Robert Brewer, Lê Hải dịch và chú thích
Tóm
lược: Phương pháp định lượng (Qualitative research) là phương pháp nghiên cứu
phổ biến trong ngành xã hội học, thiên về chất lượng và nội dung của đối tượng nghiên
cứu, bên cạnh nhánh song song với nó, thiên về số lượng và các phép tính xác
suất thống kê – phương pháp định tính (Quantitative research). Bài dịch này
trích từ quyển giáo trình của GS Robert Brewer[1], trong chương giới thiệu các phương pháp
nghiên cứu khoa học, sau phần trình bày chi tiết về phương pháp số liệu.
Khái
niệm 'qualitative' được dùng kèm với rất nhiều phương pháp nghiên cứu mà điểm
chung thường là khai thác dữ liệu ở dạng ngôn từ hơn là số liệu. Các phép biểu
diễn và suy luận bằng xác suất được thay bằng chủ đề, phân loại và đánh giá chủ
quan. Phương pháp định tính (qualitative reseach) ít chú trọng đến việc kiểm tra
giả thiết như các phép tính số liệu, mà tập trung hơn vào khám phá và mô tả.
Các phạm trù được xây dựng từ dữ liệu (qualitative data) đặc biệt hữu ích trong
quá trình tìm hiểu hoạt động của con người và giúp hiểu ý nghĩa mà con người đã
gắn cho các sự kiện mà họ đã trải nghiệm và lý giải.
Phương
pháp dữ liệu tạo ra nguồn data phong phú và sâu, ngược lại với các loại biến số
được sắp đặt và ghi nhận như đã giới thiệu trong phần trước, và dễ được các nhà
nghiên cứu ủng hộ trong trường hợp các phương pháp kể cả thí nghiệm lẫn không
thí nghiệm khó có thể mô tả chính xác và đủ nhạy về nhiều góc cạnh của đời sống
con người, ví dụ như trạng thái khủng hoảng tinh thần khi lên bàn mổ. Điều đó
không có nghĩa là phương pháp dữ liệu xoay quanh một số công cụ riêng biệt nào
đó. Người ta có thể dùng phỏng vấn, điều tra dư luận, quan sát có tham gia và
không tham gia, hay diễn giải các văn bản thuộc vào hàng kinh điển
(hermeneutics). Chuyên gia trong ngành dân tộc ký có thể dùng phương tiện phỏng
vấn và quan sát. Nói chung có thể coi phương pháp số liệu chuyên ghi nhận tần
số, số lượng hay mật độ, trong khi phương pháp dữ liệu chú trọng đến quá trình
và ý nghĩa.
Với
nhiều nhà nghiên cứu theo phương pháp dữ liệu thì:
i)
thực tại là một kết cấu xã hội;
ii)
tồn tại mối quan hệ gần gũi giữa người nghiên cứu và đối tượng được nghiên cứu;
iii)
công việc điều tra bị ngữ cảnh tác động.
Mặc
dù có rất nhiều loại phương pháp nghiên cứu khác nhau đều được xếp vào nhóm
qualitative, có thể kể ra một số điểm thông hiểu chung:
i)
Đây là phương pháp thuộc nhóm chính thể luận (holistic) - coi tổng thể không
chỉ đơn giản là tổng số của các bộ phận. Có nghĩa là để hiểu được đối tượng thì
phương pháp nghiên cứu phải cho phép nhà khoa học hiểu toàn bộ và toàn phần
hiện tượng, trong khi các phương pháp thí nghiệm cách ly và đo đạc các biến số
đã được định nghĩa hẹp, và quá trình tìm hiểu được tiến hành qua kiểm soát và
dự đoán.
ii)
Lập luận tích hợp (inductive reasoning) bắt đầu từ các quan sát cụ thể giúp xác
định qui luật chung từ các ca đã được xác định. Trước khi quan sát thì không có
dự trù nào về khả năng có mối quan hệ giữa các dữ liệu, trái ngược với phương
pháp thí nghiệm, được thiết kế để dùng giả thiết và sau đó là phép lập luận giản
lược (deductive reasoning), vốn đòi hỏi phải đặt giả thiết và biến số rõ ràng
trước khi thu thập dữ liệu.
iii)
Dữ liệu được thu thập theo đúng tình trạng bình thường, với mục đích khám phá
và hiểu hiện tượng trong ngữ cảnh tự nhiên của nó. Tư duy này, một lần nữa,
cũng trái ngược với phương pháp thí nghiệm, nơi kiểm soát và sử dụng một lượng
nhỏ các biến số cùng số liệu đầu ra.
Đó
là nói chung, còn cụ thể phương pháp dữ liệu nào được lựa chọn và phù hợp
thường phụ thuộc vào ngữ cảnh và ngành học cụ thể có liên quan và vốn nghiên
cứu trong lĩnh vực này. Ví dụ như các ngành nhân học và xã hội học có truyền
thống sử dụng nhánh dân tộc ký trong nhóm phương pháp dữ liệu.
Có
thể nói việc phân nhánh trong các phương pháp dữ liệu là việc khó làm trong bối
cảnh đa dạng như hiện nay, và việc phân loại dễ biến thành phép đơn giản hóa
quá mức. Tuy nhiên, thường giới chuyên gia phân loại thành ba nhánh cơ bản:
i)
hiện tượng luận[2] (phenomenology)
ii)
phương pháp văn bản kinh điển[3] (hermeneutics)
iii)
dân tộc ký (ethnography)
Các
nhánh nghiên cứu này được phân biệt chủ yếu là dựa vào:
a)
góc nhìn riêng về bản chất của kiến thức
b)
các vấn đề có liên quan đến cá nhân người nghiên cứu
c)
mối quan hệ giữa người nghiên cứu và đối tượng được nghiên cứu
Các
vấn đề này được giải quyết trong mỗi nhánh của ngành nghiên cứu dữ liệu như sau:
Góc
nhìn về bản chất của kiến thức
Hiện
tượng luận tập trung vào cái gì được coi là cơ bản của kinh nghiệm và ý thức,
hơn là cái gì tạo ra kinh nghiệm.
Phương
pháp văn bản kinh điển tập trung đối thoại với văn bản, liên tục quay lại để
hiểu rõ hơn và thiết lập sự diễn giải mang tính thông hiểu nhiều hơn.
Dân
tộc ký có thể dùng phương pháp mô tả và diễn giải (lập luận tích hợp) hoặc làm
việc với lý thuyết (lập luận giản lược).
Các
vấn đề có liên quan đến người nghiên cứu
Hiện
tượng luận - nhà nghiên cứu tìm cách mô tả trải nghiệm của cá nhân không phụ
thuộc vào bất kỳ phạm vi lý thuyết hay xã hội nào. và cố gắng hiểu tầm quan
trọng của hoạt động của con người như là một cá nhân trải nghiệm nó.
Phương
pháp văn bản - nhà nghiên cứu tìm cách nắm bắt cách hiểu sâu trong khung cảnh
của văn bản và ý nghĩa của nó như phát xuất từ ngữ cảnh.
Dân
tộc ký - nhà nghiên cứu tìm cách hiểu các nhóm, tổ chức, cộng đồng và xã hội
làm thế nào giải nghĩa được các trải nghiệm trong cuộc đời, trong thế giới,
nhóm hay xã hội rồi qua đó mà khai phá, diễn giải và giải thích.
Mối
quan hệ với đối tượng
Hiện
tượng luận - các phỏng vấn thường cho phép nhà nghiên cứu giữ vai trò trong
việc xây dựng câu chuyện (narrative).
Phương
pháp văn bản - sự tham gia của nhà nghiên cứu trong quá trình giải thích văn
bản là rất nhiều, và quá trình đó ăn sâu vào ngữ cảnh của dữ liệu.
Dân
tộc ký - nhà nghiên cứu không có sẵn suy diễn mà giữ khoảng cách cần thiết,
nhưng cũng hoàn toàn tham gia quá trình hoạt động của đối tượng.
Hiện tượng luận
Phương
pháp này tập trung vào kinh nghiệm của cá nhân, và cố gắng thể hiện cái kinh
nghiệm đó một cách chuẩn xác nhất. Vì vậy cần phải có không chỉ mô tả mà còn là
lột tả ý nghĩa của những gì con người trải nghiệm, ở một mức độ vượt khỏi các phương
pháp nghiên cứu khác. Hơn cả mô tả các trải nghiệm đó, hiện tượng luận còn tìm
cách khám phá những kết cấu nhận thức nằm bên dưới nhằm mục tiêu đi đến bản
chất của ý thức. Phỏng vấn được dùng để thu thập dữ liệu, thường là qua dạng
đối thoại mở rộng, và cần kỹ năng lắng nghe (khó hơn nhiều người hằng tưởng),
thông cảm với người trả lời phỏng vấn và quan sát, ví dụ như là ngôn ngữ cử chỉ
trong quá trình phỏng vấn. Người nghiên cứu ghi lại tất cả những đề tài xuất
hiện trong khi phỏng vấn nhưng không phân tích hay đặt kết cấu và ý nghĩa cho
những gì quan sát được. Chỉ sau khi quá trình quan sát được ghi nhận đúng lệ thì
mới tiến hành phân tích để giản lược và tái dựng cấu trúc dữ liệu.
Có
hai hướng thường được nhận dạng trong phương pháp hiện tượng luận.
a)
Hướng tiếp cận thực nghiệm (empirical), tức là nhà nghiên cứu dùng các câu hỏi
mở và trò chuyện với đối tượng, thu thập các mô tả mang tính cá nhân về một
trải nghiệm cụ thể. Kết cấu tự nhiên của trải nghiệm sẽ được mô tả qua thể hiện
và diễn giải thông qua ghi nhận của người tham gia, mang tính phân tích. Trong số
các tên tuổi gắn liền với phương pháp này có Kaam (1966) và Giorgi (1985)[4].
b)
Hướng tiếp cận tối ưu (heuristic), khi nhà nghiên cứu tìm cách khám phá câu hỏi
nghiên cứu vừa mang giá trị xã hội lại vừa có ý nghĩa cho bản thân nhằm giải
thích mối quan hệ giữa bản thân và xã hội. Moustakas (1994) nghiên cứu sự cô
đơn bằng phương pháp này và phân biệt hướng tiếp cận tối ưu với thực nghiệm
bằng hai cách:
i)
vì nó giữ quan hệ gần gũi hơn với chuyện kể của các cá nhân trong quá trình
nghiên cứu
ii)
nguồn dữ liệu rộng hơn là các mô tả do nhưng người tham gia kể lại, có thể bao
gồm cả nhật ký cá nhân, sổ ghi chép, tác phẩm nghệ thuật, và các câu chuyện hư
cấư do người tham gia sáng tác và vượt khỏi tầm nhìn hay hoàn cảnh của một cá
nhân cụ thể.
Phương pháp văn bản kinh điển
Phương
pháp này được sử dụng để giúp tăng độ thông hiểu đối với ngữ cảnh tìm thấy và
tạo nghĩa cho dữ liệu. Quá trình này bao gồm diễn giải văn bản hoặc ghi lại ý
nghĩa, vốn là phương pháp được các nhà khoa học dùng để phân tích văn bản để
tìm ý nghĩa cho các văn bản tối nghĩa trong Kinh Thánh. Sau đó giới khoa học gia
ngành xã hội học ứng dụng phương pháp này cho các văn bản phi tôn giáo.
Hai
quan điểm trái ngược nhau thường xuất hiện trong các phương pháp văn bản kinh
điển.
i)
Văn bản chứa đựng nội dung tách rời và độc lập đối với nhà nghiên cứu - lối
tiếp cận 'khách quan'.
ii)
Mọi sự hiểu biết về cơ bản bắt nguồn từ mối liên hệ tích cực thông qua phiên
dịch dữ liệu - lối tiếp cận 'xây dựng'. Theo đó, sự thông hiểu được xây dựng
nhờ tập trung các góc nhìn khác nhau của người dịch và dữ liệu hay sự kiện. Lập
luận ở đây là mỗi người trong chúng ta đều có riêng một góc nhìn tích lũy từ
kinh nghiệm cuộc sống và các mong đợi dựa trên các kinh nghiệm đó, nhưng chúng
bị giới hạn cũng giống như khả năng diễn đạt của chúng ta, cho nên sự tương tác
giữa văn bản và người đọc giúp chúng ta nâng cấp sự thông hiểu.
Khó
khăn trong lối tiếp cận thứ hai là văn bản được phân tích trong ngữ cảnh lịch
sử, xã hội hoặc văn hóa nhưng lại dùng để rút ra bài học quan trọng cho các câu
hỏi hiện tại. Khi đó cần phải hiểu nghĩa của dữ liệu theo cách mà độc giả hiện
tại có thể hiểu được, mà vẫn giữ nguyên nghĩa đối với ngữ cảnh gốc của nó. Đây là
yêu cầu rất khó giải quyết thỏa đáng nhưng có thể dùng để đặt một số câu hỏi
ngihên cứu thú vị.
Đến
đây cũng cần phải làm rõ sự khác biệt giữa hai phương pháp văn bản kinh điển và
hiện tượng luận. Với cái trước, nhà nghiên cứu được cung cấp dữ liệu và yêu cầu
nghiên cứu là giải nghĩa thông qua sử dụng kỹ thuật văn bản kinh điển, trong
khi với cái sau nhà nghiên cứu tham gia quá trình tạo ra dữ liệu bằng cách
phỏng vấn và ký âm các câu chuyện và đàm thoại được ghi âm.
Phương
pháp văn bản kinh điển thường là một quá trình nghiên cứu phức tạp và khó khăn,
đòi hỏi:
i)
kết nối nguồn với nguồn dữ liệu;
ii)
thiết lập đối thoại với dữ liệu;
iii)
tìm cách xác định xem dữ liệu có ý nghĩa gì đối với nguồn hay người tạo ra nó;
iv)
hòa trộn ý nghĩa cấu tạo thành từ (iii) với ý nghĩa do nhà nghiên cứu đặt bên
trên nó.
Xét
trong bối cảnh các nhà khoa học trong Hiệp hội xã hội học luôn tìm kiếm kiến
thức trong ngữ cảnh của hiện tượng, phạm trù và cảm giác, phương pháp văn bản
kinh điển lẽ ra đã phải rất hữu dụng. Tuy nhiên, trong vai trò phương pháp
nghiên cứu chính thức thì nó lại không được coi là bình thường và không được đề
cử nhiều lắm từ các sách giáo khoa về phương pháp nghiên cứu, dù cũng có một số
người bảo trợ như Taylor
(1990). Các ví dụ nổi bật trong ứng dụng phương pháp này có thể đơn cử như Jung
(1938) và Packer (1985)[5].
Packer
đã rất thành công trong việc ứng dụng phương pháp văn bản kinh điển vào nghiên
cứu bất kỳ hoạt động nào của con ngưới, với lập luận cho rằng mọi hành động trong
ngữ cảnh có thể coi như là 'văn bản' trong cấu trúc riêng. Nếu tư duy nhìn nhận
qua lập luận hay trên thực tiễn tạo ra bản vẽ hay sơ đồ khu vực thì phương pháp
văn bản kinh điển là miêu tả của chính người đang sống trong đó, sống cuộc sống
hàng ngày, có kiến thức địa lý từ chính kinh nghiệm sống hàng ngày ở đó. Đây
chính là khác biệt giữa một sự tưởng tượng được chính thức tạo ra và góc nhìn
có thể phiến diện và định kiến nhưng lại rất cá nhân.
Phương
pháp văn bản kinh điển có thể nghiên cứu nhiều loại tài liệu khác nhau cùng
liên quan tới đối tượng nghiên cứu, bao gồm báo chí và các thông cáo báo chí,
các loại truyền thông, báo cáo từ hội thảo và nhóm thảo luận, báo cáo đại học
và các loại khác, cả chính thức và bán chính thức, băng ghi âm thanh và video. Một
số loại tài liệu kiểu này có thể thu thập qua mạng Internet.
Dân tộc ký
Phương
pháp này bắt nguồn từ các nghiên cứu của ngành nhân học và tập trung vào một số
khu vực của cuộc sống của một nhóm đặc biệt khi nói đến hành vi, thói quen,
công việc và vận dụng liên quan đến các khía cạnh đặc biệt đó. Về cơ bản, nó
tập trung vào lời kể và mô tả chi tiết của người cấp tin.
Có
rất nhiều phương pháp dân tộc ký khác nhau, từ phát triển tích hợp để xây dựng
lý thuyết trên cơ sở các mô tả và diễn giải, cho đến phép giản lược khung lý
thuyết để xây dựng nghiên cứu. Nhiệm vụ khó khăn trong phương pháp nghiên cứu
dân tộc ký là làm sao kết hợp giữa thiết lập và quản lý mức độ tham gia
(immersion) ngữ cảnh trong khi vẫn giữ nguyên mức độ cách ly cần thiết đối với
tâm điểm nghiên cứu. Phương pháp này được các chuyên gia nhân học hàng đầu như
Mead (1928) và Malinowsk (1922) áp dụng. Goffman (1961) tiếp tục phát triển
thành phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong ngành sức khỏe tâm lý.
Dữ
liệu cho nghiên cứu lấy từ thực địa như quan sát và tương tác, các phỏng vấn
tiếp theo được ghi chép chính xác, cũng như các ghi chép từ nghiên cứu tài liệu
lưu trữ và vật thể văn hóa. Dữ liệu sẽ rất nhiều và khó xử lý, cho nên sẽ được
giản lược nhờ áp dụng phương pháp so sánh liên tục. Công việc đó đòi hỏi các
quá trình sau:
i)
mã hóa dữ liệu một cách có hệ thống vào đề tài và nhóm loại;
ii)
xác định và tinh chế các nhóm loại mới xuất hiện.
iii)
nối kết các nhóm loại một cách logic
iv)
cân nhắc khả năng xây dựng lý thuyết trên cơ sở mối quan hệ giữa các nhóm loại;
v)
đặt ra qui luật từ các tính chất lý thuyết của các nhóm loại.
Phương
pháp này được Glaser và Strauss (1967) gọi là grounded theory, vì lý thuyết
được xây dựng từ dữ liệu thực tiễn, chứ không phải đem từ ngoài vào.
[1] Là GS của Đại học Mở, Anh quốc,
email liên lạc ở địa chỉ r.brewer@studymates.co.uk. Tập sách được NXB
Studymates ấn bản năm 2007 trong loạt giáo trình cho sinh viên cao học: Your
PhD Thesis - How to plan, draft, revise and edit your thesis.
[2] Phenomenology còn là trường phái
triết học từng được triết gia Trần Đức Thảo diễn dịch sang tiếng Việt nhưng
trong phạm vi bài viết này được nhắc đến như một phương pháp nghiên cứu tập
trung vào hiện tượng xã hội, sẽ được giải thích thêm trong phần tiếp theo của
bài viết.
[3] Mặc dù phương pháp này được xây
dựng từ các phương pháp giải nghĩa truyền thống đối với các bản kinh tôn giáo
(Hermes là tên của vị thánh đã giải nghĩa lời của Chúa trời, còn nguyên nghĩa
chữ hermeneuo trong tiếng Hi Lạp là giải nghĩa), khái niệm văn bản cũng được mở
rộng ra khỏi dạng text vật chất, có thể dùng cho ví dụ như trải nghiệm của cá
nhân. Hermeneutics cũng còn là một trường phái triết học đương đại như cách hiểu
của triết gia Đức Hans-Georg Gadamer (1900-2002).
[5] Taylor D.S. (1990) Making the Most of Your
Matrices: Hermeneutics, Statistics, and the Repertory Grid, International
Journal for Personal Construct Psychology, 3, 105-19.
Jung C.G. (1938) Psychology and Religion, Yale: Yale University Press. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.