Lấy cảm hứng từ: “Giao lưu trực tuyến” với Hobbes, Locke và Rousseau.
Xin trân trọng chào mừng các quý vị đã đến khu vườn xã hội học http://www.ngohuan.blogspot.com/ ! Nhằm tạo ra sự tương tác nhiều hơn nữa để thông qua đó hiểu rõ hơn những tư tưởng của các nhà xã hội học kinh điển. Bằng nỗ lực của mình chúng tôi sẽ tổ chức những buổi Giao lưu trực tuyến với các nhà xã hội học kinh điển đến từ khắp nơi. Đây là số đầu tiên mà chúng tôi thực hiện rất mong sự đóng góp ý kiến của quý vị !
Kính thưa quý vị ! hôm nay tại “khu vườn” http://www.ngohuan.blogspot.com/ tổ chúc buổi Giao lưu trực tuyến giữa độc giả khắp nơi với nhà xã hội học Emile Durkheim xung quanh các vấn đề xã hội học. Chúng ta sẽ nhâm nhi ly trà ngon và bàn luận về xã hội học trong một khung cảnh và thời tiết rất đẹp. Quý độc giả hãy đặt các câu hỏi qua địa chỉ mail huanxhhdl@gmail.com, các kỹ thuật viên sẽ thuật lại cho ông Emile Durkheim rồi học giả của chúng sẽ trả lời cho các bạn trên phần comment trực tuyến trong khu “vườn này”.
Tôi Mr. Ngô Văn Huấn sẽ là người dẫn chường trình, rất hận hạnh !
MC: Trước hết xin kính chào học giả đáng kính ! Thay mặt các quý vị độc giả rất cảm ơn ông đã tham gia và chia sẻ những quan điểm của mình hôm nay !
Emile Durkheim: Xin chào các bạn Việt Nam !
MC: Không biết trên đường đến đây ông có bị kẹt xe ông ạ ?
Trước hết, tôi xin cám ơn http://www.ngohuan.blogspot.com/ đã tổ chức một diễn đàn rất thú vị để tôi có thể giao lưu với độc giả và quả thật trà rất ngon! Tôi biết là dạo này kẹt xe dữ quá và chắc chắn hôm nay tôi sẽ phải làm việc rất nhiều nên tôi đã phải dậy rất sớm ăn sáng uống café xong rồi mới đi. Các con phố đến đây đều kẹt nên tôi nẩy ra một ý tưởng (nhà xã hội học là vậy đó, luôn sãn sàng những ý tưởng trong đầu) thuê một bác xe ôm. Thật tuyệt ! tôi không ngờ ở đất nước các bạn lại có một dịch vụ tốt như vậy !
MC: Vâng đúng vậy, đất nước chúng tôi có nhiều dịch vụ mà có lẽ các nước phát triển phải ghen tỵ đấy ạ!
Emile Durkheim: Ô !!! anh có vẻ khá tự tin quá đấy ! nhưng đúng là như vậy, tôi chỉ cần nói đến đâu trong thời gian bao lâu là bác xe ôm chở đến đúng giờ, điều thú vị là họ biết cách đi đường nào không bị kẹt, thậm chí anh ta vượt cả đèn đỏ, nhưng điều quan trọng là phục vụ tối đa những yêu cầu của khác hàng. Khi lạng lách qua những con phố nhỏ, tôi đã rất lo sợ vì mình có thể bị lạc đường và trễ giờ, những hoàn toàn không !
MC: Cám ơn sự một chia sẻ thú vị của ông ! Bây giờ chúng ta hãy đến với câu hỏi đâu tiên của một bạn có địa chỉ thichxhh@gmail.com. Bạn đặt câu hỏi cho nhà xã hội học như sau: hiện nay trên nhiều nơi đang có thực trạng tự tử gia tăng, được biết ông có những nghiên cứu về vấn đề này. Vậy xin ông đưa ra một các giải thích của mình về vấn đề đó ?
Emile Durkheim: Một câu hỏi rất thú vị ! Tự tử luôn là một vấn đề của bất kỳ xã hội nào cũng như ở mọi thời kỳ. Trong xã hội truyền thống các nhà chính trị cũng đau đầu với vấn đề này lắm và khi người ta giải thích về nó thì rất lúng túng. Ví dụ như nhà tâm lý học thì coi đó là một bệnh lý của cá nhân, họ bị mất cân bằng tâm lý, hay một chấn động gì đó nên đã dẫn đến ý định tự kết liễu cuộc sống của chính bản thân mình. Nhưng theo tôi vấn đề không hẳn chỉ có vậy ! Có lẽ chính xã hội chúng ta phải chịu trách nhiệm với thực trạng đó. Ngày nay, cá nhân thường liên kết với nhau rất lỏng lẻo, xã hội đã khiến nhiều người luôn ở trong tình trạng bị cô lập. Họ không còn cảm thấy sự tồn tại của mình là cần thiết với ai đó hay với xã hội. Điều này xuất phát từ những chuẩn mực của xã hội không còn khả năng kiểm soát dẫn đến tình trạng bất quy tắc xẩy ra và hệ quả của nó là những lệch lạc tăng lên. Đó là cách kiến giải của tôi trong tác phẩm Tự tử, bạn có thể tìm đọc để hiểu rõ hơn.
MC: Rất tiếc là hiện nay chúng tôi chưa dịch tác phẩm này ra tiếng Việt, nên rất khó tiếp cận nó. Rất cám ơn ông! Câu hỏi tiếp theo từ bạn có địa chỉ hoacomuaxuan@gmail.com như sau: thưa học giả! Tôi biết ông cho rằng xã hội học phải nghiên cứu sự kiện xã hội. Nhưng tôi thực sự nghi ngờ ! vì sự kiện xã hội là một điều rất trừu tượng. Vậy một khoa học thực nghiêm như xã hội học mà đi tìm kiếm những điều trừu tượng thì có khả thi không thưa ông?
Emile Durkheim: Tôi thấy bạn là một nhà xã hội học thực sự rồi đấy, bởi vì bạn có một sự “hoài nghi” rất tinh thế, một điều không thể thiếu của người nghiên cứu xã hội học. Về thắc mắc của bạn, tôi nghĩ rằng sự kiện xã hội của tôi không hề trừu tượng. Bởi vì cấu trức xã hội, thiết chế, đạo đức, ý thức tập thể, phong tục tập quán… chính là sự kiện xã hội. Xã hội học chỉ nghiên cứu những điều như vậy thì mới thực sự là một khoa học thực thụ để phân biệt với các bộ môn khác, một khoa học thực nghiệm theo đúng nghĩa của nó. Điều mà theo tôi ngài A.Comte đã chưa làm được, khi ông không minh định rõ ranh giới của khoa học mà ông đã đăt tên cho nó, một điều rất vĩ đại cần được ghi nhận. Nhưng A.Comte xem xã hội học vẫn chỉ là triết học thực chứng, thực ra đó chỉ là một kiểu triết học mà thôi. Những tôi khẳng định rằng chính A.Comte đáng kính đã cho tôi một ý tưởng và ảnh hưởng rất nhiều, khi xác định tính khách quan của khoa học, một điều không hề đơn giản lúc đó.
MC: Một bạn có tranh luận thêm với Ông về vấn đề này. muathulabay@yahoo.com : Tôi đã nghe phần trả lời rất hay của ông, nhưng tôi muốn tranh luận thêm rằng làm thể nào để nghiên cứu sự kiện xã hội đây?
Emile Durkheim: Tôi hiểu ý của bạn, ý bạn muốn tôi đưa ra phương pháp để nghiên cứu sự kiện xã hội. Chính thực chứng luận thế kỷ XVIII đã giúp tôi nhìn thấy cái phương pháp này. Trước tiên sự kiện xã hội là một thực thể khách quan, bạn phải xem nó như là một đồ vật tồn tại bên ngoài cảm xúc của bạn, chỉ có như vậy mới thực sự hiểu được giá trị đích thực của nó. Tuy nhiên, sự kiện xã hội luôn tồn tại bên ngoài cá nhân, nó tạo ra một sự áp đặt, cưỡng chế đối với cá nhân, điều này cho thấy xã hội học phải gạt bỏ yếu tố tâm lý để tôn trọng tính khác quan của nó. Ví dụ như tự tử là một sự kiện xã hội. Chúng ta tưởng chừng như nó là một vấn đề của cá nhân, nhưng thực tế chính sự tác động của hội đến cá nhân dẫn đến hành động đó của anh ta. Điều đó cho thấy chính cá nhân đang chịu sự cưỡng bức bên ngoài, tức là là xã hội tác động lên cá nhân dẫn đến hành vi tự tử đó.
Để khảo sát được nó thì theo tôi cần phải trải qua những bước sau:
Thứ nhất, là phải định nghĩa được sự kiện xã hội. Tức là phải biết sự kiện chúng ta muốn tìm hiểu là gì?
Thứ hai, khi bạn gọi tên được nó rồi bạn phải phân loại được sự kiện xã hội. Lúc này phương pháp loại hình học có sức mạnh lớn nhất
Thứ ba, điều này rất quan trọng. Đó là chúng ta phải giải thích nó, tức là đi tìm nguyên nhân, chức năng và mối quan hệ của nó với các sự kiện khác. Nhưng bạn phải lưu ý là để giải thích được nó phải tôn trọng tính khác quan, một điều theo tôi là căn bản nhất.
Tôi viết rất kỹ trong tác phẩm “Những quy tắc của phương pháp xã hội học”. Tôi cũng không ngờ là cuốn sách của mình sau này được người ta cho rằng “không thể bỏ qua” đối với một người nghiên cứu xã hội học.
MC: Cám ơn ngài ! tôi thấy đây là một khuyến cáo rất cần thiết, bởi vì từ trước đến nay các nhà nghiên cứu không dễ dàng để loại bỏ yếu tố tâm cảm quan trong công việc và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của công trình đó. Chắc chắn là chúng ta cần phải học hỏi điều này của ông thưa ông Emile Durkheim !
Emile Durkheim: Anh thật là khéo léo! lời khen có phần “tâng bốc” của anh đã làm tôi đang bay lơ lủng rồi đây !
MC: Đó cũng là một lời khen cho tôi đấy thưa ngài ! chúng ta tiếp tục với câu hỏi của bạn có địa chỉ xahoihoclagi@gmail.com: Thưa ông! Quan điểm đoàn kết xã hội mà ông đưa ra liệu có thể áp dựng cho mọi xã hội hay không ?
Emile Durkheim: Không thể ! tôi trả lời bạn ngay như vậy. Bởi ở mỗi một xã hội đều có những đặc trưng riêng không thể nào giống nhau, đoàn kết xã hội lại càng khác biệt. Trước đây nhiều vị tiền bối đã đưa ra những cách phân chia xã hội khác nhau theo các tiêu chí riêng của họ ví dụ như: Vico, A.Comte, Mác,… Tôi lại có quan điểm khác với họ. Tôi cho rằng xã hội phải được phân biệt bởi đặc tính của đoàn kết xã hội. Đoàn kết cơ học, nó rất thịnh hành trong xã hội truyền thống, khi phong tục tập quán, niềm tin dựa vào gia đình vẫn là điều chi phối mạnh nhất đến các quan hệ xã hội. Xã hội hiện đại thì khác, đó là quan hệ theo chức năng ở đó phân công lao động trở nên quan trọng, cái điều mà xã hội truyền thống không rõ nét. Như vậy, đoàn kết xã hội là quá trình liên kết, tương tác giữa cá nhân với nhau và nhóm trong xã hội. Bây giờ tôi không thể nói hết được, mặc dù đó là điều tôi mong muốn. Nếu bạn cần tìm hiểu kỹ thì hãy đọc thêm tác phẩm Phân công lao động xã hội của tôi.
MC: Tôi nghĩ ông đã khá mệt rồi ! khi trả lời những câu hỏi? tôi thấy được sự nhiệt huyết của ông mà ngày nay chúng tôi hay dung từ “nhập tâm”… Tuy nhiên, hôm nay có rất nhiều bạn đọc muốn được giao lưu với ông. Đó thực sự là một vinh dự ! vậy chúng ta hãy tiếp tục với một câu hỏi của bạn xhhdalat2011@gmail.com: Tôi biết ông đã nghiên cứu về tôn giáo, và nó thực sự ấn tượng đối với tôi về những gì mà ông phát biểu. Có lẽ chính ông là người đặt nền móng cho xã hội học tôn giáo, trong đó trường phái chức năng luận không thể không nhắc đến ông. Vậy ông có thể nói một chút về lĩnh vực này không thưa ông?
Emile Durkheim: Vâng rất cám ơn anh MC đã chia sẻ sự mệt mỏi với tôi! Nhưng bây giờ thì thực sự nó không tồn tại. Bởi vì sự mệt mỏi đã được khỏa lấp bởi tình cảm mà các bạn độc giả dành cho tôi. Tôi thấy các bạn đã nghiên cứu rất cặn kẽ về xã hội học nói chung và quan điểm của tôi. Đó thực sự là một hạnh phúc rất lớn lao đối với tôi !
Về câu hỏi của bạn ! Có lẽ suốt cuộc đời nghiên cứu của tôi, những công trình về tôn giáo là một trong những đỉnh cao đáng tự hào nhất. Rất may mắn là sau này các học trò của tôi đã phát triển và nó trở nên nổi tiếng hơn. Trong đó có Marcel Mauss, một người cháu và cũng là học trò mà tôi luôn tự hào về anh ta. Về tôn giáo, có lẽ chúng ta phải bắt đầu từ định nghĩa về nó, tôi cho nó như là một sự kiện xã hội mà xã hội học cần được khảo sát. Cái thiêng và cái trần tục là điểm cốt lõi mà chúng ta phải phân biệt, và tôn giáo chính là cái thiêng được con người kiến tạo nên. Tuy nhiên, điều rất dễ dẫn đến sự nhầm lẫn đó là ma thuật. Tôn giáo là ý thức của cộng đồng, nhưng ma thuật là cái riêng của cá nhân. Khi tôi nghiên cứu các xã hội cổ sơ, thì ở đó tôn giáo đã tồn tại, và nó là yếu tố chi phối nhiều nhất đến ý thức của con người. Tôn giáo lúc đó thật đơn giản, nó là các con vật, cây cối (Totem) đã được người dân trong bộ lạc đua lên là cái thiêng để tôn thờ thành một biểu tượng cho tôn giáo, ngày nay những tồn dư của nó vẫn còn hiện hữu. Tôi đã phát hiện ra rằng, bất kỳ tôn giáo nào hay trong mọi xã hội thì nó cũng góp phần tạo dựng và duy trì một ý thức tập thể. Nó có vai trò như một sự đoàn kết, gắn bó cá nhân với nhau hơn. Khi các tín đồ thực hành nghi lễ, chính là lúc tình cảm của họ đều hướng đến cái thiêng, và chính điều này đã gắn kết các cá nhân và nhóm với nhau, như một chất keo thật bền chặt. Không biết bạn đã thỏa mãn với câu trả lời của tôi chưa nhưng thật khó đề nói gọn hơn, trong khi tôi thực sự muốn nói với bạn nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, tôi nghĩ bạn sẽ thấy được nhiều điểm hơn nữa khi đọc tác phẩm “Những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo” đấy!
MC: Thực sự là chúng ta cần rất nhiều thời gian cho những chủ đề của ông. Riêng phần tôn giáo tôi thấy nó rất thú vị và sự thật thì xã hội học tôn giáo ngày nay vẫn cho rằng chức năng tôn giáo chính là điều được quan tâm nhất khi nghiên cứu. Thật xin lỗi quý độc giả!, vì thời giờ của chúng ta không còn nhiều, và có lẽ đây là câu hỏi cuối cùng. Thực sự thì chúng tôi cũng muốn kéo dài và được giao lưu nhiều hơn nữa, nhưng hôm nay học giả của chúng ta thực sự đã phải làm việc rất nhiều. Và người may mắn cuối cùng được giao lưu với tác giả Durkheim, xin chúc mừng bạn xahoihocthatkho2002@yahoo.com.vn, đây là câu hỏi của bạn: Trước hết tôi thật lòng xin lỗi nếu như đó không phải là sự thật! theo tôi biết thì sự nghiệp khoa học của ông thì rất thành công, những quan điểm chính trị thì lại có chút gì đó “không tưởng”?
Emile Durkheim: Ô !! bạn là người chân tình ! Tôi không hề có ý thanh minh, nhưng, hoàn cảnh lức đó hoàn toàn khác với bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, xét về mặt logic tư tưởng thì đó thực sự rất hợp lý. Đối với tôi xã hội Pháp lúc bấy giờ quá nhiều mối quan tâm, những bệnh hoạn tràn lan nghèo đói, bệnh tật, tội phạm… Đấy thực sự là một bi kịch của đạo đức xã hội, một sự mất năng lực nghiêm trọng của các thiết chế thực hiện chức năng kiểm soát xã hội. Tôi nghĩ mình không hề hoang tưởng khi đề xuất giải pháp cứu dỗi xã hội bằng con đường xây dựng đạo đức thông qua các hiệp hội, nghiệp đoàn một yếu tố rất cần thiết tạo nền sự đoàn kết xã hội. Bạn cũng thấy đó xã hội ngày nay cũng đầy rẫy những điều lệch lạc và dường như nó trở nên “hiển nhiên” mà chúng ta dễ dàng chấp nhận. Đó không phải là đạo đức đã bị xuống cấp, giá trị truyền thống đang bị phai nhạt hay sao ??? Tôi thực sự thất vọng vì những gì đang xẩy ra, xã hội công nghiệp đã kiến con người trở nên bệnh hoạn hơn. Điều đáng tiếc là nhiều người đã cho rằng tôi là “không tưởng”, cũng thật dễ hiểu cho điều đó, nhưng nếu những biện pháp của tôi được áp dụng cùng với những phương pháp cách mạng thì chắc chắn xã hội sẽ tốt hơn rất nhiều. Cách mạng là cần thiết để thay đổi, nhưng ý tôi muốn nói là không phải lúc nào cũng làm cách mạng mà có lẽ nhiều người đã lầm tưởng ông Durkheim dùng đạo đức biến đổi xã hội. Học thuyết đạo đức của tôi đơn giản chỉ hưởng đến việc tổ chức lại đời sống xã hội cho phù hợp hơn, ở đó đoàn kết của con người luôn là hữu cơ, loại trừ trạng thái bất quy tắc ở cá nhân và nhóm mà thôi.
MC: Tôi rất nhiểu những tâm tư của ông, quả thật để đánh giá một tưởng không thể đơn giản và máy móc được, nó phải được đặt trong logic rất chặt chẽ.
Kính thưa quý độc giả! chúng tôi đã rất nỗ lực tổ chức một buổi tọa đàm khoa học và tôi nghĩ nó rất thành công. Sự thành công đó có được, một yếu tố quyết định chính là sự nhiệt tình tham gia của học giả Emile Durkheim, mặc dù tuổi cao, nhưng nhiệt huyết trong ông vẫn còn tràn đầy để giao lưu cùng độc giả. Tất cả chúng ta phải biết ơn ông, một người đã chứng minh tài năng và sức làm việc của mình trong những công trình xã hội học. Đó là một điều phải luôn được ghi nhận và rất đáng trân trọng! Một lần nữa thay mặt độc giả và những người thực hiện chương trình cảm ơn ông và xin chúc ông luôn có sức khỏe tốt và tiếp tục nghiên cứu sáng tạo đóng góp cho xã hội học nhiều hơn nữa (bắt tay, tặng hoa).
Emile Durkheim: Tôi thực sự rất cảm động vì những tình cảm và sự quan tâm mà các bạn Việt Nam đã dành cho tôi và cám ơn khu vườn http://www.ngohuan.blogspot.com đã tổ chức một buổi giao lưu rất hữu ích. Tôi hy vọng sẽ có nhiều những diễn đàn như thế này được tổ chức. Xin cảm ơn và xin chào các bạn !
MC: Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự tham gia và theo dõi của quý độc giả. Xin hẹn gặp lại các bạn ở kỳ sau với buổi giao lưu cùng học giả Max Weber !
Xin chào và hẹn gặp lại!
Ngô Văn Huấn thực hiện.
nhung cau tra loi rat hay. Nhung nhung cau tra loi nay anh lay kien thuc tu dau vay
Trả lờiXóaNhung cau tra loi nay Lao nong lay tu viec doc sach ve Durkheim. Do cung la nhung quan diem ong neu ra. Tat nhien la da "chủ quan hóa" roi
Trả lờiXóa