29 tháng 4, 2012

Làng báo Việt ở Sài Gòn giai đoạn 1916-1930


TS Philippe M.F.Peycam vừa có tập sách được NXB ĐH Columbia xuất bản, về "Sự ra đời của tư tưởng báo chí chính trị Việt Nam ở Sài Gòn giai đoạn 1916-1930" [1]. 
Phát triển từ luận văn tiến sĩ nghiên cứu lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20, luận điểm của TS Peycam trong quyển sách này bác bỏ những bài giảng cho rằng tư tưởng cộng sản và dân tộc giữ vai trò quyết định trong việc làm thay đổi suy nghĩ của người Việt Nam trong giai đoạn này, mà chính những ấn bản được phát hành rộng rãi tại Việt Nam từ trước khi đảng cộng sản ra đời cả chục năm mới là tác nhân tạo ra không gian công (public sphere) để tư tưởng chính trị cạnh tranh và thay đổi về cơ bản thái độ của người Việt cũng như dung mạo Đông Nam Á lúc đó.

25 tháng 4, 2012

Thế giới sắp có cuộc cách mạng công nghiệp mới?

Tác giả: HUNGNINH (THEO ECONOMIST)


Số hóa trong sản xuất sẽ làm thay đổi cách thức tạo ra sản phẩm, và còn nhiều hơn thế… Cuộc cách mạng này có thể làm thay đổi không chỉ thế giới kinh doanh mà còn rất nhiều lĩnh vực khác.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba

24 tháng 4, 2012

Hàng rong: Vấn nạn hay điểm nhấn du lịch?

Đây là một bài viết cho thấy một cái nhìn mới, mang tính "đóng góp" của vỉa hè, cộng đồng phi chính thức cho nền kinh tế.

Tác giả: Quốc Dũng


(VEF.VN) - Trên thế giới, dù là các nước phát triển, không có nước nào là không có gánh hàng rong. vấn đề là cần giải quyết làm sao để hàng rong trở thành “điểm nhấn” thu hút khách du lịch thay vì trở thành một “mối nguy” mà các cơ quan quản lý phải ngăn chặn.

21 tháng 4, 2012

Những đồ họa đẹp nhất trước giờ "kinh điển" bắt đầu


(TT&VH Online) - TT&VH Online xin chuyển tới quý độc giả những hình ảnh đồ họa độc đáo về các cuộc đối đầu trong trận "kinh điển" ở Camp Nou đêm nay.

12 tháng 4, 2012

Cà phê dưới góc nhìn xã hội học

Anthony Giddens - Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch [*]

Học cách suy nghĩ dưới góc nhìn xã hội học, có thể nói, đó là nhìn nhận sự việc với góc nhìn bao quát hơn, cũng có nghĩa là phát triển sự mường tượng (imagination). Nghiên cứu xã hội không thể chỉ là quá trình lặp đi lặp lại để có được kiến thức. Nhà xã hội học là người có thể thoát khỏi sự sa lầy vào những tình huống cá nhân mà đặt sự việc vào bối cảnh rộng hơn. Công việc nghiên cứu xã hội, theo nhà xã hội học người Mỹ Charles Wright Mills, được miêu tả trong cụm từ nối tiếng – “mường tượng xã hội” (sociological imagination)[1] (Mills, 1970).

7 tháng 4, 2012

Văn Hóa Mạng


Thời đại hiện nay là thời đại của thông tin, khó mà hình dung được thế giới ra sao khi không còn internet. Chính mạng lưới internet toàn cầu đã tạo ra một Thế giới phẳng. Nhưng bất cứ cái gì cũng đều tồn tại với hai mặt song hành. Văn hóa mạng ở Việt Nam còn có nhiều điều cần phải suy ngẫm.

6 tháng 4, 2012

Đô thị hóa ở Việt Nam đứng trước ngã ba đường

Tác giả: Victoria Kwakwa* (* Tác giả là Giám đốc Ngân hàng  Thế giới tại Việt Nam)


Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đi kèm với những thách thức như xử lý tiếng ồn, giao thông đông đúc, không khí và nước ô nhiễm nặng.
Hà Nội có một nét duyên dáng độc đáo. Khu phố cổ giàu lịch sử, kiến trúc cổ kính Pháp. Những khu hồ xinh xắn và các chùa cổ là những điểm tham quan hấp dẫn. Hà Nội cũng vẫn là một nơi đáng để sinh sống, người dân từ già đến trẻ vẫn có thể đến công viên để vui chơi, đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, thái cực quyền hay bất cứ bài tập thể dục nào khác. Một số người còn có thể đạp xe đến công sở hoặc trường học..

4 tháng 4, 2012

Thử lý giải cơn sốt khoe giàu của đại gia

 GS. Tương Lai

Từ cực đoan này bước sang một cực đoan khác là do thiếu hụt một tầm nhìn văn hóa trong phát triển kinh tế và quản lý xã hội. Dư luận xã hội đang rộ lên về những "siêu đám cưới" khoe mẽ sự giàu sang và quyền thế. Thì chẳng phải có tiền là có quyền, "có tiền mua tiên cũng được" đó sao. Cho nên người có tiền, có nhiều tiền là tha hồ khoe mẽ. Nhà văn Nguyên Ngọc trong một bài báo đã thẳng thắn nên lên một nét phản cảm đang được một vài cây bút tung hô trên mặt báo : " một "đại gia" được xếp vào loại có tiếng ở Đông Nam Á và nói rất rõ ràng rằng, người đó bắt đầu bằng rừng, gỗ ở Tây Nguyên. Sau đó, ông ta chuyển sang nhà cửa, đất đai. Và bây giờ, tờ báo công khai nói, ông ta hết chở gỗ ở Tây Nguyên nhưng hàng ngày vẫn chở kìn kìn gỗ từ bên Lào về. Như vậy, người đó làm giàu bằng phá rừng. Tuy nhiên, tờ báo nào đó vẫn ca ngợi..."

2 tháng 4, 2012

Singapore: đo lường tử tế để xây dựng đất nước


     Sự tử tế , một chỉ báo định tính, nhưng đã được đo lường thông qua những chỉ số định lượng. Thông tin này rất có giá trị đối với xã hội học, nhưng để lại một nỗi  "sợ hãi" về mức chênh lệch chỉ số này giữa Việt Nam và Singapore, nếu tiến hành đo lường ở nước ta- NVH

SGTT.VN - Giống như vương quốc nhỏ bé Bhutan biến khái niệm trừu tượng hạnh phúc thành chỉ số để đo lường, đảo quốc Singapore từ bốn năm nay đã xây dựng chỉ số tử tế (Graciousness Index – GI) nhằm theo dõi việc xây dựng một đất nước đa chủng tộc thành một xã hội văn minh và chu đáo.