Vĩnh Khánh
Đó là điểm thi vào đại học môn lịch sử năm 2011 qúa thấp. Nhiều trường đại học có đến 98% thí sinh có điểm thi dưới trung bình, thậm chí có trường chỉ có 1 thí sinh đạt điểm trung bình. Là hiện tượng vi phạm di tích lịch sử văn hoá với rất nhiều biến hoá khác nhau trên rất nhiều địa phương trong cả nước. Ngay tại thủ đô Hà Nội thì hiện tượng này cũng xảy ra và không chỉ là cá biệt. Việc xâm phạm di tích ngay trong các dự án bảo tồn tôn tạo là khá nhiều, kể cả các dự án lớn với sự chỉ đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn và quản lý quan trọng.
“Tư duy dự án” chiếm lĩnh và chi phối các hoạt động chuyên môn, làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của di sản và mục tiêu của các dự án. Là việc cố tình làm sai lạc, thậm chí là làm lệch lạc và xuyên tạc truyền thống văn hoá trong việc phục hồi và phát huy sinh hoạt lễ hội cổ truyền nhằm mục đích vụ lợi. Là sự xuống cấp của đạo đức xã hội trong hầu hết các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội trên tất cả các cấp độ và lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hoá đến luyến ái và hôn nhân. Trong nhiều trường hợp, bảng giá trị bị đảo lộn. Đồng tiền lên ngôi và hạ bệ các giá trị truyền thống tốt đẹp. Lịch sử và các giá trị có ý nghĩa bản sắc của dân tộc đã bị mờ nhạt dần trong một bộ phận xã hội không nhỏ. Tính tự trọng của một bộ phận có học thức, văn nghệ sỹ không còn được trân trọng và nâng niu. Kiện cáo và ăn cắp tác phẩm, ý tưởng sáng tạo là chuyện thường xảy ra trong lúc trách nhiệm trí thức, nghệ sỹ, trách nhiệm công dân không được đề cao và quên lãng. Hầu hết các cuộc thi, các giải thưởng từ thấp đến cao, to đến nhỏ, đều có thắc mắc, kiện cáo. Năng lực phản biện cho phát triển được dành cho những toan tính và tranh chấp tầm thường. Thay cho việc đầu tư trí tuệ và thời gian để sáng tạo các giá trị mới hoặc quan tâm đến việc hưng vong của đất nước thì một bộ phận lại tranh đua quyền lực và các giá trị ảo.
“Tư duy dự án” chiếm lĩnh và chi phối các hoạt động chuyên môn, làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của di sản và mục tiêu của các dự án. Là việc cố tình làm sai lạc, thậm chí là làm lệch lạc và xuyên tạc truyền thống văn hoá trong việc phục hồi và phát huy sinh hoạt lễ hội cổ truyền nhằm mục đích vụ lợi. Là sự xuống cấp của đạo đức xã hội trong hầu hết các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội trên tất cả các cấp độ và lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế, văn hoá đến luyến ái và hôn nhân. Trong nhiều trường hợp, bảng giá trị bị đảo lộn. Đồng tiền lên ngôi và hạ bệ các giá trị truyền thống tốt đẹp. Lịch sử và các giá trị có ý nghĩa bản sắc của dân tộc đã bị mờ nhạt dần trong một bộ phận xã hội không nhỏ. Tính tự trọng của một bộ phận có học thức, văn nghệ sỹ không còn được trân trọng và nâng niu. Kiện cáo và ăn cắp tác phẩm, ý tưởng sáng tạo là chuyện thường xảy ra trong lúc trách nhiệm trí thức, nghệ sỹ, trách nhiệm công dân không được đề cao và quên lãng. Hầu hết các cuộc thi, các giải thưởng từ thấp đến cao, to đến nhỏ, đều có thắc mắc, kiện cáo. Năng lực phản biện cho phát triển được dành cho những toan tính và tranh chấp tầm thường. Thay cho việc đầu tư trí tuệ và thời gian để sáng tạo các giá trị mới hoặc quan tâm đến việc hưng vong của đất nước thì một bộ phận lại tranh đua quyền lực và các giá trị ảo.
Việc vọng ngoại quá mức, tiếp thu thiếu chọn lọc các yếu tố văn hoá từ bên ngoài vào cũng là một dấu hiệu bất bình thường nặng nề của đời sống văn hoá nước nhà hôm nay. Lối sống, cách ứng xử, thị hiếu thẩm mỹ, sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật từ ca nhạc đến phim - ảnh đều bị ảnh hưởng quá nhiều của nước ngoài, nhất là bộ phận thanh niên, kể cả một số nghệ sỹ trẻ.
Đó chưa phải tất cả các dấu hiệu bất thường của đời sống văn hoá hiện nay. Tuy nhiên, nếu thống kê và tiến hành khảo sát tác động của nó đối với đời sống xã hội, với nền văn hoá dân tộc thì chúng ta sẽ phải giật mình và buộc phải có một cái nhìn nghiêm túc đầy lo lắng.
Nếu chưa tính đến các tác động khách quan, và do nội lực của nền văn hoá chưa được phát huy đúng hướng và mạnh mẽ nhất, lỗi này trước tiên thuộc về các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước - Xã hội các cấp. Bổ sung, điều chỉnh về luật pháp, các chính sách vĩ mô về văn hoá của Nhà nước, kiện toàn các cơ quan quản lý về văn hoá và căn chỉnh lại nhận thức và hành vi của mỗi một thành viên xã hội là điều cần thiết để hướng tới sự ổn định và phát triển của nền văn hoá nước nhà trong hiện tại và tương lai. Nhưng trước hết, rất cần một đánh giá toàn diện, khách quan và chính xác về đời sống văn hoá hiện tại của đất nước.
theo:http://www.vanhoanghean.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.