Giám sát và đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong các
dự án, đặc biệt là các dự án có nhận tài trợ của quốc tế. Nhưng hoạt động này được thực hiện
như thế nào, và những cơ sở lý luận của nó là gì? Bài viết này nhằm đưa ra những
hướng dẫn tổng quát và căn bản cho việc thực hiện hướng dẫn và đánh giá. Tài liệu
tham khảo chính cho bài viết này là Monitoring and Evaluation Guidelines do
Chương trình lương thực thế giới của Liên hiệp quốc ấn hành (United Nation
World Food Programme), có thể tải tại địa chỉ sau: http://documents.wfp.org/stellent/groups/public/documents/ko/mekb_module_7.pdf.
----------
1.
Định nghĩa giám sát, đánh giá và mối liên hệ giữa
giám sát và đánh giá
a.
Định nghĩa
Theo tài liệu đã dẫn, giám sát là một chức năng thường xuyên
bao gồm việc thu thập số liệu một cách có hệ thống về một số các chỉ tiêu đã được
xác định trước nhằm thông tin cho nhà quản lý và các bên có liên quan về tiến độ
cũng như các kết quả tương ứng của việc sử dụng ngân quỹ đã được cấp cho dự án
(sđd, tr. 9).
Trong khi đó, đánh giá là công việc lượng giá một cách khách
quan và có hệ thống về một dự án đã hoàn tất hoặc còn đang tiếp tục, bao gồm cả
thiết kế, triển khai và kết quả. Mục đích của đánh giá là xác định sự phù hợp
(relevance) và mức độ hoàn tất (fulfillment) các mục tiêu đề ra, cũng như hiệu
suất, hiệu quả, tác động và tính bền vững của dự án (sđd, tr. 9).
b.
Quan hệ giữa giám sát và đánh giá
Mục đích của giám sát và đánh giá là kiểm tra bằng các số liệu
thực nghiệm xem các giả thuyết được nêu trong thiết kế dự án có được xác thực
trong quá trình triển khai dự án cũng như sau khi dự án đã hoàn tất hay
không. Một chiến lược giám sát và đánh
giá (M&E) tốt không chỉ đo lường xem giả thuyết đã đưa ra trong thiết kế dự
án có được xác thực hay không, mà còn phát hiện ra tại sao giả thuyết ấy đã
không được xác thực để có thể sửa đổi và điều chỉnh khi thực hiện dự án.
Giám sát tập trung vào những yếu tố ở mức độ thấp hơn trong
ma trận khung logic (logical framework matrix) còn đánh giá thì tập trung vào
những yếu tố ở mức độ cao hơn và dài hạn hơn. Hai chức năng này rõ ràng có những
điểm trùng lặp và bổ sung cho nhau. Sự khác biệt giữa hai chức năng này nằm ở
góc nhìn (perspective) của chúng trong
việc đánh giá hoạt động liên quan đến khung
logic của một dự án.
Giám sát là công việc quản lý hàng ngày bao gồm thu thập và
rà soát thông tin để biết một dự án đang tiến triển ra sao và có mặt nào cần phải
điều chỉnh hay không. Giám sát dựa trên kết quả (result-based monitoring) tập
trung vào đầu ra (output) và theo dõi kết quả cuối cùng (outcome) đến càng xa thì
càng tốt – tức sự xuất hiện của những thay đổi tích cực về hành vi là kết quả của
đầu ra của dự án.
Trong khi đó, đánh giá được đặc trưng bởi những hoạt động cụ
thể như khảo sát, nghiên cứu hơn việc thu thập thông tin hàng ngày. Đánh giá dựa
trên kết quả tập trung vào những kết quả cuối cùng và tác động và nó bổ sung
cho những thông tin giám sát. Nó đánh giá tổng quát mọi hoạt động, tập trung
vào những thay đổi tích cực hoặc tiêu cực về hành vi vốn là kết quả của một dự
án. Đánh giá cung cấp những thông tin đáng tin cậy và hữu ích, tạo điều kiện để
kết hợp những bài học vào trong quá trình ra quyết định của các nhà quản lý. Cần
lên kế hoạch thực hiện một bản đánh giá giữa kỳ hoặc cuối kỳ để (a) đo lường mức
độ tiến triển giữa kỳ so với kết quả cuối kỳ mà mình muốn đạt; và (b) đánh giá
tác động cuối cùng và tính bền vững của dự án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.