Qua bốn chuyên mục này, bạn đọc sẽ được “gặp lại” những cây bút quen thuộc của Tia Sáng: GS. NGND Nguyễn Văn Chiển, GS. Cao Huy Thuần, GS. Tương Lai, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, PGS. Phạm Duy Nghĩa... luận bàn về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, về triết lí phát triển của dân tộc Việt Nam, truyền thống dân chủ xã hội Việt Nam, con đường xây dựng nhà nước pháp quyền, và vai trò của trí thức trong đời sống xã hội...; GS. Pierre Darriulat, GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm Duy Hiển, GS. Phan Đình Diệu, GS. Nguyễn Văn Trọng, GS. Hồ Ngọc Đại, GS. Nguyễn Văn Tuấn... lí giải những khuyết tật, yếu kém trong khoa học và giáo dục...;
I. THÔNG SỐ SÁCH
Tên sách: Một góc nhìn của trí thức
Tác giả: Nhiều tác giả
Số trang: 512
Loại sách: bìa mềm
Khổ sách: 16x24
Giá bìa: 120.000
Năm xuất bản: 2011
II. GIỚI THIỆU SÁCH
1. Tác giả
2. Tác phẩm
Nhân dịp Tia Sáng tròn 20 tuổi, với sự hợp tác của Nxb Tri thức, chúng tôi tuyển chọn các bài viết đã in trên tạp chí từ năm 2005 đến năm 2010 xuất bản cuốn sách Một góc nhìn của trí thức - Tia Sáng 2005-2010 với bốn chuyên mục: Chính trị - Xã hội; Khoa học; Giáo dục và Văn hóa nghệ thuật.
Qua bốn chuyên mục này, bạn đọc sẽ được “gặp lại” những cây bút quen thuộc của Tia Sáng: GS. NGND Nguyễn Văn Chiển, GS. Cao Huy Thuần, GS. Tương Lai, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh, PGS. Phạm Duy Nghĩa... luận bàn về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, về triết lí phát triển của dân tộc Việt Nam, truyền thống dân chủ xã hội Việt Nam, con đường xây dựng nhà nước pháp quyền, và vai trò của trí thức trong đời sống xã hội...; GS. Pierre Darriulat, GS. Hoàng Tụy, GS. Phạm Duy Hiển, GS. Phan Đình Diệu, GS. Nguyễn Văn Trọng, GS. Hồ Ngọc Đại, GS. Nguyễn Văn Tuấn... lí giải những khuyết tật, yếu kém trong khoa học và giáo dục...; từ đó đề xuất những giải pháp để ngăn chặn nạn chảy máu chất xám, xây dựng đại học và các trung tâm nghiên cứu kiểu mới, cải cách thi cử, xã hội hóa giáo dục... để khoa học và giáo dục thực sự trở thành động lực của phát triển; nhà văn hóa - nhà văn Nguyên Ngọc, họa sĩ - nhà nghiên cứu phê bình mĩ thuật Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, họa sĩ Lê Thiết Cương, GS. Thái Kim Lan, PGS. Trần Ngọc Vương, KTS. Nguyễn Trực Luyện... cảnh báo về những vấn nạn trong đời sống văn hóa, đồng thời đề xuất những việc cấp thiết để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh cơ chế thị trường và hội nhập...
Hi vọng cuốn sách này sẽ mang lại cho bạn đọc những hiểu biết cần thiết. Và bạn đọc - như những người chạy tiếp sức - sẽ nhân rộng tấm lòng nhiệt thành với công cuộc chấn hưng đất nước của các tác giả đến với tất cả mọi người.
3. Điểm nhấn
4. Mục lục
PHẦN I
CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
TRIẾT LÍ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
SUY NGHĨ VỀ VIỆC KẾ THỪA GIÁ TRỊ HỒ CHÍ MINH
CÁCH MẠNG, VĂN HÓA VÀ GIÁO DỤC
BẢN HIẾN VĂN SÁU MƯƠI NĂM TRƯỚC VÀ NHỮNG MÓN NỢ LỊCH SỬ
QUỐC HỘI VỚI BỐN THÁCH THỨC CỦA THỜI KÌ HỘI NHẬP
TRUYỀN THỐNG DÂN CHỦ TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
PHIẾM LUẬN VỀ KHUYẾT TẬT HỆ THỐNG
CÔNG VIỆC CỦA CHÍNH TRỊ
GIỮA ĐẤT VÀ TRỜI
TIẾNG NÓI VÀ LƯƠNG TRI CỦA TRÍ THỨC
DẤN THÂN: PHƯƠNG THỨC SỐNG CỦA KẺ SĨ
NHỮNG BÀI HỌC VỀ CHÍNH SÁCH TRÍ THỨC
MỘT VẤN ĐỀ KHẨN CẤP CỦA VIỆT NAM: NGĂN CHẶN NẠN CHẢY MÁU CHẤT XÁM
LỜI GIẢI CHO BÀI TOÁN PHÁT HUY VỐN XÃ HỘI
VỐN XÃ HỘI NHÌN TỪ LỊCH SỬ
NÔNG NGHIỆP - NÔNG DÂN - NÔNG THÔN - VẬT CẢN HAY ĐỘNG LỰC TĂNG TỐC CÔNG NGHIỆP HÓA?
NÔNG THÔN, NÔNG DÂN TỪ GÓC NHÌN SỞ HỮU
ĐẤT VÀ NÔNG DÂN
GIẢI PHÁP CHO HIỆN ĐẠI HÓA
ĐỘC LẬP - MỘT KHÁI NIỆM HẸP!
TỪ KIẾN TRÚC MỞ ĐẾN TINH THẦN MỞ
BLOG VÀ NỀN BÁO CHÍ CÔNG DÂN
PHẦN II
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI DI SẢN HÁN NÔM
KHOA HỌC VỀ CÁI PHỨC TẠP
Theo:http://nxbtrithuc.com.vn/sach-tri-thuc/sach-moi/622-mot-goc-nhin-cua-tri-thuc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.