30 tháng 1, 2012

Quá tải nhu cầu và sự chật chội trong tư duy nhà quản lý

Ngô Văn Huấn
Người Việt có truyền thống cứ đến tết nguyên đán hàng năm sẽ về nhà ăn tết sum vầy bên gia đình và người thân. Quá trình hiện đại hóa đã tạo ra không ít những đổi thay trong suy nghĩ, lối sống nhưng truyền thống đó trong mỗi người Việt vẫn không hề mất đi. Chính vì vậy, cứ đến trước tết là có một dòng di cư rất lớn từ thành thị về nông thôn, nhất là từ các thành thành phố lớn như Hà Nội và Thành phồ Hồ Chí Minh về các tỉnh lẻ. Và ngược lại, sau tết lại có một dòng chuyển cư của một lượng người lớn từ các vùng quê ở tỉnh trở lại thành phố lớn để bắt đầu một năm mới với sinh kế thường ngày của họ.

22 tháng 1, 2012

LỜI CHÚC

Thời khắc Năm 2011 âm lịch sắp qua đi, một năm mới đã tới, mang theo một niềm hy vọng về nhiều điều tốt đẹp. Khu vườn xã hội học của lão nông Ngô Văn Huấn mới ra đời chưa tròn một năm tuổi, nhưng đã nhận được nhiều sự quan tâm khích lệ và động viên của nhiều bạn đọc. Đây thực sự là một động lực to lớn để Khu vườn xã hội học trong năm 2012 càng hoàn thiện hơn. Mùa xuân đã điểm, "Khu vườn" không thật sự có nhiều hoa thơm quả ngọt để gủi tặng mọi người. Lão nông tri điền chỉ có lời tri ân đến tất cả quý khách đã ghé thăm và ủng hộ Khu vườn trong thời gian qua.
Xin gửi tới lời chúc mừng năm mới nhiều sức khỏe, niềm vui và thành công tới tất cả mọi người!


20 tháng 1, 2012

Khoa học và giáo dục - những nghịch lý

Vũ Cao Đàm

Từ khi học vỡ lòng đến khi học hết bậc đại học học sinh, sinh viên Việt Nam được học vô số các thứ gọi là... “khoa học”, trừ một định nghĩa “khoa học” là gì?
Đầu xuân mấy ông đồ gàn ngồi với nhau nhâm nhi ly rượu bàn cái sự đời....

5 tháng 1, 2012

Xã hội học đời thường và Hiện sinh xã hội

     Nhiều người khi nghe đến xã hội học, thường có cảm giác e ngại và thậm chí là "sợ sệt"  vì nó là cái gì đó rất hàn lâm, trừu tượng. Nhưng đó không phải là tất cả của xã hội học. Bài viết này đã cho thấy xã hội học là một cái gì đó rất gần gũi, đời thường gắn với những hiện tượng quẩn quanh hiện hữu ngay bên canh cuộc sống, mà thường ngày chúng ta chứng kiến (NVH).

3 tháng 1, 2012

Phân giai cấp qua khẩu vị

 
Đó chính là nội dung của tác phẩm được coi là sáng giá nhất của triết gia Pháp Pierre Bourdieu (1930-2002): Distinction - A Social Critique of the judgement of Taste, dịch từ bản gốc tiếng Pháp La Distinction - Critique sociale du jugement. Nếu Các Mác chỉ nói đến tài sản vật chất là thước đo phân định giai cấp, thì Bourdieu thấy xã hội đương đại còn dùng thêm thước đo khác nữa: tài sản văn hóa (cultural capital), bên cạnh tài sản xã hội (social capital) là những gì mỗi cá nhân được thừa hưởng từ gia đình, làng xóm và quá trình công tác.