Ngô Văn Huấn
1- Chuẩn bị các công cụ cần thiết cho cuộc PV:
- Bảng hỏi, bút, máy ảnh, máy ghi âm....
- Trang phục phù hợp, thoải mái
- Nếu là 2 người: xác định ai hỏi, ai ghi chép
2- Tiếp cận người được PV:
- Tự giới thiệu, xin phép được PV
- Tìm một chỗ để PV thuận lợi: chỗ ngồi có thể ghi chép được, có thể nghe rõ người trả lời nói, có thể quan sát được người trả lời...
3- Bắt đầu PV:
- Giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu
- Nếu sử dụng máy ghi âm hay chụp ảnh cần phải xin phép
- Có thể kết hợp vài câu hỏi để làm quen: nói về thời tiết, thị trường, thời sự….
- Hỏi tên người mình PV (lúc bắt đầu hoặc cuối cuộc PV)
- Dự kiến những câu hỏi mình đưa ra
- Tuân thủ các câu hỏi trong bảng hỏi hoặc phác thảo trình tự câu hỏi nhưng không nên cứng nhắc
- Nhấn mạnh đến những câu hỏi mà người trả lời nắm rõ
- Tránh những câu hỏi chung chung, trừu tượng
- Tránh những câu hỏi sáo rộng, hiển nhiên
- Khi thấy cuộc PV nhạt nhẽo, vô ích hãy tìm cách kết thúc một cách lịch sự
- Khi người trả lời chưa trả lời câu hỏi của mình thì nhắc lại một các khéo léo mà không bị lặp
- Khi người trả lời nói sang chuyện khác, người PV phải biết “lái” sang chủ đề chính
- Khuyến khích người trả lời đưa ra những ví dụ minh họa
- Nếu cuộc PV quá dài nên nghỉ giải lao bằng cách tán gẫu, nhưng không được sa đà
- Tránh những câu hỏi quá “nhạy cảm”
- Nền đặt những câu hỏi để người trả lời giải thích rõ hơn ý của mình
- Luôn biểu lộ thái độ biết lắng nghe hay ghi chép
- Hỏi lại những thông tin còn chưa rõ, hoặc cần tìm hiểu sâu hơn.
4- Kết thúc
- Nói lời kết thúc
- Không quên lời cảm ơn, nhưng không hứa hẹn bất cứ điều gì khi mình không làm được hoặc không thuộc chức trách của mình
- Lời chào lịch sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.