Lan Nhi
Bên cạnh những biệt thự của triệu
phú đô la Mỹ tiếp tục mọc lên ở Việt Nam thì vẫn còn những mảnh đời đang
phải chật vật với cuộc sống. Ảnh:TL
(TBKTSG Online) - Viện Nghiên
cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn lại nhiều nguồn thông tin cho biết
khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo ở thành phố, các vùng miền tại
Việt Nam đang ngày càng nới rộng.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tình trạng
phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam
đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng (năm 2002) sang mức chênh lệch thu
nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư.
CIEM dẫn báo cáo của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội công bố giữa năm 2011 cho biết, số hộ nghèo trên
cả nước đã tăng lên 1 triệu hộ, tức tăng 50% sau khi mức chuẩn nghèo được điều
chỉnh từ thu nhập 200.000 đồng/người/tháng lên 400.000 đồng/người/tháng tại
nông thôn; từ 260.000đồng/người/tháng lên 500.000đồng/người/tháng tại khu vực
thành thị.
Theo chuẩn nghèo mới, hộ nghèo chiếm 20% dân số.
Sự chênh lệch trong thu nhập được thể hiện rõ ở
các thành phố, vùng miền. CIEM dẫn số liệu năm 2011 của UBND thành phố Hà Nội
cho biết, thu nhập bình quân đầu người ở thủ đô trên 1.850 đô la Mỹ, TPHCM
khoảng 3.000 đô la Mỹ, Cần Thơ khoảng 2.350 đô la Mỹ.
Riêng Bà Rịa-Vũng Tàu, thu nhập bình quân đầu
người năm 2010 đã đạt 5.800 đô la, cao hơn gần 5 lần bình quân cả nước cùng
thời điểm. Đặc biệt, nếu năm 2015 TPHCM chỉ đặt mức thu nhập bình quân đầu
người là 4.800 đô la, Hà Nội khoảng 3.300 đô la thì Bà Rịa-Vũng Tàu đã đặt chỉ tiêu
tới 11.500 đô la (nếu tính cả dầu thô là 15.000 đô la Mỹ).
Ngược lại, các tỉnh nghèo thì thu nhập rất thấp.
Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của Nam Định đạt 19,2 triệu đồng/năm
(khoảng 900 đô la Mỹ), Bắc Kạn là 14,6 triệu đồng (khoảng hơn 700 đô la ),
Quảng Ngãi bình quân thu nhập chưa đến 9 triệu đồng/người/năm (hơn 400 đô la),
Hà Giang chưa đến 6 triệu đồng/năm (dưới 300 đô la).
Điểm đáng lưu ý là số người có tài sản từ 1 triệu
đô la tại Việt Nam đang tăng manh, với mức tăng năm 2011 là 33% so với cùng kỳ
năm 2010. CIEM đã đưa thông tin này trong báo cáo về “Giảm khoảng cách chênh
lệch thu nhập” dẫn lại kết quả khảo sát do Công ty quản lý tài sản Merrill Lynch
Global Wealth Management và hãng tư vấn Capgemini của Mỹ thực hiện về số lượng
các triệu phú đô la tại châu Á nửa đầu năm 2011.
Các số liệu, tà liệu chính thức trên thị trường
chứng khoán Việt Nam cũng
cho thấy ở Việt Nam
số triệu phú đô la lên đến gần 170 người vào thời điểm năm 2011. Riêng 100 nhân
vật giàu nhất năm 2011, mỗi người đều có tài sản chứng khoán vượt 2 triệu đô
la, trong đó có 2 người đạt chuẩn hội viên câu lạc bộ 100 triệu đô la Mỹ.
“Đây là một dấu hiệu đáng mừng và rất đáng khích
lệ sau 20 năm đổi mới”, báo cáo của CIEM nhận định.
thầy ơi vi cho em hỏi về việc ảnh hưởng của nhập cư đối với việc phân tầng xã hội ở các tp lớn ở việt nam?
Trả lờiXóađể trả lời câu hỏi này chính xác phải tiến hành các nghiên cứu đo lường thực nghiệm, nhưng có thể khẳng định rằng việc di cư, hình thành một luồng người nhập cư vào các TP lớn ở Việt Nam đã làm cho phân tầng xã họi tăng lên. Chính di cư đã làm chi di động xã hội cao, cũng từ đó hình thành tầng lớp mới, có thể là giàu lên hoặc nghèo đi. Nhưng xu di cư người lao động không ó chuyên môn kỹ thuật và các đô thi lớn đã làm chi tỉ lệ người nghèo tăng lên ở các đô thi đó. Chính vì vây, khiến bức tranh phân tầng xã hội ngào càng ảm đạm hơn
Trả lờiXóa