Ngô Văn Huấn
Con người
Con người làm một sự kiến tạo từ ba yếu tố sau:
· Con người là một thực thể sinh học được tạo bởi những bộ phân, các cơ quan và vận hành theo quy luật sinh học.
· Con người là thực thể tinh thần: con người có tình cảm đau buồn, vui sướng, tâm linh biết làm điều thiện ác. Các nhà đạo đức học, tâm lý học, văn học, nhân học… nghiên cứu con người ở phương diện này
· Con người là một thực thể tâm lý có những cảm xúc, ham muốn.
Con người xã hội là một thực thể tổng hòa bao gồm các đặc tính: tri thức, lý tính, có suy nghĩ, có cảm xúc, hệ thống vai trò… Bản thân con người không phải là cá nhân độc lập và đơn nhất mà nó được tạo dựng trên cơ sở địa vị, vai trò đó chính là sự tạo dựng của xã hội dành cho cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân không phải là một bộ phận cơ học của nhóm, tổ chức và cộng đồng mà nó luôn mang tính cá biệt. Mỗi cá nhân không chỉ là hình dáng bên ngoài khác nhau mà còn có trí thông minh, tình cảm, ý chí, niềm tin riêng không ai giống nhau. Con người còn được xác định trong các mối quan hệ xung quanh của anh ta như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm,….
Xã hội
Xã hội được hiểu theo các nghĩa sau:
Chỉ toàn bộ các thực thể sống (bao gồm nhiều sinh vật khác nhau) cùng loại và cùng chia sẻ một quan hệ sống.
Một tập hợp con người: gắn bó với nhau trong một khoảng thời gian, không gian liên kết, chia sẻ và tương hỗ với nhau.
Như vậy, xã hội là một nhóm cá nhân tương tác, cùng chia sẻ một văn hóa chung, cư trú trên một vùng lãnh thổ nhất định và cùng ý thức rất rõ được sự tồn tại của họ.
Theo nhà xã hội học J.Fichter, xã hội là một thực thể có những đặc tính như:
· Được hợp thành từ một nhóm người hợp thành một đơn vị hành chính.
· Tạo thành một khu vực xác định bằng ranh giới địa lý.
· Một đoàn thể tương đồng về văn hóa.
· Xã hội là một khối thống nhất về mặt tổ chức.
· Các xã hội tồn tại độc lập với nhau.
Xã hội cũng có những ý nghĩa đối với cá nhân.
· Tác động làm cho các thành viên thay đổi.
· Xã hội chính là môi trường xã hội hóa, góp phần rèn luyện cá nhân thông qua hệ thống giáo dục, pháp luật.v.v. được lập ra.
· Xã hội cung cấp vật chất, dịch vụ cho con người.
· Giúp thỏa mãn nhu cầu về an ninh, tâm linh tín ngưỡng, quyền lực, giải trí, nghỉ ngơi… cho con người.
Tác giả | Tên | Các loại xã hội | Cách phân định |
K.Marx | Năm hình thái kinh tế-xã hội | 1- Công xã nguyên thuỷ 2- Chiếm hữu nô lệ 3- Phong kiến 4- Tư bản chủ nghĩa 5- Cộng sản chủ nghĩa | Theo quy luật: Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng |
Alvin Toffler | Ba làn sóng | 1- Làn sóng thứ nhất: cách mạng Nông nghiệp cách đây hàng ngàn năm 2- Làn sóng thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp cách đây khoảng 300 năm 3- Làn sóng thứ ba: đặc trưng là cách mạng tin học, đang diễn ra | Theo làm trình độ sản xuất |
Auguste Comte | Ba giai đoạn: | 1- Thần học. 2- Siêu hình. | Sự phát triển tư duy |
F.Tonnies | Cộng đồng-hiệp | 1- Cộng đồng: quan hệ sơ cấp, gia đình, làng xóm trên cơ sở phong tục tập quán…nền kinh tế tự cấp 2- Hiệp hội: sự hình thành các hiệp hội, quan hệ chức năng, duy lý... Nền kinh tế sản xuất quy mô lớn. | Trình độ sản xuất và đặc trưng mối quan hệ |
J.Fichter | Văn tự | 1- Xã hội tiền văn tự: hình thức tổ chức thô sơ, giao tiếp bằng truyền miệng. 2- Xã hội có văn tự: hình thành chữ viết, xã hội được tổ chức phức tạp hơn, việc lưu giữ thuận lợi. | Văn hóa, sự hình thành chữ viết |
Samuel Huntington | Xung đột giữa các nền văn minh | 1- Văn minh Trung Hoa, có lúc tác giả gọi là Khổng Giáo. 2- Văn minh Nhật Bản 3- Văn minh Hindu, gắn liền với Ấn độ giáo 4- Văn minh Hồi Giáo 5- Chính thống giáo, gắn liền với chính thống giáo ở Nga 8- Văn minh châu Phi. | Văn hóa, tôn giáo |
Mối quan hệ giữa con người và xã hội
Trong mối quan hệ giữa con người và xã hội là sự tương tác bền chặt.
Xã hội bao trùm và quyết định hành vi cá nhân thông qua ban hành và thực thi những chuẩn mực như: pháp luật, đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán.v.v… Chính những yếu tố đó đã chi phối hành vi con người trong từng mối quan hệ. Ví dụ như ở phương Đông suy nghĩ và ứng xử của người phụ nữ khác với ở phương Tây. Đó chính là sự khác nhau về phong tục tập quán, đạo đức, tôn giáo. Xã hội định hình ra khuôn mẫu hành vi thông qua quá trình xã hội hóa, các chuẩn mực, giá trị của đời sống xã hội đã được con người học hỏi; các chế tài, đã được con người tuân theo; các trừng phạt đã được ban hành để xử lý những hành vi vi phạm của con người. Như vậy, quy luật tạo hóa đã tạo ra một con người sinh học còn quy luật xã hội đã tạo ra một con người nữa cho anh ta đó là con người xã hội. Con người xã hội chính là những suy nghĩ, hành động, nhân cách, trí tuệ, tình cảm, tâm linh… đã được rèn giũa trong môi trường xã hội. Như một quy luật đã được đúc kết “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” .
Nhưng xã hội cũng là do con người thiết lập. Con người xây dựng nên hệ thống tổ chức, các định chế như: nhà nước, pháp luật, nhà trường, nhà thờ… Tuy nhiên, đó không phải là công trình của một cá nhân mà đó là sự nỗ lực của một tập thể, một cộng đồng. Như việc xây dựng một ngôi nhà cá nhân riêng rẽ không thể làm được, phải có sự trợ giúp của máy móc, góp công của người khác và quan trọng nhất là ý tưởng xây dựng như thế nào. Nhưng xã hội cũng như ngôi nhà, đâu chỉ có xây dựng mà con phải không ngừng sửa chữa, bổ sung. Ngôi nhà phải luôn luôn được dọn dẹp, trang trí, sắm sanh đồ đạc để ngôi nhà đó đẹp, vừa ý chủ nhân. Tất nhiên, xã hội phức tạp hơn ngôi nhà rất nhiều. Duy có một điều nó giống nhau đó là: cả hai đều là nơi nuôi dưỡng, che chở con người; nhưng cả hai cũng đều do con người xây dựng nên và nó thể hiện cá tính riêng.
Như vậy, có phải con người bị “cầm tù” trong xã hội ?. Cũng là đúng. Vì xã hội đặt ra hàng trăm ngàn thứ buộc chặt con người vào nó. Vậy mà, con người lại “tự nguyện” “bán đứng” bản thân mình cho cái nhà tù đó và họ vui vẻ bị “cầm tù”. Nhưng nếu không bị “giam hãm” con người lúc đó mới nguy kịch.
Tài liệu tham khảo
- Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên). Xã hội học. Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội. 1997.
- Peter L.Berger. Mối quan hệ giữa con người với xã hội. Trần Hữ Quang dịch.
- 3. Nguyên Xuân Nghĩa. Xã hội học. Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh. 2003.
- J. H.Fchter. Xã hội học. Hiện đại thư xã Sài Gòn. 1973 (Trần Văn Đính dịch).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.