30 tháng 8, 2011

INTERNET VÀ CHÍNH TRỊ

Ngô Văn Huấn
Người ta đã thấy những biến cố chính trị từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có vai trò rất lớn của internet. Với tính nhạy bén rất cao, trong khi sự kiểm soát hầu như không thực hiện được; thông tin đã được truyền đi rất nhanh vượt qua khỏi biên giới quốc gia để hình thành một hành động chung. Trong cách mạng Hoa Lài, thì các trang mạng xã hội có vai trò quyết định đến tốc độ và sự bùng nổ góp phần làm nên thắng lợi của nhũng người biểu tình. Từ internet, nhũng hình ảnh, lời kêu gọi, diễn đàn được truyền đi rất nhanh tạo thành một sức mạnh tập thể có thể đẩy lùi súng ống của cảnh sát và quân đội.
Sức mạnh của internet, sức mạnh của truyền thông đã nhân lên, cho phép chúng tôi vươn tới số lượng quần chúng vô cùng lớn. Cuối cùng là, nó trở thành một công cụ kết nối cho phong trào này, một công cụ kết nối cho cả nước và có lẽ cho toàn bộ khu vực trong những năm tới[17]- Một phóng viên nhận định.
Bên cạnh đó internet cũng là công cụ rất hữu hiệu của các nhà hoạt động chính trị. Hiện nay nhiều chính trị gia rất nhạy bén khi sử dụng không gian internet làm nơi hoạt động, tranh cử, họ lập ra các trang web cá nhân, tham gia các diễn đàn trên các mạng xã hội. Chính điều này đã tạo ra điều kiện tương tác nhiều hơn với một cộng đồng rộng lớn và nó giúp cho ông ta thu hút được sự quan tâm, nắm bắt được suy nghĩa và tâm sự của cử tri. Đây là một nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự ủng hộ và lựa chọn của cử tri dành cho ông ta trong các cương vị lãnh đạo.
Trong những năm vừa qua internet là nguyên nhân của những mâu thuẫn chính trị. Ví dụ cuộc đối đầu giữa hãng Google với Trung Quốc liên quan đến việc chính phủ nước này kiểm duyệt rất gắt gao hoạt động của trang mạng tìm kiếm lớn của thế giới. Câu chuyện kiểm soát internet đã trở thành nguyên nhân của hàng loạt các xung đột xẩy ra giữa người dân và chính phủ ở nhiều quốc gia. Trong khi chính phủ thì xem internet là một nguy cơ của những tranh luận công khai chỉ trích chính phủ sẽ được phát tán rất nhanh đến nhiều nhóm người và dẫn đến những sự “lung lay” trong tình cảm và tư tưởng, đây thực sự là một sự bất lợi vô cùng lớn cho chính quyền. Chính vì vậy, không còn cách nào khác, chính phủ phải kiểm soát nó bằng nhiều cách khác nhau. Về phía cư dân mạng, họ lại cảm thấy bị xâm phạm đến quyền tự do ngôn luận, tụ do tiếp cận thông tin của họ. Từ những sự việc đó nó chất chứa thành những sự phản ứng chống đối dẫn đến xung đột là một khoảng cách không còn mấy xa vời. 
Năm 2010, một sự kiện chấn động thế giới, thu hút nhiều quan tâm nhất đó chính là vụ chủ trang mạng Wikileaks công bố hàng loạt các tài liệu mật về đời sống chính trị của nhiều nhà nước, đảng phái và nhiều chính trị gia, đã phơi bày những bí mật tưởng chừng sẽ được chôn vùi. Qua sự việc trên người ta đã xem đây là một cuộc cách mạng thực sự của thế kỷ XXI, mà nhân vật chính lại không phải là các đội quân hùng mạnh, những chính đảng lớn…mà là internet và cộng đồng của nó.
Các nhà báo, nhà xã hội học, chính trị học trên thế giới đã xem internet là một thiết chế thực sự, một thứ quyền lực mạnh mẽ của toàn cầu hóa và xã hội hiện đại. Cái thiết chế xã hội đó rất hiện đại, rất đặc trưng ở sự linh hoạt, tốc độ nhanh và tính cộng đồng. Nhưng nó vẫn còn một giá trị truyền thống đó là “dân chủ”. “Dân chủ và internet” đã được người ta xướng lên trong chủ để học thuật của chính trị học và xã hội học chính trị ngày nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.