩm xã hội là các hệ thống biểu tượng. Theo nghĩa này, phân tích cấu trúc là một công cụ học thuật và một phương pháp khoa học giúp cho Levi-Strauss vượt qua những năm 1960 mà không gặp phải một sự đứt đoạn nào trong lĩnh vực chuyên môn thứ hai của ông. Tuy nhiên, trong một bối cảnh rộng lớn hơn của nhân học về các phân loại xã hội và chủ nghĩa biểu tượng, khái niệm về huyền thoại của Levi-Strauss không có duyên nợ gì với mô hình âm vị học của ngôn ngữ.
Ngay từ đầu, với sự ra đời của “Structural Study of Myth” (1958g [1955] hay “Gest of Asdiwal” (1973a [1959]), Levi-Strauss đã chinh phục huyền thoại cũng bằng cách phân tích cấu trúc giống với mô hình ông thẩm thấu được từ ngôn ngữ học, chính xác hơn là từ âm vị học, mà ông đã áp dụng một cách rất thông minh vào trong nghiên cứu các hệ thống thân tộc. Tuy nhiên, sự diễn giải của ông về bản chất và chức năng của huyền thoại không thể hiểu được nếu không có sự quy chiếu với mô hình ngôn ngữ. Nếu chúng ta chuyển từ câu hỏi về bản chất của huyền thoại sang câu hỏi về bản chất của chức năng của nó, và một lần nữa mô hình ngôn ngữ học có thể tạo ra một phản hồi có giới hạn và phiến diện. Để nói huyền thoại là một loại ngôn ngữ thứ hai, như Roland Barthes (1993 [1957] lập luận, giúp chúng ta có thể tiếp cận phân tích nó, song lại không cho biết đó là loại hình huyền thoại nào. Hơn thế nữa, lôgic của nhóm chuyển đổi và chức năng trung gian của chúng, vốn được đại diện bởi cái mà Levi-Strauss quy chiếu tới một “sự biểu đạt phù hợp với các quy chuẩn” nói về một sự hòa hợp năng động giữa các yếu tố ý nghĩa và cho phép hiểu tính động năng của cấu trúc thông qua các chuyển đổi của nó, là không thể bảo vệ được về ngôn ngữ và thậm chí không thể nhận thức được ở cấp độ âm vị học.
Khi Levi-Strauss giới thiệu công thức chuẩn về huyền thoại (1958g [1955]: 252-3 [228]), ông không gắn nó với mô hình ngôn ngữ. Ngược lại, từ tập sách đầu tiên về chu kỳ Mythologiques, ông đã có một nỗ lực kinh ngạc, được thể đầy đủ trong tập cuối, để vượt qua mô hình âm nhạc. Ông dựa vào âm nhạc như là một mô hình để thể hiện và diễn giải, một phương tiện phù hợp hơn để nói về cái mà khái niệm ngôn ngữ học và ngữ nghĩa học không cho phép ông tạo thành công thức một cách rạch ròi. Mặt khác, Levi-Strauss đề nghị hiểu huyền thoại theo chiều dọc, theo các mã số đa dạng của chúng giống như ghi điểm âm nhạc, song ông đặc biệt lý giải rõ hơn vì sao huyền thoại, giống như âm nhạc, không thể chuyển dịch thành một cái gì khác. Nếu một huyền thoại được công khai trong một sự biến đổi, giống như một giai điệu âm nhạc trong một sự phát triển, “các huyền thoại chỉ có thể dịch từ cái này sang cái kia theo một cách giống nhau như kiểu một âm điệu chỉ có thể dịch sang một âm điệu khác song vẫn duy trì mối quan hệ hài hoà với phiên bản cũ” (1971: 577 [646]. Thực tế, giống như huyền thoại, “một nhạc cụ là một huyền thoại được mã hóa về âm thanh thay vì lời tạo ra một hệ thống đường dây diễn giải, một ma trận của các mối quan hệ” (1971: 589 [659], mà tín hiệu của nó được Levi-Strauss cho thấy trong trường hợp Bolero của Maurice Ravel. Không hơn gì một tư tưởng huyền hoại, “Nó không thể nhận thức được rằng nên có bất kỳ một nhạc cụ nào đó không được bắt đầu từ một vấn đề và có xu hướng hướng tới giải pháp cho nó” (1971: 590 [660]). Chính xác hơn, công thức chung về huyền thoại nghệ thuật của nhạc Fuga (the art of the fugue). Nó phù hợp với Spiegelbild nổi tiếng, hay “chơi gương” (mirror play), từng làm hứng thú các nhà soạn nhạc Âu châu cho tới tận thời Johann Sebastian Bach.
Trong khi dịch chuyển ý nghĩa của huyền thoại hay của âm nhạc từ các biểu hiện của chúng sang khung biểu hiện làm nên trật tự của chúng, Levi-Strauss giúp chúng ta xác định một “tâm điểm thật” cho chúng. Âm nhạc và huyền thoại không thể quy nạp về một hệ thống các ý nghĩa; chúng phải được tiếp nhận theo trật tự của chúng mà các vận hành của chúng được quy nạp theo những cách riêng của chúng. Chơi gương thay thế biểu hiện tối cao của cả âm nhạc và huyền thoại.
Bất kỳ một huyền thoại nào cũng phải đối mặt với một vấn đề và nó giải quyết vấn đề đó bằng việc cho thấy rằng nó tương tự với các vấn đề khác, hay nó cùng một lúc giải quyết với một vài vấn đề và cho thấy chúng tương tự nhau. Tập hợp các hình ảnh và phản ánh này phản ảnh lẫn nhau, trò chơi gương này không bao giờ phản ảnh một sự vật thật. (Levi-Strauss, 1985: 227 [171]).
Điều này cho thấy tại sao nhà phân tích phải xác định ông hay chính ông vào một sự thể hiện mà sẽ không bao giờ tiết lộ các thiết bị huyền bí theo cách một người thực hiện một buổi hòa nhạc đọc điểm và đi đến sự phán quyết. Vì thế, nó không phải là một câu hỏi tạo nên một vài ý nghĩa sẵn có mà là thực hiện một buổi trình diễn. Theo cách này, người đọc được mời gọi tự để cho mình hay chính mình “chuyển tải tới âm nhạc được tìm thấy trong huyền thoại” (Levi-Strauss, 1964: 40 [32]).
Một cách tiếp cận đắt đỏ
Việc khép lại phương pháp luận của Levi-Strauss có thể bao gồm một số giới hạn các phản ứng và các vị trí còn thiếu theo cách một sự áp dụng liên phân loại các mô hình khác nhau trong phân tích và lặp lại các phương pháp luận, vốn là một phần của lời kêu gọi liên hồi của Levi-Straus để thống nhất các hợp phần khác nhau trong hệ thống của ông và đảm bảo tính gắn kết lý thuyết tổng thể của nó (Johnson, 2003: 186-7). Tuy nhiên, trong một trường hợp, như Geertz (1988: 32) viết, không tổ chức theo chuỗi phát triển các quan điểm, mà cũng không phải là một chuỗi các sự tái tạo các công thức về một quan điểm cố định và đơn nhất, mà là một sự tương tự của các hình ảnh của chính ông về “các ý tưởng cụ thể”.
Theo nghĩa này, ý nghĩa tổng thể của nó được cấu tạo một cách khéo léo trong một mối liên kết với các thành tố riêng biệt thông qua việc chiếu sáng một trục các thay thế dạng thức rút ra từ cái mà Jakonson (1981 [1960]) gọi là mặt bằng của nét tương đồng, hay “phép ẩn dụ”, đối với trục số của sự kết hợp cú pháp rút ra từ cái mà ông gọi là mặt bằng tiếp diễn, hay “phép hoán dụ”. Điều này làm cho cái nhìn tổng quát của Levi-Strauss giống như một bản thơ hoán dụ liên tiếp. Đây là mô hình phân tích trong đó bất kể một khía cạnh được phân tích nào đều đứng kề nhau, trong đó ý nghĩa của tổng thể nằm trong một thể loại cấu trúc có liên hệ với các phần kết nối như thể cú pháp của cú pháp, hình thức đóng, đủ trìu tượng để đại diện và điều khiển cả hệ thống.
Như vậy, trong khi cả hai mô hình ngôn ngữ và âm nhạc có thể theo cách nào đó lý giải bản chất liên kết và phân biệt của huyền thoại, tiếp cận phân tích của Levi-Strauss về huyền thoại cần được hiểu trong bối cảnh một nền khoa học và công nghệ của giai đoạn đó, như được minh họa trong toán học, công nghệ thông tin, điều khiển học, lý thuyết trò chơi và thuyết tai biến, kể cả ở một mức độ lớn hơn là dạng thức thông tin, mà Levi-Strauss cho là chứa đựng nhiều hứa hẹn cho khoa học xã hội đặc biệt là trong trường hợp các tiên đoán của chính ông về khả năng công thức hóa trong nhân học, trong thực tế được trung gian qua ngôn ngữ học như ông ấy cho thấy trong bài viết đầu tiên của mình “Language and the Analysis of Social Laws” (1985d [1951]).
Khi Levi-Strauss chuyển sang lĩnh vực chuyên môn thứ hai, phân tích cấu trúc về huyền thoại, lý thuyết thông tin ít nhất cũng không kém phần quan trọng so với ngôn ngữ học theo nghĩa ông đã khái niệm hóa đối tượng nghiên cứu của mình. “Ngôn ngữ học về văn hóa” của ông, như Leach (2000) nói, phản ánh rất rõ các kỹ thuật và tiền định lôgic về lý thuyết thông tin và lập chương trình đường thẳng. Vì thế, Levi-Strauss được coi là một phần của phong trào học thuật quan trọng được gọi là cuộc cách mạng nhận thức, tới mức độ phân tích cấu trúc cho thấy huyền thoại và các hình thức ứng xử chứa đựng trong đó và chuyển tải các thông tin quan trọng giống như là các rạp xiếc điện tử trong máy tính.
Một khía cạnh quan trọng khác của qui trình phân tích huyền thoại của Levi-Strauss là không chỉ xem xét một phiên bản đơn chiếc của huyền thoại mà phải nghiên cứu tất cả các biến thể của nó (1958g [1955]: 240-2 [217-18]). Tiếp cận phương pháp luận này mắc nợ lý thuyết thông tin hơn là ngôn ngữ học, như Johnson cho thấy trong vài chương sách của ông về “những năm tạo thành” của Levi-Strauss (2003). Mô hình thông tin cung cấp một số các khái niệm khá quan trọng cho phân tích huyền thoại của Levi-Strauss, như là một bức thông điệp, mã số, tiếng ồn, sự dư thừa, đóng góp thống kê, và quan trọng hơn là entropi (entropy). Quy luật thứ hai của động nhiệt học tuyên bố rằng entropi là mức độ bất ổn hay mất tổ chức của một hệ thống đóng, tăng lên cùng với thời gian. Nói theo thuật ngữ thông tin, điều này có nghĩa là một thông điệp về một cấu trúc có thể mất đi cái trật tự trong qúa trình chuyển tải mà không bao giờ có thể lấy lại. Nếu huyền thoại là một “ngôn ngữ”, nó cũng là một thông tin cơ bản và nhìn chung được mã hóa và qúa trình hay nguyên tắc lặp lại trong tự sự huyền thoại có thể được so sánh với các nguyên lý cơ bản của lý thuyết thông tin.
Huyền thoại là một “bức thông điệp” mà nội dung của nó không hạn chế trong một sự truyền dẫn đơn nhất mà phân bố rải rác trong một chuỗi các truyền dẫn trong các huyền thoại có liên hệ với nhau. Đây là việc coi huyền thoại như một “chuỗi thời gian”. Thông điệp của huyền thoại là một chuỗi liên tiếp hay đứt đoạn các sự kiện có thể đo đếm được, được phân bố theo thời gian, rõ ràng là cái các nhà thống kê gọi là chuỗi (series) thời gian, kết nối các qúa trình trong đó một ví dụ lớn hợp lý là đại diện cho một chuẩn như là tổng thể. Được truyền cảm hứng từ điều khiển học và lý thuyết liên lạc, Levi-Strauss diễn đạt khái niệm về sự tái tạo thống kê của thông tin với các ví dụ được trích dẫn khéo léo từ các lĩnh vực phân bố thị giác (1958g [1955]: 242 [218]) hay liên lạc truyền thông (1966: 106). Vậy, kể cả chuỗi thời gian mà đó là huyền thoại chắp vá, nó có thể tái tạo thông điệp của nó thông qua việc xử lý thống kê một số lượng nhất định các biến thể. Cho dù có mức độ biến dạng hay ồn ào như thế nào mà “tín hiệu” huyền thoại tùy thuộc vào, về nguyên tắc nó có thể loại bỏ entropi và tái cấu trúc nhiều hay ít thông điệp gốc một cách chính xác. Levi-Strauss thể hiện khả năng phục hồi này qua các thuật ngữ thông tin:
Quy luật thứ hai của động nhiệt học không chính xác trong trường hợp các vận hành huyền thoại: trong lĩnh vực này, các qúa trình có thể đảo ngược và thông tin mà chúng chuyển tải không bị mất đi; đơn giản là vì nó được chuyển thành một trình trạng ngấm ngầm âm ỉ. Nó có thể tái tạo và vai trò của phân tích cấu trúc là xem xét đằng sau sự bất ổn hiển hiện của hiện tượng và tái tạo trật tự của nó (1971: 190).
Một nhà phân tích về huyền thoại được so sánh với một nhà quan sát bên ngoài cố gắng tái cấu trúc một bức thông điệp hay thực tiễn nào đó cho đến khi mà anh hay chị ta không là điểm đến cuối cùng của bức thông điệp mà là một cái chặn của một thông điệp có dụng ý cho cái khác. Trong thực tế, trong bối cảnh gốc của nó, thông tin được mã hóa của huyền thoại có thể được coi là có chức năng điều khiển học tới mức mà nó là một thông điệp “say rượu” từ một xã hội nhất định tới chính nó, một thông điệp phân bố qua thời gian và không gian mà không có một trung tâm có thể định vị được về phát âm, một loại ngôn thuyết ẩn dụ mà theo như Levi-Straus thì có chức năng quy định và giải quyết các mâu thuẫn (1958e: 254).
Thêm vào đó, nguồn gốc của khái niệm xã hội của Levi-Strauss như liên lạc và tính lạc quan ban đầu của ông về sự hình thành có thể có của ứng xử xã hội từ khía cạnh này dường như trực tiếp gợi lại tiếp cận công cụ đối với tri thức, kiên định với vấn đề điều khiển học trong thiết kế các máy móc như là một hiện thân cụ thể của các qúa trình lôgic. Trong thực tế, nó dường như là một khái niệm về tâm trí con người, như Levi-Strauss hiểu và sử dụng nó có nguồn gốc từ các phản ánh của Wiener (1948) về các giới hạn của lôgic và về những ứng dụng có thể có của điều khiển học mà có thể quy nạp vào một ví dụ cuối cùng đối với các hoạt động của tâm trí con người. Đặc biệt, phân tích về huyền thoại của Levi-Strauss hoạt động đến mức mà huyền thoại được xem là một mô hình hoạt động của các qúa trình tư duy của con người. Trình bày của ông trong chuỗi Mythologiques là một kiểu thí nghiệm mở rộng trong đó “phòng thí nghiệm” là khu vực địa lý được bao bọc bởi hai nước Mỹ và mục tiêu tối thượng của thí nghiệm là nhằm khám phá lôgic bên trong của tâm trí con người.
Trong cuộc tranh luận, Levi-Strauss tìm cách chứng minh rằng các biến số liên tiếp của một huyền thoại không thể bị vứt bỏ vì không có liên hệ gì. Tất cả các tự sự liên quan là một sự tổng hợp sống, một mã số của sự tái diễn giải văn hóa trong đó các yếu tố đơn được tái hợp thành nhóm và không bị mất đi. Phép loại suy là lĩnh vực của địa hình học toán nghiên cứu về các mối quan hệ còn tồn tại dai dẳng cho dù các cấu hình đã biến đổi. Bất kỳ một thực thể phức hợp nào, từ các quan hệ xã hội hay thân tộc đến văn hóa và văn minh, nghệ thuật, công nghệ, hệ tôtem, huyền thoại hay tri thức khoa học, đều được đối xử như là một khúc đồng diễn của các đặc điểm, hay thành tố tùy thuộc vào các quy định gắn kết cụ thể, những quy định được quy nạp lại trong một chuỗi các quan hệ đối lập theo một mô hình phân tích được rút ra từ cả lý thuyết thông tin và ngôn ngữ học.
Cho dù mô tả của Levi-Strauss về căn nguyên của một hệ thống cho thấy một bước chuyển dịch từ đứt đoạn sang tiếp diễn bằng việc sử dụng các khái niệm của vật lý và hóa học, chẳng hạn như “kết tủa”, “sự kết tinh” hay “sự kết dính” của các thành tố phân tán, giải pháp của ông về mâu thuẫn hay các quan hệ đẳng cấp đối với các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau hay bổ trợ được gắn kết với các khái niệm trung gian, quy định và “homeostasis” hay phản hồi tiêu cực có nguồn gốc từ lý thuyết kết dính xã hội của Durkhiem, lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau của Mauss và điều khiển học. Cho dù là các hệ thống xã hội, văn hóa hay huyền thoại, mối quan hệ giữa các hệ phức hợp riêng biệt còn được coi là mối quan hệ của chuyển đổi theo mô hình khái niệm hóa có nền tảng từ toán học, sinh học và lý thuyết tai ương.
Quan điểm toán học của Levi-Strauss khá phổ biến với Piaget, Chomsky và một số nhà tư tưởng khác đã áp dụng khái niệm toán học về “nhóm”. Tuy nhiên, tính gốc trong đóng góp của levi-Strauss phải được xem xét trong một hiểu biết phân tích và lực đòn bẩy của phương pháp luận mà ông triết xuất từ các khái niệm này, chẳng hạn như trong mô tả về sự phát triển lịch sử của một hệ thống phức hợp, khái nhiệm về việc liệu rằng sự lựa chọn vô thức hay có ý thức từ một dãy các con đường phát triển được nhận thức đồng thời với khái niệm cơ hội hay vui chơi trong sự phát triển của các hệ thống “stochastic” hiếm khi được quyết định.
Thêm vào đó, nguồn gốc của khái niệm xã hội của Levi-Strauss như liên lạc và tính lạc quan ban đầu của ông về sự hình thành có thể có của ứng xử xã hội từ khía cạnh này dường như trực tiếp gợi lại tiếp cận công cụ đối với tri thức, kiên định với vấn đề điều khiển học trong thiết kế các máy móc như là một hiện thân cụ thể của các qúa trình lôgic. Trong thực tế, nó dường như là một khái niệm về tâm trí con người, như Levi-Strauss hiểu và sử dụng nó có nguồn gốc từ các phản ánh của Wiener (1948) về các giới hạn của lôgic và về những ứng dụng có thể có của điều khiển học mà có thể quy nạp vào một ví dụ cuối cùng đối với các hoạt động của tâm trí con người. Đặc biệt, phân tích về huyền thoại của Levi-Strauss hoạt động đến mức mà huyền thoại được xem là một mô hình hoạt động của các qúa trình tư duy của con người. Trình bày của ông trong chuỗi Mythologiques là một kiểu thí nghiệm mở rộng trong đó “phòng thí nghiệm” là khu vực địa lý được bao bọc bởi hai nước Mỹ và mục tiêu tối thượng của thí nghiệm là nhằm khám phá lôgic bên trong của tâm trí con người.
Trong cuộc tranh luận, Levi-Strauss tìm cách chứng minh rằng các biến số liên tiếp của một huyền thoại không thể bị vứt bỏ vì không có liên hệ gì. Tất cả các tự sự liên quan là một sự tổng hợp sống, một mã số của sự tái diễn giải văn hóa trong đó các yếu tố đơn được tái hợp thành nhóm và không bị mất đi. Phép loại suy là lĩnh vực của địa hình học toán nghiên cứu về các mối quan hệ còn tồn tại dai dẳng cho dù các cấu hình đã biến đổi. Bất kỳ một thực thể phức hợp nào, từ các quan hệ xã hội hay thân tộc đến văn hóa và văn minh, nghệ thuật, công nghệ, hệ tôtem, huyền thoại hay tri thức khoa học, đều được đối xử như là một khúc đồng diễn của các đặc điểm, hay thành tố tùy thuộc vào các quy định gắn kết cụ thể, những quy định được quy nạp lại trong một chuỗi các quan hệ đối lập theo một mô hình phân tích được rút ra từ cả lý thuyết thông tin và ngôn ngữ học.
Cho dù mô tả của Levi-Strauss về căn nguyên của một hệ thống cho thấy một bước chuyển dịch từ đứt đoạn sang tiếp diễn bằng việc sử dụng các khái niệm của vật lý và hóa học, chẳng hạn như “kết tủa”, “sự kết tinh” hay “sự kết dính” của các thành tố phân tán, giải pháp của ông về mâu thuẫn hay các quan hệ đẳng cấp đối với các quan hệ phụ thuộc lẫn nhau hay bổ trợ được gắn kết với các khái niệm trung gian, quy định và “homeostasis” hay phản hồi tiêu cực có nguồn gốc từ lý thuyết kết dính xã hội của Durkhiem, lý thuyết phụ thuộc lẫn nhau của Mauss và điều khiển học. Cho dù là các hệ thống xã hội, văn hóa hay huyền thoại, mối quan hệ giữa các hệ phức hợp riêng biệt còn được coi là mối quan hệ của chuyển đổi theo mô hình khái niệm hóa có nền tảng từ toán học, sinh học và lý thuyết tai ương.
Quan điểm toán học của Levi-Strauss khá phổ biến với Piaget, Chomsky và một số nhà tư tưởng khác đã áp dụng khái niệm toán học về “nhóm”. Tuy nhiên, tính gốc trong đóng góp của levi-Strauss phải được xem xét trong một hiểu biết phân tích và lực đòn bẩy của phương pháp luận mà ông triết xuất từ các khái niệm này, chẳng hạn như trong mô tả về sự phát triển lịch sử của một hệ thống phức hợp, khái nhiệm về việc liệu rằng sự lựa chọn vô thức hay có ý thức từ một dãy các con đường phát triển được nhận thức đồng thời với khái niệm cơ hội hay vui chơi trong sự phát triển của các hệ thống “stochastic” hiếm khi được quyết định.
(*)Tên gốc và tác giả của bài là: Albert Doja 2006. “The shoudlers of our giants: Claude Levi-Strauss and his legacy in current anthropology”. Social Science Information, Vol. 45 (1), pp. 79 - 107. Phần dịch sang tiếng Việt không kèm theo tài liệu tham khảo của bài gốc; độc giả nên đọc bản gốc tiếng Anh nếu có nhu cầu xem các tài liệu tham khảo hay trích dẫn nội dung của bài viết.
(còn tiếp)
Theo: http://www.anthdep.edu.vn
Theo: http://www.anthdep.edu.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.