12 tháng 6, 2011

Vấn đề minh triết trong hoạt động của hệ thống doanh nghiệp thời kinh tế thị trường hiện đại

Đây là một cách nhìn triết học đối với định chế doanh nghiệp trong xã hội hiện đại!
Hồ Bá Thâm 
Hoạt động doanh nghiệp là hoạt động lấy kinh doanh là chính. Đó là hoạt động trong cơ chế thị trường, theo cơ chế thị trường. mà thị trường thì luôn luôn bị thúc đẩy bở lơi nhuận tối đa, nên nó năng động, cạng tranh khốc liệt, đầy tính tự phát khó lường. Ở đây quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả, và quy luật lợi nhuận luôn tác động mạnh mẽ. Thương trường là tốc độ, kinh doanh là dân thân, đua tranh cùng tốc độ.
Cho nên rất cần có triết lý, minh triết- tức phương châm hành độngcó tính soi đường, cần văn hóa doanh nghiệp làm nền, làm phanh hãm, và hướng dẫn để đi đến thành công, không phải thắng/ thua mà khó nhất là cùng thắng. Minh triết tromg kinh doanh là sụ lựa chọn khôn ngoan và sáng suốt, đàng hoàng và bản lĩnh trong quá trình kinh doanh. Gồm minh triết/ triết lý trong các lĩnh vực, cấp độ từ hoạch định chiến lược đế sách lược, nghệ thuật kinh doanh; trong các quá trình hoạt động kinh doanh; quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng; qaun hệ nội bộ doanh nghiệp quan hệ giữa lãnh dạo và nhân viên và các bộ phận với nhau; quan hệ doanh nghiệp với xã hội, hoặc giữa các doanh nghiệp đố tác với nhau; và quan hệ doanh nghiệp với môi trường sống; quan hệ doanh nghiệp với tương lai dân tộc.. 
Trước hết chúng ta phải xem xét ở tầm vĩ mô – thế giới các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường tầm quốc gia (còn trong từng doanh nghiệp sẽ bàn sau). Bởi vì chỉ thấm nhuần trên tầm nhìn quốc gia thì khi xem xét hay thực thi ở tầm doanh nghiệp cụ thể mới nhất quán (cái bộ phận phụ thuộc vào cái toàn thể).
Sau đây là một số ý kiến trao đổi của chúng tôi (nhân hội thảo: Minh triết và minh triết trong kinh doanh[1]).
1- HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NỀN KINH ẾT THỊ TRƯỜNG HIỆN ĐẠI VÀ TRIẾT LÝ MANG TÍNH MINH TRIẾT
Kinh tế thị trường đã tiến hòa nhiều trình độ hay chủng loại (thị trường cổ điển hay thị trường hiện đại, thị trường tư do hay thị trường xã hội). Mỗi loại có những chất lượng và đặc điểm riêng. Nhưng dù loại nào thì trong đó chủ thể của nó là các oanh nghiệp.
Lao vào thương trường, nếu thời kinh tế thị trường cổ điển(mà khiếm khuyết chính là gây ra khủng hoảng, xung đột lợi ích, phân hóa giàu nghèo tạo ra một số ít cực giàu), thì thành bại, thắng thua là khá rõ ràng và rất khắc nghiệt nữa. Nên người đang lý kinh doanh thì nhiều nhưng số còn trụ vững 30%-50%[2]. Chính vì thế mà người ta hay nói thường trường là chiến trường.
Nhưng ngày nay, với kinh tế thị trường hiện đại với đặc điểm mới (gắn mục tiêu lợi nhuận với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, công bằng và phúc lợi xã hội,… ). Chính nó cũng đang có một triết lý mới là làm sao trên thương trường hai bên cùng thắng. Nó là một tình thế lý tưởng nhưng hiện thực mới (tri thức và minh triết), thực tiễn mới (kinh tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức), quy luật mới, nguyên lý mới, tư duy mới đang hiện ra. Cho nên, doanh nhân phật tử Tạ Ngọc Thảo đã đưa ra một triết lý: “Kinh doanh là dấn thân, thương trường là cõi Phật?[3]. Vì triết lý cùng thắng và kinh doanh có đạo lý từ bi đã có trong triết lý đạo Phật.
Phải chăng, Kinh doanh là dấn thân, dân thân là hoạt động hết mình/ Hoạt động là lựa chọn. Thông minh là thông sáng môi lẽ, minh triết triết là lựa chọn sáng suốt, đúng trúng nhất. Thương trường là cõi Phật, nghĩa là cái cõi mà ở đó có thể thoát khỏi tham - sân - si, làm lợi, làm thiện cho mình và cho mọi người, cùng thắng nên cần minh triết hơn bao giờ hết. Có lẽ nó rất đúng với nền kinh tế hiện đại theo định hướng XHCN.
Nếu kinh doanh mà với triết lý tất cả vì lợi nhuận (như khi kinh tế thị trường còn sơ khai và còn dã man, nghĩa là chưa phát triển) thì sẽ có lợi có hại, có thiệt có hơn, thì phân hóa giàu/ nghèo sẽ có khoảng cách rất lớn, môi trướng sẽ bị tàn phá, cá lớn nuốt cá bé… cuối cùng là khủng khoảng và đổ vỡ và khi đó ai cũng thiệt hại dù mức độ có khác nhau, “gậy ông lại đập lưng ông” là thế. Nhưng ngày nay, nếu thực thi kinh tế thị trường hiện đại và nhất là kinh tế thị trường XHCN, kết hợp lợi nhuận với trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường tự nhiên thì mới là đôi bên cùng có lợi lâu dài và phát triển mới bền vững, mới nhân văn. Nguyên tắc này của kinh tế thị trường hiện đại (còn gọi là kinh tế thị trường xã hội) ngày càng có tính toàn cầu. Tất nhiên khi trình độ nề kinh tế còn thấp thì thường trường là cỏi cá lớn nuốt cá bé, lợi nhuận còn lấn át trách nhiệm xã hội.
2- MINH TRIẾT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Chủ nghĩa xã hội cổ điển (kiểu CNXH nhà nước, như theo mô hình Xô Viết…) chỉ dựa trên nền tảng tiền tư bản hoặc ngoài TBCN. Chủ nghĩa xã hội hiện đại, khác CNXH cổ điển ở chỗ nó dựa trên nền kinh tế hiện đại, kinh tế tri thức, xuất phát từ CNTB phát triển, hậu TBCN. Kinh tế thị trường hiện đại là cơ chế và thể chế kinh tế của nó. Một nền thị trường hiện đại như thế mới có khả năng sinh ra những yêu tố, hình thức và tính chất của CNXH. Từ đó ta mới có khái niệm định hướng XHCN khi nhìn nhận ở trình độ phát triển như ở nước ta hiện nay. Kinh tế thị trướng xã hội, hiện đại cùng với các mặt khác của đời sống xã hội có khả năng tiệm cận CNXH văn minh, hiện đại, nhưng đồng thời, nó có vẫn còn có khuyệt tật, nên nó cũng hạn chế, phủ định tính XHCN đó, tuy hai mặt ấy có lúc mạnh yếu khác nhau.
Nước ta ngày nay, chỉ có phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường hiện đại, nghĩa là không phải kinh tế thị trường cổ điển, mới có khả năng thực hiện theo định hướng XHCN và thương trường mới là ”cõi Phật”. Cõi Phật là một cách triết lý thể hiện minh triết nhân sinh. nhân bản, trên một ý nghĩa nhất định là đúng. Tuy nhiên, không vì vậy mà nhìn nhận thị trường êm thắm như mùa xuân. Nó vẫn như mùa xuân, mùa đông, mùa hè, mùa thu, nắng mùa mưa có cả bão lụt.
Nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang phải vượt qua thời kỳ sơ khái của kinh tế thị trường, thời kỳ cổ điển của nó và từng bước tiếp cận kinh tế thị trường hiện đại.
Kinh doanh, “làm giàu là một đạo lớn” (Nguyễn Huy Trứ). Đã là đạo thì phải có dạo lý. Làm giàu vì mình và vì xã hội. Làm giàu là tốt, là tiến bộ, nhưng phải làm làm giàu hợp đạo lý và pháp lý. Người xưa nói, buôn bán thì khó mà thật thà (Thật thà cũng thể lái buôn). Nhưng đó là xưa. Ngày nay, không thật thà không có chữ tín mà không tin thì không có thương hiệu và cũng sẽ chóng tàn. Cho nên, ngày nay càng phải hợp đạo lý và pháp lý khi kinh doanh và làm giàu.
Thực tế lợi, ai cũng biết, ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích tập đoàn tư bản vẫn lớn mạnh, hữu hình và có khả năng lấn át lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia thường vô hình, khi thực thi nền kinh tế thị trường. Nhưng cùng với kinh tế thị trường hiện đại, định hướng XHCN có sự điều chỉnh của nhà nước pháp quyền, cùng triết lý phát triển hài hòa, bền vững, nhân văn mang tính minh triết thì mới có khả năng thực hiện định hướng XHCN cả ở tầm quốc gia và tầm doanh nghiệp với mức độ khác nhau.
Cốt lõi của triết ly có tính minh triết trong nền kinh ết tị trường định hướng XHCN cũng như nền pháp quyền dân chủ tương ứng với nó là: vì dân giàu, nước mạnh, văn minh, xã hội dân chủ, công bằng, tư do, hạnh phúc trong từng bước phát triển. Từ dó chúng ta mới có tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, phúc lợi xã hội, dân chủ và tiến bộ, công bằng xã hội. Như vậy, chúng tỏ rằng, giữa kinh tế thị trường, nền dân chủ trong xã hội TBCN và XHCN vừa rất khác nhau về bản chất vùa cũng khá giống nhau (trùng khớp khá nhiều) về nội dung, hình thức trong tiến trình kế thừa, phủ định và phát triển. Lĩnh vực doanh nghiệp cũng vậy.
Tuy nhiên, hiện tại kinh tế thị trường và nền dân chủ ở nước ta vẫn còn mang đậm tính cô điển, thậm chí sơ khai, nên chưa thể nói rằng thể hiện rõđịnh hướng XHCN, chưa thể thực hiện được đinh hướng XHCN rõ nét. Các nguyên tắc vạch ra thể hiện định hướng XHCN phần nhiều mới còn trên giấy. Chẳng hạn, khi nói phát triển bền vững, nó là một nội dung cơ bản của định hướng XHCN nhưng thực vẫn phát trển theo lối tăng trưởng bề rộng, tàn phá tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bất bình đẳng xã hội còn lớn, tức là chưa thực sự gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. 
3- MINH TRIẾT TRONG CHIẾN LƯỢC VÀ SÁCH LƯỢC KINH DOANH NGÀY NAY
Như bàn ở trên, ta thấy rõ ràng là trong kinh doanh phải cân khôn ngoan và sáng suốt chứ không chỉ thông minh. Đó chính là cần minh triết. Minh triết vốn đồng hành cùng kinh doanh và doanh nghiệp nhưng ngày này càng cần hơn bao giờ hết và cần những triết lý mới, minh triết mới đề tiến cùng thời đại.
Hoạt động của doanh nghiệp không chỉ cần luật pháp, cần tri thức, thông tin mà còn rất cần sự khôn sáng/ sáng khôn trong các tình huống kinh doanh và cả trong tầm nhìn chiến lược.
Tất nhiên, tri thức có thể thu lượm, học hỏi nhưng minh triết thì cần trải nghiệm, cần cả lý trí và đạo lý, biết tùy cơ ứng biên.
Nhưng muốn có chiến lược đúng, trúng, có hiệu quả thì phải biết cái chung, tầm nhìn xa, nếu không trên mỗi bước đường và mỗi tình huống cụ thể khó tránh khỏi sai lầm, nông cạn, cực đoan. Ai không có tầm nhìn xa, không hiểu mình hiểu người thường dễ vấp ngã.
“Khôn sống mống chết”. Nhưng khôn cũng có nhiều kiểu khôn, như khôn vật, khôn lõi, chỉ biết mình, khôn vị kỷ,  vụ lợi, trục lợi trước mắt. Khôn này sẽ dễ bị lợi ích thiển cận làm mờ mắt, mờ tâm, tức khôn - tối. Nhưng cũng có khôn kiểu kết hợp được lợi mình và lợi người tức cùng có lợi, vừa thấy lợi trước mắt vừa thấy lợi lâu dài và lợi lâu dài mới quan trọng. Khôn cũng phải khéo (khôn khéo). Khôn này là khôn- sáng, khôn - ngoan, là minh triết. Sáng khôn chỉ sáng bằng mắt, sáng bằng trí tuệ mà còn phải sáng bằng tâm. Tâm sáng, lợi sáng[4], thì Tâm tuệ mới sáng. Lòng sáng, lợi sáng thì mắt sáng. Sáng này là minh, minh triết.
“Khôn cũng chết, dai cũng chết, biết là sống”. Biết là minh triết. Nhưng là biết khôn, biết khéo, biết ngoan, biết dũng, biết trung, biết tín ở tầm trải nghiệm trong máu trong tim của mình.
Cho nên, trong chiến lược kinh doanh ngày này phải xây dựng các mục tiêu và phương hướng là gắn tăng trường lợi nhuận với bảo vệ môi trường, gắn với công bằng và tiến bộ xã hội, trách nhiệm xã hội cao. Không như vậy, nếu kinh doanh kiểu bớt xén lương, thưởng, trốn tránh chê` độ bảo hiểm, bất chất thiệt hại môi trường như những doanh nhiệp mà hậu quả là công nhân đình công, lãn công, hoặc bị nhân dân quanh vùng bị thiệt hại, khiếu kiện, đưa ra tòa (như VedanVietnam) thì là khôn -tối, chứ không phải khôn - sáng - đàng hoàng ngay từ đầu, từ chiến lược kinh doanh (mang tính khôn lõi, lừa đảo, cố tình, chộp giật). tăm tối không chỉ do thiếu hiểu biết, ngu sin mà còn do tâm tối, ích kỷ, hận thù, tham quyền cố vị… Tham – sân - si sẽ làm tâm trí tối tắm. Cho nên muốn khôn - sáng phải có tâm sáng, đàng hoàng, vi tha, vì mọi người, không tham lam lợi quyền, hiểu biết thời thế.
Điều đó quan trọng không chỉ trong thiết kế chiến lược mà còn quan trọng trong sách lược, trong xử lý các tình huống của hoạt động doanh nghiệp. Thường thì lòng tha lợi quyền và lòng đố kỵ là rất mạnh, nó có cả hữu thức, tính toán hơn thua mà còn có cả động cơ mang tính vô thức, nó dễ làm mờ lý trí, lẽ phải, lấn át lý tri, lẽ phải.
Phải rèn luyện để làm chủ được tâm, trí, lợi quyền thì mới đủ khôn ngoan và sáng suốt, biết tiến biết thoái, biết cương biết nhu trong hợp tác và làm ăn. Chỉ có khôn - sáng mới biết tìm lối thoát cho bế tắc. Trở lại trường hợp công ty VedanVN cò kè việc bồi thường thiết hại cho người dân khi đã “giết sông Thị Vải” là cho thấy điều tâm ích kỷ cực lớn đến mức gây nên tội ác, là khôn - tối ấy như thế nào. Họ đã quên triếr lý- minh triết sống còn: “Khách hàng là Thượng đế’!
Không thể lý tưởng hóa thương trường luôn không kém phần khốc liệt trong cạnh tranh vì lợi nhuận tôi đa. Nhưng thời thế đã khác, phai âu thời mẫn thế. Đã đến lúc phải kinh doanh một cách bền vững trên nền tảng chủ nghĩa nhân văn hiện đại: kinh doanh, kinh doanh là dấn thân, thương trường là cùng có lợi, cùng thắng, là cõi Phật ngày càng tối kỵ: mình lợi trên hại người. Mà hại người thì người hại. Hại người thì mình cũng không yên. Hay làm mất tự do của người khác thì mình cũng không có tự do. Không tránh được điều tối kỷ đó thì trong kinh doanh khó mà thành đạt thật sự và không thể bền vững, khó mà có tinh thần công lý, và nhân đạo.
Phải là lợi mình lợi người, lợi người lợi mình trong tinh tương đối biện chứng thì có tất cả, lợi và nghĩa trong thể biện chứng hài hòa. Điều đó không chỉ là chủ nghĩa nhân văn truyền thống, chủ nghĩa nhân văn mácxít mà cả “chủ nghĩa nhân văn toàn cầu” (Tuyên ngôn năm 2000, và 2002) ngày nay cũng cảnh báo như vậy. Chủ nghĩa nhân văn này không chỉ cần cho các quốc gia và toàn cầu mà cần cho cả từng doanh nhân, doanh nghiệp trong tiến trình tiến tới nền kinh tế tri thức, kinh tế minh triết..

[1] Hội thảo do Trung tâm Minh triết (LHCHKH & KT VN) tổ chức ngày 29/8/2010 tại TPHCM
[2] Chỉ 50% doanh nghiệp tồn tại sau khi đăng ký kinh doanh.Theo Vietnamnet, Việt Nam chỉ có khoảng 50% số DN ra đời, đăng ký kinh doanh còn trụ lại và phát triển trên thị trường. Kết quả đánh giá về hoạt động của kinh tế tư nhân của Tổ thi hành Luật DN và Luật Đầu tư mới đây cho biết.Theo số liệu mà Chính phủ và Bộ KH-ĐT thường công bố hàng năm, số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp tính đến 31/12/2008 là gần 380 ngàn doanh nghiệp. Với hơn 83 ngàn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong năm 2009, con số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh đến 12/2009 đạt 460 ngàn doanh nghiệp. Nếu chỉ tính về số doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, từ số lượng khoảng 31.000 doanh nghiệp vào năm 2000, thì số lượng hiện nay đã tăng lên 15 lần trong 9 năm. Đây là một tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng. Tuy nhiên, số liệu tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2009 cho thấy, cả nước tính đến thời điểm 31/12/2008 có 178.852 doanh nghiệp dân doanh trong tổng số 201.112 doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trên cả nước. Đây có thể coi là những doanh nghiệp đã đăng ký và vẫn còn tồn tại và đang hoạt động. Bên cạnh đó, số liệu từ Tổng cục Thuế cho hay, tính đến hết tháng 3 năm 2009, cả nước có 272.680 doanh nghiệp dân doanh trong tổng số 289.672 doanh nghiệp khác nhau. Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lớn nhưng số doanh nghiệp tồn tại được trên thực tế được ước tính xấp xỉ 50%. Tuy nhiên, so với mức trung bình trên thế giới, tỉ lệ đó là hoàn toàn bình thường và không thể được coi là một chỉ số phản ánh chất lượng thấp của các doanh nghiệp được đăng ký. Theo tổng kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các doanh nghiệp trên thế giới ra đời phần nhiều là nhỏ, sau 3 năm khoảng 25% doanh nghiệp không tồn tại được. Sau 5 năm, số đó còn khoảng 50%, còn 50% giải thể, sau 10 năm số tồn tại được chỉ còn 30% tiếp tục phát triển theo đúng con đường của mình(theo Phước Minh, Cập nhật lúc 22:37, Thứ Sáu, 22/01/2010 (GMT+7)
[3] “Thương trường là cõi Phật”, chăng?Tác giả: Khánh Linh. Vietnamnet, 25/06/2010 06:00 GMT+7: Kinh doanh là một cách dấn thân. Lúc này, thương trường cũng là cõi Phật. Đó cũng là một cách tu, thậm chí tu như thế còn phiền nhiễu gấp mấy trong chùa, nhưng nhờ đó thành quả cũng lớn hơn.Nghe chủ đề buổi thuyết trình "Văn hóa Phật giáo trong kinh doanh", những tưởng sẽ được doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ về cách thức áp dụng triết lý, văn hóa Phật giáo trong kinh doanh, hay chí ít là kinh nghiệm của bản thân bà -  vừa là Phật tử, vừa là doanh nhân. Nhưng bất ngờ, Phật tử Tạ Thị Ngọc Thảo lại chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác: "Chùa làm kinh doanh trong phạm vi có thể - tại sao không?"
  [4] Lợi sáng là lợi ích trong sáng, lợi ích chung và riêng hài hòa. Lợi tối là lợi ich kỷ, lợi mình hại người.
 Theo http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/2648-van-de-minh-triet-trong-hoat-dong-cua-he-thong-dopanh-nghiep-thoi-kinh-te-thi-truong-hien-dai.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.