XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ ?
Ngô Văn Huấn
Xã hội học là khoa học nghiên cứu nhằm lý giải những hành vi của cá nhân trong những tình huống khác nhau trong đời sống xã hội. Xã hội học cũng sẽ chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa các xã hội, các nhóm với nhau. Việc học tập và nghiên cứu xã hội học cho phép chúng ta khám phá ra những thay đổi xã hội cũng như hình thành những góc nhìn khác nhau. Để qua đó thấy được những nguyên nhân phúc tạp ẩn sâu bên trong và những hậu quả của hành vi con người.
Nhà xã hội học nghiên cứu một loạt các chủ đề như: sự liên kết giữa con người với nhau trong các nhóm, trong gia đình, trong hiệp hội được thực hiện theo cơ chế nào? Xã hội học cũng quan tâm đến sự hoạt động cũng như khả năng tiếp cận của người dân đối với các hệ thống xã hội như: giáo dục, chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa… Quá trình đó nhằm đi tìm kiếm câu trả lời cho những gì đang xảy ra trên thế giới ? và quan trọng hơn tại sao và như thế nào?
Bên cạnh các nghiên cứu kiểm chứng và phát triển các lý thuyết về xã hội thì các nhà xã hội học cũng tìm kiếm các bằng chứng để trả lời các câu hỏi về hành vi của con người bằng cách sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích thống kê, nghiên cứu khảo sát bằng bảng hỏi, nghiên cứu dân tộc học, phân tích đàm thoại….Các kết quả điều tra xã hội học giúp phát triển các lý thuyết mới đồng thời có những tư vấn kịp thời về chính sách xã hội, các chương trình phát triển và hệ thống pháp luật.
Bạn có thể bắt gặp xã hội học ở khăp nơi. Trong các công trình nghiên cứu của các nhà chính trị học, lịch sử, tâm lý, tôn giáo, nhân học, văn hóa, văn học... cách tiếp cận và phương pháp xã hội học cũng được sử dụng thường xuyên và mang lại những kết quả hết sức thuyết phục. Trên báo chí hay tại các tranh luận của các nhà chính trị, khi muốn lấy một bằng chứng cho một nhận định nào đó, người ta cũng thường dẫn ra các kết quả khảo sát, điều tra xã hội học. Khi muốn biết về một quan điểm hay tiến hành một cuộc bầu chọn, thăm dò nào đó người ta cũng dùng phương pháp và cách phân tích xã hội học. Những dẫn chúng trên chỉ là những điều hiển hiện rõ nét, nhưng không phải lúc nào tri thức và góc nhìn xã hội học cũng được minh định, mà nó vẫn ẩn tàng và luân chuyển trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Những kỹ năng có được của một người học xã hội học
- Tiến hành nghiên cứu và Phân tích dữ liệu
- Giao tiếp tốt
- Tư duy phê phán
- Xem xét các vấn đề từ một góc nhìn rộng lớn và nhiều chiều
- Chuẩn bị những kiến thức cho các bậc học cao hơn.
Những người học xã hội học sẽ có được một bản lĩnh sẵn sàng đối mặt với các thử thách, thích nghi tốt vói mọi hoàn cảnh, biết cách tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, phát triển kỹ năng tư duy phân tích và quan trọng là biết cách để truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả cả bằng lời nói và bằng văn bản. Xã hội học là một không gian rộng lớn. Nhưng thông qua việc trang bị những kiến thức và sự trải nghiệm chúng ta có thể làm việc trong những khu vực bao gồm: các công ty, cơ quan chính phủ, các tổ chức dịch vụ xã hội, các cơ quan thực thi pháp luật, các đơn vị nghiên cứu.
Xã hội càng đa dạng và năng động bao nhiêu thì không gian nghề nghệp cho các nhà xã hội học lại càng mở rộng bấy nhiêu ! Cơ hội đang chờ đợi những ai sở hữu nhiều kiến thức xã hội học.
Đà Lạt, tháng 8 năm 2011.
tốt
Trả lờiXóađọc càng nhiều thì em t lại càng thấy mơ hồ về xã hội học :((
Trả lờiXóaChan biet gi ve xa hoi học, con mơ ho truu tuong qua
Trả lờiXóaĐọc càng nhieu thiô càng roi tri, tốt nhất nên van dung sang tạo thuc tiển để de hieu, đọc sau nhut dầu qua.
Trả lờiXóahay . nhưng đọc môn này khô khan wá . cứ như mọt sách
Trả lờiXóahay
Trả lờiXóaoh
Trả lờiXóa