30 tháng 12, 2011

Xe cháy vẫn chưa ra trách nhiệm !

Ngô Văn Huấn

Thành ngữ người Việt có câu “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Có lẽ câu nói này thời nào cũng đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng người ta quan tâm nhiều hơn đến cái nghĩa “bóng” rất thâm thúy của tiếng Việt và tư duy người Việt.

29 tháng 12, 2011

Tương lai của Lịch sử (tiếp theo và hết)


Francis Fukuyama

Nền Dân chủ Tự do có thể Sống sót qua sự Suy tàn của Giai cấp Trung lưu không?
Francis Fukuyama, Tạp chí Foreign Affairs số tháng 1-2 năm 2012. Hiếu Tân dịch

CÁI THAY THẾ ĐỠ TỆ NHẤT?
Ngày nay có một sự nhất trí rộng rãi trên thế giới về tính hợp pháp, ít nhất về nguyên tắc, của nền dân chủ tự do. Theo lời nhà kinh tế Amartya Sen, "Trong khi nền dân chủ vẫn chưa được thực hiện một cách phổ biến, và thực ra cũng chưa được chấp nhận đồng đều ở mọi nơi, trong khí hậu chung của dư luận thế giới, sự cai quản [xã hội, một cách] dân chủ ngày nay đã đạt đến trạng thái nói chung được coi là đúng." Nó được thừa nhận rộng rãi nhất ở những nước đã đạt được mức độ phồn vinh vật chất đủ để cho phép một đa số công dân nghĩ họ thuộc về giai cấp trung lưu, đó là lý do tại sao có một xu hướng tương liên giữa các mức độ của phát triển và nền dân chủ ổn định. 
Một số xã hội, như Iran và A Rập Saudi, bác bỏ nền dân chủ tự do để ủng hộ một hình thức chính trị thần quyền Hồi giáo. Tuy nhiên những chế độ này đã lâm vào ngõ cụt về phương diện phát triển, chúng chỉ sống được nhờ ở trên một mỏ dầu vĩ đại. Một thời A Rập đã lả một ngoại lệ lớn đối với đợt sóng thứ ba, nhưng Mùa Xuân A Rập đã cho thấy rằng công chúng A Rập cũng có thể sẵn sàng được động viên chống độc tài như ở Đông Âu và châu Mỹ Latin một thuở. Tất nhiên điều đó không có nghĩa rằng con đường đi tới một nền dân chủ vận hành tốt ở Tunusia, Ai Cập, hay Libya sẽ dễ dàng hoặc không có khúc mắc, nhưng nó gợi cho thấy rằng khao khát tự do và tham dự chính trị không phải là nét riêng đặc biệt của người Âu hoặc người Mỹ.

27 tháng 12, 2011

Tương lai của Lịch sử


Tạp chí Foreign Affairs số tháng 1-2 năm 2012, Hiếu Tân dịch
http://www.foreignaffairs.com/articles/136782/francis-fukuyama/the-future-of-history
FRANCIS FUKUYAMA là cộng tác viên kỳ cựu ở Trung tâm về Dân chủ, Phát triển và Pháp trị tại Đại học Stanford và gần đây nhất là tác giả cuốn sách Nguồn gốc của Trật tự Chính trị: Từ thời Tiền sử đến Cách mạng Pháp.

Ngày nay trên thế giới đang diễn ra một điều kỳ lạ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng đồng euro đang tiếp diễn đều là sản phẩm của mô hình chủ nghĩa tư bản tài chính được điều chỉnh nhẹ xuất hiện trong ba thập kỷ qua. Tuy vậy mặc dầu có cuộc nổi giận lan rộng đối với những cuộc cứu trợ tài chính Phố Wall, không có sự bộc phát lớn của chủ nghĩa dân túy phái tả Mỹ hưởng ứng. Có thể hiểu được rằng phong trào Chiếm Phố Wall sẽ giành được sức lôi kéo, nhưng phong trào dân túy gần đây năng động nhất chính là Đảng Trà (Tea Party) cánh hữu, mà mục tiêu chính của họ là tuyên bố ôn hòa nhằm bảo vệ những người dân bình thường khỏi những kẻ đầu cơ tài chính. Sự việc tương tự cũng diễn ra cả ở châu Âu, nơi phái tả thì xanh xao vàng vọt, còn các đảng dân túy phái hữu thì đang tích cực vận động.

21 tháng 12, 2011

XÃ HỘI HỌC VỈA HÈ

Ngô Văn Huấn

Vỉa hẻ ở Việt Nam là một không gian đặc biệt, không chỉ đơn thuần là nơi dành cho người đi bộ mà ở đó biểu hiện chức năng xã hội khác nhau. Góc nhìn  xã hội học về vỉa hè trên hai phương diện là chức năng kinh tế và không gian công cộng của xã hội dân sự nhằm xác tín một cụm danh từ “xã hội học vỉa hè”.

20 tháng 12, 2011

Tìm hiểu về xã hội công dân

Nguyễn Hải Hoành

Xã hội công dân (Civil society, XHCD) là một khái niệm khá mới mẻ, hiện chưa có một nhận thức tương đối thống nhất. Nhân dịp nước ta đang chuẩn bị sửa Hiến pháp, chúng tôi xin trình bày một vài tìm hiểu còn rất sơ sài về đề tài này, mong bạn đọc cùng bàn thảo để làm sáng tỏ.

15 tháng 12, 2011

GIỚI THIỆU SÁCH 8: Những cơ sở nghiên cứu xã hội học

Sách mới !

Nhìn hình trên thì nhiều người sẻ thắc mắc, sách đó mà mới gì nữa ??? Nhưng có câu "Cũ người mới ta" lúc này thật đắc dụng !. Đây là cuốn sách đã được Viện xã hội học Liên Xô biên soạn với hai thứ tiếng Nga và tiếng Việt xuất bản năm 1988. Mình đã nghe nói, thấy trích dẫn nhiều nhưng bây giờ mới tìm thấy sau một lần lang thang hiệu sách cũ.

14 tháng 12, 2011

Thể chế với sự thịnh vượng của quốc gia


PGS.TS.Trần Văn Tùng*

Nhiều nhà nghiên cứu gần đây cho rằng thể chế mới là yếu tố cơ bản quyết định cho tăng trưởng kinh tế.
Nếu như các mô hình kinh tế về tích tụ các yếu tố sản xuất thay đổi công nghệ nội sinh chỉ cung cấp những lời giải thích gần đúng cho tăng trưởng kinh tế tương đối, thì những mô hình nào đưa ra lời giải thích đáng tin cậy hơn cả? Nhiều nhà nghiên cứu gần đây cho rằng thể chế mới là yếu tố cơ bản quyết định cho tăng trưởng kinh tế. Khi nhấn mạnh tầm quan trọng của lý thuyết thể chế và các thể chế kinh tế, để có các đánh giá khách quan hơn, cần xem xét tới yếu tố địa lý, văn hoá, các thành tố dẫn đến việc hình thành các động cơ kinh tế và một số cơ may có được từ một số xã hội.

13 tháng 12, 2011

Mạng xã hội và báo chí



Đoàn Phạm Hà Trang

TCCSĐT - Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mạng xã hội là một hiện tượng với những đặc trưng cực nhanh, cực rộng và phạm vi tương tác đa chiều không phân biệt thời gian và không gian, đang tác động mạnh mẽ tới toàn xã hội, trong đó có báo chí. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để mạng xã hội và báo chí hỗ trợ nhau, phát huy tác dụng lẫn nhau, cùng phục vụ đời sống xã hội ngày càng hiệu quả, chất lượng hơn.

12 tháng 12, 2011

Stress trong xã hội hậu hiện đại và siêu hiện đại

Lương Cần Liêm

 

Đề tài hôm nay là xem vài yếu tố tâm lý chuyển tiếp từ thời tiền hiện đại, đến những suy nghĩ về phương pháp luận (Méthodologie) của thời hiện đại và tại sao, qua thời hậu hiện đại. Ngày nay, chúng ta ở thềm của thời siêu hiện đại.

Khi chúng ta nhìn nhận các biến chuyển đó thì cách hiểu tâm lý xã hội con người sẽ rõ hơn. Hiện tượng “stress” không phải là giá phải chịu. Mục đích con người là có thể nào tìm ra cách làm giảm stress để đạt một đời sống “bình thường”, cho yếu tố văn hóa đi đôi với yếu tố vật chất. Tức là làm giảm căng thẳng trong cuộc sống.

9 tháng 12, 2011

Nghịch lý của văn hoá

Bùi Văn Nam Sơn

SGTT.VN - Khi được tái kết hợp với mô hình phê phán của Rousseau về sự tha hoá, triết học đời sống sẽ mang lại một tâm thức mới, đặc trưng cho cả một thời đại từ giữa thế kỷ 19 đến tận ngày nay: tâm thức bi tráng (Văn hoá và đời sống? Sài Gòn Tiếp Thị 23.11). Nếu mọi hình thức văn hoá (ý thức, tinh thần, khoa học, kinh tế, chính trị…) đều là những hiện thân khách quan của đời sống, thì con người thời đại đối diện với sự thật: tất cả chúng đều trở nên xa lạ với đời sống và, thậm chí, là những lực lượng đối lập lại đời sống.

7 tháng 12, 2011

Ai cai trị nướcMỹ?

Nguyễn Hải Hoành


Khái niệm tinh hoa quyền lực do Mills đề ra đã làm rung chuyển giới trí thức Mỹ và gây ra cuộc tranh luận suốt hơn nửa thế kỷ qua. Cuộc tranh cãi đó động chạm tới nhận thức về các khái niệm tinh hoa, dân chủ, quyền lực, nhận định về cấu trúc quyền lực và xu thế phát triển của nó trong xã hội Mỹ, và dẫn tới các vấn đề thuộc khái niệm rộng hơn – lĩnh vực xã hội học tinh hoa (Sociology of Elites).

5 tháng 12, 2011

Xã hội học của sự cô đơn

( Trích: 33 tiểu luận triết học của H. Béla)
Nguyễn Hồng Nhung, Dịch từ nguyên bản tiếng Hung ( Budapest. 2011.04.25)

1.
Cách diễn đạt” Xã hội học của sự cô đơn” mang tính mâu thuẫn logic, bởi vì ở đâu có cộng đồng, không thể nói đến cô đơn, và nơi có sự cô đơn, không thể nói về cộng đồng. Nhưng trong thực tế, con người phải trải qua trạng thái mâu thuẫn này.

29 tháng 11, 2011

Mills và Tư duy xã hội học

 
Là một trong số những nhà xã hội học Hoa Kỳ đầu tiên công nhận những đóng góp của Các Mác cho ngành, Charles Wright Mills (1916-1962) còn là lý thuyết gia nhiều ảnh hưởng trên thế giới. Tư tưởng của ông tiếp tục được sử dụng làm kim chỉ nam cho nhiều bộ sách nhập môn hay đề cương cho ngành xã hội học[1], còn tác phẩm nổi tiếng phác thảo tư duy xã hội học được tái bản nhiều lần trong vòng 50 năm qua[2].

25 tháng 11, 2011

CHỌN MẪU

Martin Bulmer
Nghiên cứu xã hội ở các nước đang phát triển-chương 7
Chủ biên : M. Bulmer và D.P. Warwick
1983, NXB John Wiley & Sons, Ltd.
Social Research in Developing Countries
M. Bulmer và D.P. Warwick biên tập
© 1983, John Willey & Sons, Ltd.
 Trần Hữu Quang dịch 2-2001

15 tháng 11, 2011

Khái quát các dòng tư duy xã hội học

(Hành vi con người và nghiên cứu xã hội học)
Martin Holborn & Mike Haralambos, Lê Hải dịch [*]

Phần này sẽ bàn đến các quan điểm (view) triết học về hành vi con người. Các quan điểm đó ảnh hưởng đến cả loại dữ liệu mà nhà xã hội học thu lượm lẫn phương pháp mà họ vận dụng để thu nhặt dữ liệu.

10 tháng 11, 2011

Tiểu luận: Lý thuyết hành động xã hội với tư cách là một phương pháp luận của khoa học xã hội và nhân văn.

Ngô văn huấn
Dẫn nhập
Khi đánh giá một công trình nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khoa học xã hội có rất nhiều các tiêu chí khác nhau. Nhưng một trong những tiêu chí quan trong và đó cũng là một phần trong hoạt động nghiên cứu khoa học đó là phương pháp. Phương pháp chính là cách thức, con đường để tác giả đi đến kết quả và đôi khi kết quả không quan trọng bằng cách thức đạt được kết quả đó như thế nào. Chính vì vậy, việc vận dụng phương pháp là yếu tố quyết định đến kết quả của nghiên cứu, đồng thời cũng cho thấy trình độ của tác giả. Trong phương pháp cũng có nhiều cấp độ và kiểu dạng. Cái cơ bản nhất là phương pháp luận, phương pháp luận sẽ là hướng tiếp cận là bước đi đầu tiên trong một công trình nghiên cứu. Nhưng trong thực tế nhiều công trình nghiên cứu đã coi nhẹ vai trò của phương pháp luận, vì thế sự hời hợt, rời rạc trong kết quả nghiên cứu là điều dễ xẩy ra.

9 tháng 11, 2011

Bản sắc xã hội


Eliot Smith & Diane Mackie, Lê Hải dịch
Các bản sắc xã hội neo chúng ta lại trong thế giới xã hội bằng cách kết nối chúng ta với những người khác - những người mà nếu không thì có lẽ chúng ta chả có lý do gì để tin cậy, để thích, hay thậm chí để biết cả.

3 tháng 11, 2011

PHIẾM ĐÀM VỀ BÓNG ĐÁ

Phan Hồng Giang
Vì sao như vậy? Khó có thể trả lời ngắn gọn cho hiện tượng xã hội lý thú này khi cơn ghiền bóng đá không buông tha một ai, bất kể đó là Tổng thống Brazil hay Argentina, Thủ tướng Tây Ban Nha hay Italia, là bậc thức giả uyên thâm hay anh phu hồ, tài xế, là cậu học trò lớp 1 hay chị hàng xén, hàng cơm... Tất cả đều say sưa thụ hưởng những xúc cảm hỷ nộ ái ố ùa về từ sân cỏ với 22 người đàn ông quần đùi áo số đang hăm hở săn đuổi duy nhất một trái bóng tròn... 

24 tháng 10, 2011

Lê Kiên Thành: Đừng để ý Bộ trưởng cao hơn pháp luật!

24/10/2011 07:19:32


- “Cấm cán bộ chủ chốt không được chơi golf là một quyết định, đứng về phương diện pháp luật có vấn đề. Trong khi, yêu cầu cấp dưới làm điều mình cho là đúng nghĩa là không thượng tôn pháp luật”.

10 tháng 10, 2011

Việt Nam đứng trước bài toán "nhập khẩu cô dâu"

Tôi không đồng ý với cách dùng từ "nhập khẩu cô dâu" mặc dù tác giả đã đặt trong ngoặc kép. Nếu báo chí vẫn còn dùng từ này thì đó thực sự là một thảm họa truyền thông. Cô dâu là con người toàn vẹn, không phải là hàng hóa để dùng với từ "nhập" hay "xuất". Về điều mà tác giả đang "bàn" ở đây. Tác giả đặt ra một nguy cơ trước măt  là "nhập khẩu" trước khi nghĩ đế việc đó thì hãy nghĩ cách ngăn chặn trình trạng "xuất khẩu" đó mới là lợi ích nhãn tiền-NVH

7 tháng 10, 2011

XUNG ĐỘT VÀ THỂ CHẾ HÓA XUNG ĐỘT

                                                     Phạm Xuân Cần

Trong hệ thống XHCN trước đây nói chung, ở nước ta nói riêng, khái niệm xung đột xã hội hầu như không xuất hiện một cách chính thức. Mọi vấn đề có liên quan thường được xem xét dưới các khái niệm “mâu thuẫn”, “đấu tranh giai cấp”. Cách tiếp cận giản đơn này đã làm cho việc nhìn nhận và giải quyết tranh chấp, xung đột không mấy hiệu quả, thậm chí phức tạp hơn. Thực tiễn đòi hỏi phải có một hướng tiếp cận khách quan, khoa học để nhận diện, lý giải đúng bản chất và tìm ra giải pháp xử lý các tranh chấp, xung đột một cách thích hợp.
Bài viết nhận diện và lý giải nguyên nhân, cũng như đề xuất một số giải pháp cho vấn đề này.

6 tháng 10, 2011

Vì khát vọng SẠCH, ai dám nhảy vào “vạc dầu”?

Những người thợ mộc giỏi nhất, tạo nên những mặt hàng đắt tiền nhất sống ở Thủ đô Hà Nội. Các vị thấy đó, họ tạo nên những chiếc ghế bán hàng chục tỷ đồng…

5 tháng 10, 2011

NHO GIÁO VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ (tiếp)

Trịnh Văn Thảo
Nho giáo hướng về cuộc đời
Trong xã hội Nho giáo, nhà nước nắm độc quyền quản lý đời sống tinh thần và xem mọi sinh hoạt tôn giáo như hành vi chính trị. Tuy nhiên, trách nhiệm của nhà nước Khổng Mạnh trên mặt thượng tầng tôn giáo không phủ nhận sự hiện diện của các “hạ tầng tôn giáo” (infra – religions) như đạo thờ cúng tổ tiên có trước nó, vì lý do rất giản dị là Nho giáo luông hướng về đời sống hiện đại (thiên hạ) và nhà nho không bị ám ảnh bởi định mệnh của mình trong cõi chết. Đặc tính của nhà nho là chấp nhận rằng có nhiều sự việc bất khả tri luận (agnos – tique) (tr.208).

3 tháng 10, 2011

Giới trí thức: Từ lí thuyết đến thực tiễn

Phần 1: Khái niệm người trí thức 

 Phạm Quang Tú - Đặng Hoàng Giang*


Emile Zola đã chấp bút “Manifeste Des
Intellectuels” đệ trình lên chính phủ Pháp
năm 1898. Trong ảnh: Chân dung Emile
Zola của Édouard Manet.

Trí thức là một từ Hán Việt nhưng nguyên quán của nó là bối cảnh chính trị - văn hóa phương Tây vào cuối thế kỉ XIX.

1 tháng 10, 2011

Quảng Nam tạm dừng dự án Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng

hehe ! những phán ứng kịp thời đã có tác dụng !

7:42 PM, 30/09/2011
(Chinhphu.vn) – Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công trình xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu đơn vị chủ đầu tư là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạm dừng triển khai dự án.

28 tháng 9, 2011

An Giang, Đồng Tháp: Vỡ đê, nước tràn như thác

Miền trung thì đang có bão lớn, ĐBSCL thì lụt to ! Không biết các quan chức đang đi công du nước ngoài có "tiết kiệm" thời gian để về với dân không ? Trong bài có hình ảnh một nông dân đang đứng nhìn dòng nước lũ mà thấy thật đâu lòng !

Trong 10 năm tới VN tập trung phát triển an sinh xã hội-Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

Chỉ trong vòng 10 năm tới mà không phải đã làm hay sau đó nữa sao ???

27 tháng 9, 2011

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cần được triển khai thống nhất, đồng bộ

Một tín hiệu vui, cho thấy những động thái tích cực của Đảng, Nhà nước trong đổi mới giáo dục. Trong hội thảo này có bà Nguyễn Thị Bình, GS. Hoàng Tụy, những tiếc là không thấy có GS Hồ Ngọc Đại, GS Chu Hảo....

Dân hối hả chống bão, cán bộ huyện say sưa nhậu

hehe !cán bộ thì ai mà chẳng nhậu, nhưng các Bác này nhậu không đúng lúc rồi !!! Chắc cấp cao hơn phải "nhắc nhở" ngay !

26 tháng 9, 2011

Nhà ở xã hội: Giấc mơ ngày một xa vời!

 Thanh Ngọc

Nhà ở xã hội đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm của đông đảo dư luận xã hội, đặc biệt là với người dân sinh sống ở các khu đô thị. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai, việc sở hữu một căn hộ như vậy lại đang là giấc mơ ngày một xa vời với đại đa số người dân có thu nhập thấp trong xã hội.

25 tháng 9, 2011

Những nhân vật nổi tiếng trong tuần này

 Ngô Văn Huấn tuyển lựa và bình chọn dựa mức độ quan tâm  và được bàn luận trên truyền thông.

24 tháng 9, 2011

Chúng ta đang "thừa" văn minh, thiếu văn hóa?

Chúng ta có đầy đủ và có nơi thừa các chức vụ, những người quản lý nhưng lại thiếu văn hóa quản lý. Tham nhũng là gì? Là nhũng lạm (cách gọi chính danh tham nhũng của Bác Hồ). Nhũng lạm là lợi dụng quyền lực để tham ô và nhũng nhiễu dân. Những người như vậy là thừa quyền lực nhưng thiếu văn hóa cầm quyền.

23 tháng 9, 2011

Nguyên Ngọc: Dị ứng với suy nghĩ "nhất thế giới"

Nguyên Ngọc


- "Tôi nhớ Đài Chiến sĩ vô danh ở thủ đô nước Nga, là một tấm đá đen phẳng lì và sát mặt đất, hầu như không hề một chút nhô lên khỏi mặt đất. Con người đến đó để mà ưu tư về sự vĩ đại lặng lẽ và vĩnh hằng của hy sinh vô danh. Hẳn về người mẹ cũng nên tìm một cách nghĩ như vậy" - nhà văn Nguyên Ngọc.

22 tháng 9, 2011

Sách của Người Chăm

Ngô Văn Huấn

Một số Trang sách cổ người Chăm ở Ninh Thuận

21 tháng 9, 2011

BIẾN ĐỔI XÃ HỘI


Ngô Văn Huấn

1. Khái niệm

Khái niệm biến đổi xã hội thường được dùng với nghĩa tương tự như các khái niệm gần nghĩa và cũng dẫn đến những nhầm lẫn như: biến chuyển xã hội, thay đổi xã hội, tiến bộ xã hội, tiến hóa xã hội, hiện đại hóa…

20 tháng 9, 2011

THIẾT CHẾ XÃ HỘI VÀ CÁC THIẾT CHẾ TRONG HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI


                                                                                Ths. Nguyễn Thị Vĩnh Hà
   Phòng NC chính sách An sinh xã hội
                                                                                 Viện Khoa học Lao động và Xã hội

1. Thiết chế xã hội và thiết chế xã hội trong hệ thống ASXH
1.1. Thiết chế xã hội
Thiết chế được hiểu là toàn bộ các quy định chi phối một tổ chức, một đoàn thể.
Từ điển Bách khoa Việt Nam - NXB Từ điển Bách khoa - Hà Nội 2005 có đưa ra định nghĩa về thiết chế xã hội như sau: “Thiết chế xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và hệ thống giám sát mọi hoạt động xã hội. Nhờ các thiết chế xã hội mà các quan hệ xã hội kết hợp lại với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng”.

Bộ Tài chính - Công Thương cãi nhau về giá xăng

Hehe ! đây là hai "nhóm lợi ích" chắc phân chia lợi ích thế nào mà "choảng nhau" không biết qua vụ "húc nhau" này người dân có trở thành nạn nhân giống như ruồi muỗi không nữa??? (NVH)

19 tháng 9, 2011

VƯƠNG QUỐC TRUNG BÌNH


(Sự cường điệu và thực tế về sự trỗi dậy của Trung Quốc)
Salvatore Babones, Foreign Affairs, tháng Chín/tháng Mười 2011

Salvatore Babones là Giảng viên Thâm niên môn Xã hội học và Chính sách Xã hội tại Đại học Sydney, Australia.

Dù bằng bất cứ thước đo nào, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (TQ) là chưa từng thấy, thậm chí là một phép lạ. Theo Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế TQ đã tăng trưởng ở mức trung bình 9,6% mỗi năm từ năm 1990 đến 2010. Vào đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây, nhiều người đã lo sợ rằng cổ máy tăng trưởng kinh tế của TQ sẽ từ từ khựng lại. Cuối năm 2008, ngành xuất khẩu TQ suy sụp, khiến nhiều người lo sợ về tình trạng bất ổn chính trị và dân chúng nổi loạn trong nước. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu rốt cuộc cũng chỉ là một ổ gà trên con đường tăng trưởng kinh tế của TQ. Mặc dù sức ép lạm phát hiện đang gia tăng tại TQ và bong bóng địa ốc của TQ có nguy cơ bùng nổ, nhưng hầu hết các nhà kinh tế vẫn tiếp tục tiên đoán sự tăng trưởng nhanh chóng của quốc gia này sẽ tiếp diễn vào tương lai. Mặc dù những tiên đoán của họ khác nhau xa, nhưng dường như họ có cùng quan điểm cho rằng sự tăng trưởng của TQ sẽ là nhanh chóng – nếu không thể nói là nhanh như trước – và rằng tỉ lệ tăng trưởng này sẽ tiếp diễn nhiều thập niên nữa. Những tiên đoán này cùng một lúc vừa là dè dặt về tương lai gần (thành tích kinh tế của TQ sẽ không còn phi thường như trước) vừa là lạc quan về tương lai xa (chúng cho thấy hướng đi lên của TQ là không ngừng). Dù với sự trùng hợp tình cờ hay có theo một bài bản, những dự đoán này chỉ là những suy diễn có liều lượng dựa vào các xu thế phát triển hiện nay.

18 tháng 9, 2011

Người ca sĩ trong xã hội hiện đại dưới góc nhìn xã hội học

                                                              Lê Thị Nương


Định nghĩa về ca sĩ được xem là người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều thể loại nhạc: Pop, Rock, Jazz,... mà các cuốn từ điển cung cấp có vẻ như đã lỗi thời vào thời điểm hiện tại, bởi vì ngày nay những người hát hay chưa chắc đã là ca sĩ và ngược lại những người đã được phong cho cái danh hiệu là “ca sĩ” nhưng chưa chắc hát đã hay. Nhìn chung ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại tiêu chuẩn để trở thành một người ca sĩ còn chưa rõ ràng, vì vậy khái niệm “ca sĩ” được hiểu một cách tương đối đó là “người chuyên thể hiện các ca khúc”.

14 tháng 9, 2011

Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

Nguyễn Trần Bạt
Toàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.

VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ


 Bùi Văn Nam Sơn
Một là vua sự dân chẳng biết
Hai là quan chẳng thiết gì dân
Ba là dân chỉ biết dân
Mặc quân với quốc, mặc thần với ai…
Thật không vui khi vào dịp đầu xuân lại nhớ đến ba điều “tệ nhân” (nguyên nhân của sự tồi tệ) được cụ Phan Bội Châu kể ra một cách thống thiết trong Hải ngoại huyết thư (1906) về tình trạng tha hóa và “vô cảm” của quyền lực ở nước ta vào đầu thế kỷ XX. Nhưng, thiết tưởng cần nhớ đến để tiếp tục tìm hiểu và suy nghĩ, vì mãi đến hơn nửa thế kỷ sau, mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và người công dân mới thực sự được đi sâu nghiên cứu như một vấn đề hệ trọng của chính trị học, xã hội học, văn hóa học… với sự ra đời của một khái niệm mới mẻ: văn hóa chính trị. Đó là vào năm 1963 khi hai tác giả Gabriel Almond và Sidney Verba xuất bản công trình khảo sát mang tên “Văn hóa chính trị” (“The Civic culture”(*)), và được bổ sung, mở rộng vào năm 1980.

13 tháng 9, 2011

NHO GIÁO VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ

Trịnh Văn Thảo

ĐỂ LÀM SÁNG TỎ VÀI VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT VÀ NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ (SOCIOLOGIE HISTORIQUE), TÁC GIẢ XIN MẠN PHÉP TÓM TẮT QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ CỦA MAX WEBER ĐÃ HƯỚNG DẪN, SONG SONG VỚI DUY VẬT SỬ QUAN, NHỮNG LUẬN ĐỀ CHÍNH KHAI TRIỂN TRONG BÀI NÀY.

12 tháng 9, 2011

MẮM TÔM HAY BUTTER - PHÁP LUẬT KHI LÀ MỘT THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA

 Nguyễn Minh Tuấn
Bạn có thể tưởng tượng được không rằng thời nay ở nước Mỹ, một đất nước được cho là giàu có và văn minh nhất thế giới, ở bang California người ta cho phép người chồng được phép đánh vợ bằng thắt lưng da nhưng lại qui định cụ thể điều kiện dây thắt lưng không được rộng hơn 2 inch ( 1 inch= 2,54cm), cách đó không xa bang Michigan lại có qui định cấm đàn bà đi cắt tóc mà không xin phép chồng mình trước (1). Lạ hơn ở Afghanistan người ta có đạo luật áp dụng trong cuộc sống gia đình của người thiểu số Shia cho phép chồng có quyền bỏ đói vợ nếu bị từ chối sex (2). Ở nhiều nước Hồi giáo, luật pháp còn cho phép một người đàn ông có thể lấy tối đa những 4 vợ và hợp pháp hóa việc người chồng có quyền đánh vợ khi người vợ không phục tùng chồng (3).

LÀM SAO ĐỂ GIỮ ĐƯỢC TRÁI TIM CHÀNG ?

Lê Thị Nương
T
ừ xưa đến nay con người cũng không thể định nghĩa được một cách chính xác tình yêu là gì? Nó là một điều vô cùng bí ẩn, là đề tài vô tận của văn chương và thơ ca. Nhà thơ Xuân Diệu đã ví von rằng “Yêu là chết trong lòng một ít, nhưng thực chất, tình yêu là gì? Nếu như có ai đó nói với bạn rằng “đối với thế giới bạn chỉ là 1 người , nhưng đối với người ấy bạn là cả một thế giới thì chắc chắn bạn đã tìm ra được một nửa của đời mình rồi đấy! Hãy để cảm xúc trong người ấy mỗi ngày một mãnh liệt hơn và hình thành nơi họ ước muốn gắn bó bên bạn suốt đời. iữ được niềm si mê trong lòng chàng. Một vài cách dưới đây sẽ giúp bạn giành được trái tim người đàn ông của bạn mãi mãi. Những điều mà các bạn sắp tham khảo dưới đây có ý nghĩa trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đối tượng nào, dù là mới yêu nhau, mới lấy nhau hay đã sống chung nhiều năm thì nó cũng luôn giúp bạn thể hiện được tình cảm và giữ lửa yêu thương cho đến hết cuộc đời.

9 tháng 9, 2011

XÃ HỘI HỌC VỀ BÓNG ĐÁ

Ngô Văn Huấn
Bóng đá được mệnh danh là môn thể thao vua, cái địa vị “ngôi vương” đó đã nói lên vai trò và tầm ảnh hưởng của nó trong xã hội. Không chỉ có vậy, bóng đá đứng ở vị trí cao nhất trong các môn thể thao như một vị giáo hoàng với mạng lưới tín đồ dày đặc và rộng khắp. Dưới cách tiếp cận xã hội học sự biến đổi và vai trò của bóng đá đã chứng minh cho tính xã hội của môn thể thao đặc biệt này.

8 tháng 9, 2011

MỘT XÃ HỘI BÊN BỜ VỰC TAN CHẢY

Một xã hội bên bờ vực tan chảy
Hiếu Tân

Jakob Augstein, Spiegel, 18/8/2011

Những cuộc nổi loạn ở London là một 'Fukushima xã hội' đối với thế giới Phương Tây. Chúng ta có nên thật sự ngạc nhiên rằng sự gia tăng của cải cho một nhúm người đi đôi với việc đồng thời bần cùng hóa đa số, không thể tiếp tục không giảm sút?

5 tháng 9, 2011

GIAO LƯU TRỰC TUYẾN VỚI HỌC GIẢ EMILE DURKHEIM

Lấy cảm hứng từ: “Giao lưu trực tuyến” với Hobbes, Locke và Rousseau.

Xin trân trọng chào mừng các quý vị đã đến khu vườn xã hội học http://www.ngohuan.blogspot.com/ ! Nhằm tạo ra sự tương tác nhiều hơn nữa để thông qua đó hiểu rõ hơn những tư tưởng của các nhà xã hội học kinh điển. Bằng nỗ lực của mình chúng tôi sẽ tổ chức những buổi Giao lưu trực tuyến với các nhà xã hội học kinh điển đến từ khắp nơi. Đây là số đầu tiên mà chúng tôi thực hiện rất mong sự đóng góp ý kiến của quý vị !
Kính thưa quý vị ! hôm nay  tại “khu vườn” http://www.ngohuan.blogspot.com/ tổ chúc buổi Giao lưu trực tuyến giữa độc giả khắp nơi với nhà xã hội học Emile Durkheim xung quanh các vấn đề xã hội học. Chúng ta sẽ nhâm nhi ly trà ngon và bàn luận về xã hội học trong một khung cảnh và  thời tiết  rất đẹp. Quý độc giả hãy đặt các câu hỏi qua địa chỉ mail huanxhhdl@gmail.com, các kỹ thuật viên sẽ thuật lại cho ông Emile Durkheim rồi học giả của chúng sẽ trả lời cho các bạn trên phần comment trực tuyến trong khu “vườn này”.

4 tháng 9, 2011

ĐỔ LỖI CHO SỰ SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC VỀ MỘT CUỘC BẠO LOẠN LÀM NÊN ĐỂ NHỮNG ĐỀ BÁO HẤP DẪN NHƯNG LÀ CHÍNH SÁCH TỒI

Một bài viết của một một cựu chính trị gia Anh bàn về nước họ, nhưng rất hữu ích cho các nhà lãnh đạo xứ ta -NVH.

Hiếu Tân dịch

Nói về một tình trạng bất ổn chung là sai lầm. Những vấn đề của đất nước bắt rễ sâu xa từ quá nhiều gia đình trục trặc

1 tháng 9, 2011

TRỞ LẠI HỌC THUYẾT ĐẠO ĐỨC CỦA DURKHEIM XEM XÉT XÃ HỘI HIỆN NAY


Ngôn Huấn
Durkheim được xem là người có công lớn nhất trong việc xác lập Xã hội học là một khoa học độc lập cả về mặt lý luận lẫn phương pháp luận. Tuy nhiên, người ta còn biết đến ông với tư cách là một nhà khoa học khả kính của giáo dục học, khoa học về tôn giáo. Trên lĩnh vực chính trị, học thuyết đạo đức xã hội của Durkheim cũng để lại những dấu ấn rất đặc sắc.

30 tháng 8, 2011

INTERNET VÀ CHÍNH TRỊ

Ngô Văn Huấn
Người ta đã thấy những biến cố chính trị từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có vai trò rất lớn của internet. Với tính nhạy bén rất cao, trong khi sự kiểm soát hầu như không thực hiện được; thông tin đã được truyền đi rất nhanh vượt qua khỏi biên giới quốc gia để hình thành một hành động chung. Trong cách mạng Hoa Lài, thì các trang mạng xã hội có vai trò quyết định đến tốc độ và sự bùng nổ góp phần làm nên thắng lợi của nhũng người biểu tình. Từ internet, nhũng hình ảnh, lời kêu gọi, diễn đàn được truyền đi rất nhanh tạo thành một sức mạnh tập thể có thể đẩy lùi súng ống của cảnh sát và quân đội.

28 tháng 8, 2011

SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM (Qua khảo sát tài liệu xã hội học đại cương)-Phần 2

Sự phát triển tài liệu xã hội học đại cương
Đối với các tài liệu về Xã hội hội học đại cương, năm 1945 một học giả miền Nam, người hoạt động trong chủ nghĩa Đệ Tứ, đã có nhiều năm du học ở Pháp là Hồ Hữu Tường trong khi bị quản thức ở Hà Nội đã viết cuốn “Nhập môn xã hội học[6].

26 tháng 8, 2011

“Giao lưu trực tuyến” với Hobbes, Locke và Rousseau (kỳ cuối)


SGTT.VN - Người dẫn chương trình: Thưa cụ Rousseau, cụ đã nhiều lần tỏ ra sốt ruột, vì hình như cụ không mấy đồng tình với cụ Hobbes lẫn cụ Locke. Thế nhưng, tại sao cụ, một trong những người cha tinh thần của đại cách mạng Pháp, lại đặt tên cho tác phẩm nổi tiếng của mình là Khế ước xã hội (1762), một thuật ngữ thuộc bản quyền của hai cụ kia?

“Giao lưu trực tuyến” với Hobbes, Locke và Rousseau- kỳ 2


SGTT.VN - Người dẫn chương trình: Chúng ta vừa nghe cụ Hobbes chủ trương một nhà nước mạnh, có quyền lực vô biên để đảm bảo an ninh công cộng. Thưa cụ Locke, là tác giả của Hai khảo luận về chính quyền (1689 – 1690), cụ nghĩ gì về quan niệm ấy của cụ Hobbes?

Giao lưu trực tuyến” với Hobbes, Locke và Rousseau- Kỳ 1


SGTT.VN - Người dẫn chương trình: Mời quý vị theo dõi buổi tranh luận “trực tuyến” (tưởng tượng!) với ba vị tổ sư chung quanh câu hỏi: Nhà nước để làm gì? Dân quyền cần được thể chế hoá ra sao? Xin nhiệt liệt giới thiệu cụ Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778) người Pháp và hai cụ tiền bối người Anh là Thomas Hobbes (1588 – 1679) và John Locke (1632 – 1704).

25 tháng 8, 2011

XÃ HỘI HỌC LÀ GÌ ?

 Ngô Văn Huấn

Xã hội học là khoa học nghiên cứu nhằm lý giải những hành vi của cá nhân trong những tình huống khác nhau trong đời sống xã hội. Xã hội học cũng sẽ chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa các xã hội, các nhóm với nhau. Việc học tập và nghiên cứu xã hội học cho phép chúng ta khám phá ra những thay đổi xã hội cũng như hình thành những góc nhìn khác nhau. Để qua đó thấy được những nguyên nhân phúc tạp ẩn sâu bên trong và những hậu quả của hành vi con người.

24 tháng 8, 2011

SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM (Qua khảo sát tài liệu xã hội học đại cương)-Phần 1

Ngô Văn Huấn[1]

Bằng việc giới thiệu những cuốn sách, giáo trình và bài giảng Xã hội học đại cương( nhập môn xã hội học); cũng như điểm lại nhưng dấu mốc quan trọng của nền xã hội học Việt Nam. Tác giả hướng đến việc cung cấp cho người đọc những thành tựu trong công tác biên soạn, dịch thuật và giảng dạy xã hội học đại cương ở nước ta. Qua đó cho thấy sự phát triển của nghành khoa học này ở Việt Nam

22 tháng 8, 2011

Những dấu hiệu bất thường của đời sống văn hoá

Vĩnh Khánh
Đó là điểm thi vào đại học môn lịch sử năm 2011 qúa thấp. Nhiều trường đại học có đến 98% thí sinh có điểm thi dưới trung bình, thậm chí có trường chỉ có 1 thí sinh đạt điểm trung bình. Là hiện tượng vi phạm di tích lịch sử văn hoá với rất nhiều biến hoá khác nhau trên rất nhiều địa phương trong cả nước. Ngay tại thủ đô Hà Nội thì hiện tượng này cũng xảy ra và không chỉ là cá biệt. Việc xâm phạm di tích ngay trong các dự án bảo tồn tôn tạo là khá nhiều, kể cả các dự án lớn với sự chỉ đạo, quản lý của các cơ quan chuyên môn và quản lý quan trọng.

26 tháng 7, 2011

"Vĩnh biệt Condo, bậc hiền triết của chúng ta, của Tây Nguyên" - Nhà văn Nguyên Ngọc


Georges Condominas đã ra đi trong đêm thứ bảy 16 rạng sáng chủ nhật 17-7-2011. Thế giới vừa mất một trong những nhà dân tộc học lớn nhất của mình. Chắc chắn trong những ngày đến sự kiện này sẽ gây xao động không chỉ ở Pháp, và ở Việt Nam, nơi nhà bác học này đặc biệt gắn bó. Và tôi chắc ở một nơi sâu tít trong tận cùng Tây Nguyên, tại cái làng nhỏ có tên là Sar Luk bên bờ con sông Krong Nô hoang vắng, dưới chân dãy Chư Yang Sin hùng vĩ, một dân tộc rất nhỏ tên là dân tộc Mnông Gar sẽ làm lễ bỏ mã cho ông, Yoo Condo thân thiết của họ - Yoo là cách người Mnông Gar gọi người nơi khác đến mà đã trở nên ruột thịt.

14 tháng 7, 2011

CHỈ SỐ QH -Mối quan hệ (social relation)

Ngô Văn Huấn
Con người đã sáng tạo ra chỉ số IQ để đo lường trí thông minh bằng những con số định lượng dựa trên những chỉ báo trắc nghiệm tâm lý và tư duy của từng người rất hữu hiệu. Nhưng con người là một cá nhân được tổng hòa bởi rất nhiều yếu tố. Trí thông minh chỉ là một yếu tố, dù rằng nó được đánh giá khá cao những hoàn toàn không phải là quyết định đến sự thành bại của một cá nhân. Có một nhân vật trong bộ phim Chủ tịch tỉnh đang được phát sóng trên VTV1 đã nói một câu rất có lý trong xã hội hiện nay “chỉ số IQ không bằng chỉ số QH”. Điều này là một thực tế ở Việt Nam hiện nay. Nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường muốn tìm việc làm thì bài học vỡ lòng đầu tiên phải học thuộc và suy ngẫm là “Nhất thân nhì quen”. Còn trong cơ quan công quyền một điều cũng gần như là chân lý “Ba năm phấn dấu không bằng cơ cấu một lần”. Thực tế đó đã cho thấy tính quan trọng mối quan hệ xã hội của mỗi người.

12 tháng 7, 2011

CÁC BƯỚC TRONG PHỎNG VẤN

* Ngô Văn Huấn
1- Chuẩn bị các công cụ cần thiết cho cuộc PV
  • Bảng hỏi, bút, máy ảnh, máy ghi âm....
  • Trang phục phù hợp, thoải mái 
  • Nếu là 2 người: xác định ai hỏi, ai ghi chép
2- Tiếp cận người được PV: 
  • Tự giới thiệu, xin phép được PV
  • Tìm một chỗ để PV thuận lợi: chỗ ngồi có thể ghi chép được, có thể nghe rõ người trả lời nói, có thể quan sát được người trả lời...
  3- Bắt đầu PV:
  • Giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu
  • Nếu sử dụng máy ghi âm hay chụp ảnh cần phải xin phép
  • Có thể kết hợp vài câu hỏi để làm quen: nói về thời tiết, thị trường, thời sự….
  • Hỏi tên người mình PV (lúc bắt đầu hoặc cuối cuộc PV)
  • Dự kiến những câu hỏi mình đưa ra
  • Tuân thủ các câu hỏi trong bảng hỏi hoặc phác thảo trình tự câu hỏi nhưng không nên cứng nhắc
  • Nhấn mạnh đến những câu hỏi mà người trả lời nắm rõ 
  • Tránh những câu hỏi chung chung, trừu tượng
  • Tránh những câu hỏi sáo rộng, hiển nhiên
  • Khi thấy cuộc PV nhạt nhẽo, vô ích hãy tìm cách kết thúc một cách lịch sự
  • Khi người trả lời chưa trả lời câu hỏi của mình thì nhắc lại một các khéo léo mà không bị lặp
  • Khi người  trả lời nói sang chuyện khác, người PV phải biết “lái” sang chủ đề chính
  • Khuyến khích người trả lời đưa ra những ví dụ minh họa 
  • Nếu cuộc PV quá dài nên nghỉ giải lao bằng cách tán gẫu, nhưng không được sa đà
  • Tránh những câu hỏi quá “nhạy cảm”
  • Nền đặt những câu hỏi để người trả lời giải thích rõ hơn ý của mình
  • Luôn biểu lộ thái độ biết lắng nghe hay ghi chép
  • Hỏi lại những thông tin còn chưa rõ, hoặc cần tìm hiểu sâu hơn.
4- Kết thúc
  • Nói lời kết thúc
  • Không quên lời cảm ơn, nhưng không hứa hẹn bất cứ điều gì khi mình không làm được hoặc không thuộc chức trách của mình
  • Lời chào lịch sự.

NHỮNG ĐIỀU THƯỜNG GẶP PHẢI TRONG MỘT CUỘC PV

Ngô Văn Huấn

  • *Định kiến của người PV đối với người  trả lời PV
  • Đang PV 1 người có nhiều thì người “nhảy vào”
  • *Việc diễn đạt khó khăn do rào cản ngôn ngữ, giọng nói
  • *Cảm thấy mệt mỏi và bão hòa khi kết quả không tốt
  • *Địa vị xã hội và giới tính của pv viên, người được
  • *Hình thức bên ngoài của người được PV: giọng nói, quần áo, tuổi tác, hình dáng...
  • *Không hiểu rõ về vấn đề mình nghiên cứu
  • *Sự từ chối của người trả lời
  • *Những nội dung nhạy cảm
  • *Những tình huống nhạy cảm
  • *Bị hiểu sai là tiếp thị….
  • *Ảnh hương của thời tiết, không gian PV.

9 tháng 7, 2011

CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI


 Ngô Văn Huấn

Con người

Con người làm một sự kiến tạo từ ba yếu tố sau:

·         Con người là một thực thể sinh học được tạo bởi những bộ phân, các cơ quan và vận hành theo quy luật sinh học.

·         Con người là thực thể tinh thần: con người có tình cảm đau buồn, vui sướng, tâm linh biết làm điều thiện ác. Các nhà đạo đức học, tâm lý học, văn học, nhân học… nghiên cứu con người ở phương diện này

Otto Graf Lambsdorff – Tự do: Biện pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu nhất (1)

Phạm Nguyên Trường dịch

Đói nghèo là một thách thức

Đói nghèo trên diện rộng vẫn là một vấn đề của cộng đồng thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì năm 1988 có 1,2 tỷ người sống trong tình trạng nghèo đói tuyệt đối, nghĩa là với ít hơn 1$ một ngày. Một nửa trong số đó nằm trong các khu vực Nam Á. Mặc dù trong những năm vừa qua tỉ lệ nghèo đói có giảm bớt, nhưng đây vẫn lá vấn đề lớn nhất của nhân loại.

8 tháng 7, 2011

CỘNG ĐỒNG KHU VỰC

Stanislaw Ossowski, Lê Hải dịch[1]
Có lúc ở một nơi khác tôi từng phân chia giữa hai khái niệm “tổ quốc riêng tư” và “tổ quốc ý thức hệ”[2], rằng khi nói đến tổ quốc ý thức hệ[3] tôi nghĩ đến lãnh thổ quốc gia, và toàn bộ phân tích đó phát xuất từ các nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc hiện đại. Nhưng khái niệm tổ quốc ý thức hệ trong này mang phạm vi rộng hơn: tổ quốc ý thức hệ là khu vực mà cá nhân liên hệ không chỉ qua trải nghiệm cá nhân và trực tiếp liên quan tới lãnh thổ đó và được tạo ra qua hoạt động cuộc sống bình thường, mà còn thông qua việc lệ thuộc vào một cộng đồng nhất định, vào nhóm mà cái lãnh thổ đó phần nào định hình. Vai trò các yếu tố cá nhân trong quan hệ cá thể với tổ quốc ý thức hệ hoàn toàn là giao thoa giữa tổ quốc riêng tư và tổ quốc ý thức hệ.

7 tháng 7, 2011

XÃ HỘI HỌC CHIẾN TRANH

Ghi chép từ một công trình
nghiên cứu xã hội học Nga
 
-Vương Trí Nhàn-
                                 Nếu đọc bài viết Bối cảnh lịch sử Việt nam giai đoạn 1558-1802 tập san Nghiên cứu Huế tập VII, NXB Thuận Hóa 2010, ở tr 93-95, người ta sẽ  thấy nhà sử học Nguyễn Hữu Châu Phan cho biết :
             “Họ Nguyễn trong lãnh thổ Đàng Trong từng dùng chính sách táo bạo” biến hết dân làm binh”.
“Một tu viện trưởng là Choisy, đến Đàng Trong vào năm 1656 nhận xét “Người Đàng Trong chỉ sống với chiến tranh.”


“Thích Đại Sán, một nhà sư Trung quốc cũng có mặt thời ấy thì ghi nhận là trong nước[ Đàng Trong] , hay bàn việc võ bị, chẳng chuộng văn đức’.
 “Ông này còn kể “ hỏi chuyện biết rằng trong nước trăm thứ thợ  đều do quân nhơn làm. Mỗi năm vào khoảng tháng ba tháng tư quân nhơn đi các làng, bắt dân từ 16 trở lên,  những người thân thể cường tráng, đóng gông lại bằng một cái gông tre, hình như cái thang, nhưng hẹp hơn, để giải về phủ sung quân; vào quân đội rồi mỗi người bắt chuyên học một nghề ...có chiến tranh đem ra đánh giặc,  lúc vô sự ở theo vương phủ làm xâu ... Những dân còn lại ở nhà toàn gầy yếu tàn tật chẳng có mấy người mạnh mẽ “.
Cả Đàng Ngoài thời ấy cũng được tổ chức để sẵn sàng chinh chiến. Nhiều tài liệu của các giáo sĩ phương Tây gọi các chúa Trịnh là các tướng quân, các đại nguyên súy...
 Nhưng đó không phải là đặc điểm riêng của thế kỷ XVII - XVIII . Mà trên nét lớn,  phải nhận là tình hình chung của dân mình xứ sở mình quốc gia mình kéo dài suốt cả  trường kỳ lịch sử . Có cảm tưởng như trong quá khứ, trong phần lớn thời gian tồn tại,  cộng đồng chúng ta sống như một đạo quân hơn là một xã hội bình thường. Hoặc đó là một xã hội quân sự hóa hơn là xã hội dân sự.
 Muốn hiểu một quá khứ như thế,  người nghiên cứu phải đi vào tìm hiểu tác động của chiến tranh tới cách tổ chức xã hội cũng như sự hình thành cá nhân nói chung.
 Nhưng ở ta hướng nghiên cứu này gần như chưa được triển khai. Trên đường tìm tới  một cái nhìn khái quát,  chúng ta không thể không bảo nhau cầu viện sự trợ giúp của sách vở nước ngoài, nhất là thành tựu của các ngành khoa học xã hội hiện đại.
Sau đây là một tài liệu tiếng Nga tôi đã tìm được và tạm ghi chép lại ( chứ  không phải là bản lược thuật chính xác cuốn sách đã đọc ).

Xã hội học chiến tranh
      Bản tiếng Nga của  V.V. Serebryannikov
Tác giả sách là giáo sư tiến sĩ khoa học triết học .
Sách nằm trong chương trình nghiên cứu của  Viện nghiên cứu xã hội chính trị  Viện hàn lâm khoa học Nga  và Trung tâm xã hội học các vấn đề an ninh quốc gia
Nhà xuất bản Thế giới khoa học , Moskva, 1977
            
Chương III
Chiến tranh và xã hội.
Tác động chiến tranh tới xã hội
Chiến tranh khá hào hiệp trong việc “chặt phá” “đốn ngã”  những người mạnh khoẻ, tài năng đương sức. Số phần trăm người xuất sắc có tài có đạo lý mà chết lớn hơn nhiều so với số phần trăm những kẻ bình thường.
Điều này khiến cho sau chiến tranh, tiềm năng sáng tạo của xã hội bị hạ thấp. (Theo P.Sorokin Tình trạng hiện thời của nước Nga Novyi Mir 1992 số 4-5 )
Đầu chiến tranh vệ quốc, tất cả nam giới ở các trường cao đẳng đi lính. Số này chết với tỷ lệ cao, gấp 6-7 lần người thường.
P. Sorokin kết luận, tất cả các cuộc chiến tranh và cách mạng đều là công cụ chọn lọc có tính chất tiêu cực trước hết với những yếu tố tốt đẹp trong cư dân.
[tr 90] Chiến tranh đưa đám đông trở lại tình trạng dã man, làm tan rã đời sống tinh thần, làm họ hung bạo như thú dữ, làm họ hoang dã như các giống vật chưa thuần hoá. Cùng với chiến tranh là sự phổ biến của bạo lực, sự phi nhân hoá, sự thụt lùi, tan vỡ các giá trị cuộc sống. Các cuộc chiến tranh lớn là nhân tố làm thoái hoá con người.
Trong chiến tranh các dân tộc trở nên phân hoá, người theo ta, người theo địch, người đi du kích, người trốn tránh. Làm cho con người trở nên giống nhau, làm cho dân tộc tự tách biệt khỏi thế giới.  Chỉ với các xã hội theo mô hình chủng tộc -- những dạng xã hội không có cá nhân và, nói cho chính xác ra là  chưa hình thành  V.T.N.--  chiến tranh mới là nhân tố khiến nó trở nên gắn kết.
[tr 94] Chiến tranh phục vụ lớp người có quyền. Còn những nhà văn hoá, nhà khoa học thì đóng vai “chiến đấu” – “ca ngợi” - theo đơn đặt hàng của lớp người có quyền đó.
Chiến tranh làm cho những người thuộc loại dân đen song liều lĩnh táo gan – nói một cách sang trọng là có tinh thần dũng cảm, thông minh --  sớm được đứng vào hàng ngũ quý tộc quân sự và chuẩn bị bước vào giai tầng lãnh đạo.
          Chớ nên dừng lại ở những cuộc chiến tranh lớn. Chính những cuộc chiến tranh nhỏ cũng làm mòn sức lực con người.
          Các dân tộc quen chiến tranh cũng sinh thói quen dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề xã hội.

[Tr 95] Chiến tranh là một hiện tượng chém giết tự phát  ….
Từ thời cổ, chiến tranh tạo ra sự vận động xã hội. Tính chất tiến bộ của chiến tranh là thuộc về quá khứ. Trong xã hội hiện đại, người ta không tìm thấy ở đây một cái gì tương tự;  ngược lại, người ta chỉ thấy kinh tởm và xa lạ.
Với chiến tranh, người ta đánh mất mình. Họ không còn khả năng chịu đựng sức ép nặng nề của nó, không còn khả năng bình phục trước mọi đòn đánh của nó.
 Trong lúc các nhà quân sự hay nghĩ tới đại chiến thế giới (!), thì thật ra cả những cuộc chiến tranh nhỏ cũng không phải là không tránh khỏi.
 Giờ đây, người ta thường coi nó chẳng qua chỉ là kết quả của những lựa chọn sai lầm tuỳ tiện của các nhà chính trị, khi những người này suy nghĩ bằng những phạm trù của các thế kỷ cũ.
Mang lên mà cân tính thì thấy:
1. Chiến tranh hại nhiều hơn lợi.
2. Số cuộc chiến tranh “thúc đẩy tiến bộ” chỉ là một số nhỏ trong lịch sử.
3. Phạm trù “tính tiến bộ” không áp dụng được với những cuộc chiến tranh hiện đại (thời khoa học kỹ thuật)
Vũ khí hiện đại biến chiến tranh thành một hiện tượng bùng phát của huỷ diệt.
Riêng về các cuộc nội chiến:
- Vật hy sinh ở đây là dân thường
- Sau chiến tranh, họ rất khó chuyển sang đời sống lao động bình thường
 Nẩy sinh nội chiến khi có thay đổi ghê gớm trong hệ thống giá trị của xã hội. Với nhóm xã hội này, hệ thống ấy là bắt buộc; với nhóm khác lại không thể chịu được.
Chương VII Con người và chiến tranh
[tr 224] Chiến tranh bộc lộ tài thao lược, sáng kiến. Chiến tranh cho thấy một chiều sâu và cả quy mô của sự suy nghĩ. Tạo nên sự dũng cảm, hy sinh, sự cứu giúp lẫn nhau.
Đồng thời trong con người có sẵn yếu tố muốn chiếm đoạt, gây gổ, chém giết. Chiến tranh đẩy nhanh những cái đó.
[tr 227]  Dẫn lại P. Sorokin “Trong chiến tranh, tầng lớp tinh hoa và cả những người theo quan niệm dân gian là “người tốt”,  thường dễ chết, do đó chết nhiều hơn; bọn tội phạm, cầu an, lưu manh làm bậy... dễ sống sót hơn.
Trong từng con người, những yếu tố tiêu cực ấy cũng chiến thắng luôn phần tốt đẹp. Chiến tranh làm nghèo đi các quỹ “gien” của nhân loại”
Sorokin cho chiến tranh giống với người làm vườn phá bỏ thứ rau lành nhưng để lại cỏ dại, và hơn thế làm cỏ dại nhân lên nhiều lần.
 Với việc cổ động cho việc giết người hàng loạt, chiến tranh làm mất giá bản thân đời sống.

Từ đây người ta hiểu tại sao những kẻ chủ trương chiến tranh thường cổ động cho sự sùng bái khuynh hướng tội ác. Khắc nghiệt tàn bạo; khát máu; sẵn sàng tàn phá các giá trị vật chất và tinh thần. Kể cả thói quen cướp bóc cũng được dung túng.
Sau chiến tranh, nhân loại trở nên kém cỏi tồi tàn đi về mọi phương diện, đặc biệt về đạo đức.
Chiến tranh ảnh hưởng tới sinh lý con người. Ảnh hưởng tới việc xã hội hoá con người.
Đám đông tha hóa
[Tr 229] Với K. Clausevítz, chiến tranh là một loại hoạt động chung sống của con người. Người ta thấy nó  ở mọi thời đại mọi cộng đồng.
Chiến tranh có tác dụng tới việc lựa chọn xã hội chọn lọc .
Nhưng chiến tranh càng phát triển, vai trò này càng giảm thiểu và nó trở thành một cái gì có thể tiêu diệt cả nhân loại.
 Tác dụng tiêu cực bộc lộ theo nhiều hướng. Nó làm tha hoá đám đông, làm họ xa rời lao động xây dựng và sáng tạo, làm cho phần lớn cư dân rơi vào chết chóc, thương tật.
Tăng tổng số người chết, hạn chế số sinh đẻ. Hạn chế tự do. Làm xấu đi điều kiện xã hội hoá con người cũng tức là những điều kiện để phát triển và bộc lộ tài năng sáng tạo.
[tr 233] Chiến tranh càng phi nghĩa - phi lý, thì sự suy thoái càng rõ.
Tình trạng thoái hoá xảy ra ở những kẻ điên cuồng, “anh hùng hoá“ trong chiến tranh. Đạo lý chỉ còn ở những người có ý thức từ bỏ nó, chống lại nó, lên án kẻ chủ trương nó.
[ tr 234] Trong chiến tranh người ta không thể thắng nếu không hình thành nối trong đội quân mình, giữa các đồng đội của mình, lòng căm thù với quân địch.[Rồi lòng căm thù ấy không rời bỏ họ nữa.]
[tr 235] Các chế độ quyền uy không quan tâm tới việc biến nhân dân thành chủ thể mà chỉ là muốn kiểm soát và chỉ huy họ.
Nỗi sợ

 [tr 236] Theo N. Golovin,  có hai hướng nghiên cứu quá trình chiến tranh. Nghiên cứu bề ngoài -- các chiến dịch, trận đánh. Và nghiên cứu phía bên trong. Sự thể nghiệm của con người --  bằng máu thịt của mình --  những cảm giác tình trạng đạo đức. Đó là nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu về con người trong chiến tranh.
[tr 239]  Cần nghiên cứu sự tiến hoá trong tính tích cực chiến đấu của chiến sĩ, những yếu tố phát triển sáng kiến sự sáng tạo để đạt tới thắng lợi. Tuỳ theo con người mà các hành động trong chiến tranh có thể thế này có thể thế khác.
Lại cần nghiên cứu về nỗi sợ. Người nào cũng có ám ảnh.
[tr 243.]75% những người tham gia chiến tranh tự nhận dù đã được học hỏi, quen với các vấn đề kỹ thuật có tinh thần kỷ luật… song vẫn tỏ ra tiêu cực “lúng túng, hèn, ngại khi vào cuộc, trước tiên là vì mặc cảm yếu kém, cảm thấy mình không là gì cả, lo âu, sợ hãi”
Quân đội Liên xô có thời gian chạy dài từ  28-6 tới 24-7 1942. Một cuộc rút chạy kinh khủng. Trong gần một tháng, rút 400km. Một ngày một đêm đi 15 km.
28-7-1942 có một lệnh đặc biệt của Stalin. Cấm không được quay ngược. Chỉ huy có quyền bắn. Lệnh này hết sức tàn nhẫn, nhưng không có quy định như vậy, không có chiến thắng Stalingrad. Qua đây ta hiểu cái gì đã giúp con người vượt qua nỗi sợ.
Nhiều thống kê cho thấy độ co dãn của người chiến binh Nga rất cao và các nhà chỉ huy đã khai thác nó triệt để.
Chủ nghĩa anh hùng và thời hiện đại
[tr 254] Hiện nay, nhiều người nói về sự phi anh hùng hoá tức sự sụp đổ của chủ nghĩa anh hùng. Nguyên do = cách mạng khoa học kỹ thuật biến người lính thành cái máy.
Hết  chủ nghĩa anh hùng = hết những người lãng mạn.
Chủ nghĩa anh hùng liên quan đến vị trí mang tính không gian của người lính trong chiến đấu. Nó cần khi đánh nhau giáp lá cà, gươm dáo, đánh nhau bằng súng nhỏ và không thật cần, chẳng hạn, khi đánh nhau bằng pháo binh (lúc ấy không nhìn thấy nhau). Khoảng cách vũ khí càng xa càng ít yêu cầu dũng cảm mà chỉ cần thực hiện đúng mệnh lệnh.
Đúng hơn, lúc này cần một thứ chủ nghĩa anh hùng trí thức tức sự dũng cảm trong việc thực hiện những quyết định.
Thời chiến tranh các đơn vị thông tin kỹ thuật  không có anh hùng.
Theo: http://vuongtrinhan.blogspot.com