Ngô Văn Huấn
Vỉa hẻ ở Việt Nam là một không gian đặc biệt, không chỉ đơn thuần là nơi dành cho người đi bộ mà ở đó biểu hiện chức năng xã hội khác nhau. Góc nhìn xã hội học về vỉa hè trên hai phương diện là chức năng kinh tế và không gian công cộng của xã hội dân sự nhằm xác tín một cụm danh từ “xã hội học vỉa hè”.
Vỉa hè là một bộ phận của công trình giao thông đường bộ, nó chỉ có ở các con đường nội đô thành phố còn đường ở nông thôn, các con đường cao tốc hầu như không thấy vỉa hè. Chức năng căn bản nhất của vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ. Nhưng có vẻ như ở Việt Nam chức năng đó không phải là duy nhất mà cũng không phải là đắc dụng nhất, mà đó thực sự là một không gian công cộng của xã hội dân sự. Hầu hết các vìa hè ở Việt Nam đều chật chội về diện tích, nhưng hóa ra rất rộng lớn, khi nó biến thành một không gian công cộng thực sự, ở đó chứa đựng nhiều hoạt động khác nhau.
Hoạt động kinh tế
Hoạt động kinh tế
Một trong những hoạt động nổi bật nhất đó là kinh tế. Vỉa hè đã trở thành một địa điểm lý tưởng cho những nhà buôn nhỏ với những gánh hàng rong bán trà nước, bánh, trái cây, đồ ăn… Hình ảnh những gánh hàng hoa trên khắp phố phường Hà Nội đã đem đến một không khí truyền thống bên cạnh những giá trị hiện đại. Hiện nay, việc buôn bán bằng gánh ở các vỉa hè đã giảm đi nhiều thay vào đó là một chiếc xe đẩy đa chức năng. Trên chiếc xe đẩy nhỏ đó có thể vừa dùng để trưng bày, quảng cáo, thậm chí là một cái bếp lò di động để chế biến sản phẩm cho khách hàng với những yêu cầu nóng sốt.
Một trong những độc chiêu kinh doanh của những thương nhân nhở ở vỉa hè đó là tiện lợi, nhanh gọn, giá cả phải chăng. Điều này thì khó có loại hình kinh doanh nào có thể sánh kịp những chiếc xe đẩy, gánh hàng rong. Bạn chỉ cần dừng lại vài phút là đã có thể có một món đồ mà không cần mặc cả, chọn lựa mất thời gian. Chính vì thế món hàng chủ yếu là đồ ăn thức uống phục vụ cho những người có thói quen ăn vặt, những người mà bữa cơm không đủ năng lượng cần được bổ sung thường xuyên, hay nó phục vụ những người đang có nhu cầu làm hài lòng bạn bè, người thân bằng một món quà nhỏ. Với đặc tính đó các gánh hành rong, xe đẩy thường vừa kinh doanh vừa quảng cáo, kích thích trí tò mò của khách hàng bằng những bảng giá chào mời siêu rẻ như là sự mời gọi những túi tiền không lấy làm rủng rỉnh của người đi đường. Hay đơn giản là những món ăn được kích thích bởi mùi vị rất hấp dẫn trong làn gió thoảng qua khiến người ta khó cưỡng lại được sự hấp dẫn kỳ diệu đó. So với hình thức bán hàng khác thì ở vỉa hè chất lượng, nguồn gốc, độ an toàn không thể sánh bằng, nhưng sự tiện lợi, giá cả là một lợi thế cạnh tranh số một. Chính những điều đó đã làm nên một văn hóa kinh doanh của những thương nhân nhỏ rất độc đáo, có lẽ chỉ có ở đô thị Việt Nam. Những thương nhân này rất nhỏ, họ không hề được đào tạo về kiến thức kinh tế nhưng thực tiễn cuộc sống đã dạy cho họ tất cả, họ cũng không thể giàu lên một cách nhanh chóng bằng gánh hàng rong, xe đẩy của mình nhưng đó là nguồn thu nhập có thể nuôi sống cả một gia đình góp phần nuôi dưỡng những ước mơ. Một trong những hoạt động kinh tế rất phổ biến ở vỉa hè đô thị đó hình thành dịch vụ trông xe siêu lợi nhuận.
Vì diện tích chật hẹp cho nên các cửa hàng tận dụng vỉa hè làm địa điểm để xe của khách. Nhưng nhiều nơi, nhất là cạnh các trung tâm giả trí, các công sở có một lượng lớn khách hàng thì nhiều người đã biến vỉa hè thành một dịch vụ hốt bạc với một lợi nhuận khổng lồ.
Vì diện tích chật hẹp cho nên các cửa hàng tận dụng vỉa hè làm địa điểm để xe của khách. Nhưng nhiều nơi, nhất là cạnh các trung tâm giả trí, các công sở có một lượng lớn khách hàng thì nhiều người đã biến vỉa hè thành một dịch vụ hốt bạc với một lợi nhuận khổng lồ.
Tuy nhiên, điều đáng quan ngại và là một thực tế chúng ta phải đối mặt đó là những vỉa hè đang bị chiếm dụng vào các hoạt động kinh tế làm ảnh hưởng đến chức năng giao thông vốn dĩ là không gian dành cho người đi bộ. Cho đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa có một giải pháp nào hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Một vấn đề cần đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế và an toàn trật tự đô thị.
Hoạt động truyền thông
Hoạt động truyền thông
Hoạt động truyền thông với những câu chuyện vìa hè chân thực, đa dạng sống động. Chúng ta có thể tìm thấy ở vỉa hè, thông qua các kênh truyền thông ở quán nước, ghế đá, những người xe ôm,…. Chúng ta có thể tìm thấy ở đây tất cả những thông tin cần thiết nhất từ thời sự quốc tế, trong nước, chuyện nghị trường, giá cả thị trường, văn hóa, thể thao…. Điều đặc biệt là nó bao hàm cả đặc tính của báo chí, mạng xã hội của cả lề phải lẫn lề trái, một xã hội dân sự, một không gian công cộng thực sự. Ở kênh truyền thông vỉa hè một điều rất đặc biệt là nó không chịu sự kiểm soát như báo chí lề phải, nhưng đồng thời lại không bị chi phối bởi quan điểm chính trị cá nhân như nhiều cộng đồng truyền thông lề trái. Không gian này là nơi hình thành, lan truyền một nguồn dư luận xã hội, xã hội dân sự với đầy đủ ý nghĩa. Có lẽ các đại biểu quốc hội của chúng ta muốn nghe được ý kiến chân thành của người dân, nhất là những người dân nghèo, ngoài việc đến các hội trường ở xã, ở thôn để nghe họ nói, họ kể về cuộc sống thì cần lặng lẽ đến các quán nước ở vỉa hè, ghế đá ở công viên để lắng nghe người dân bày tỏ. Bởi có một thực tế khi ngồi trong hội trường có nhiều người “ngại” phát biểu hay “run”, nhưng khi ngồi ở quán nước người ta không có micro, không còn những ánh mắt khác nhau thì họ nói đúng hơn, thực hơn và dễ hiểu hơn với những ngôn ngữ rất dân dã.
Trong không gian đó nó cũng mang những đặc điểm của một xã hội dân sự thực thụ. Bên cạnh việc truyền bá, lan tỏa thông tin cả chính thức lẫn phi chính thức, thì nơi đây cũng thể hiện chức năng phản biện xã hội rất sâu sắc. Khi một chính sách của nhà nước được ban hành thì ngay lập tức xuất hiện nhiều ý kiến phản hồi nhận xét, đánh giá. Đây là một phép thử rất quan trong cho các chính sách công được ban hành. Các nhà hoạch định và thực thi chính sách có thể dựa xem những dư luận đó như là một sự kiểm nghiệm phản ứng xã hội về chính sách. Chính vì người ta xem nó là nơi phi chính thức, toàn nói “tào lao” nên tất cả những ý kiến, phán xét phản hồi không được quan tâm. Nhưng sự quên lãng đó là một sự bỏ sót đáng tiếc khi người ta không nhận ra dư luận về vấn đề chính thức của khu vực phi chính thức. Sở dĩ như vậy, vì từ trước đến giờ chúng ta chỉ quan tâm đến sự phê phản của khu vực chính thức về những điều không chính thức.
Với những luận điểm được luận giải trên chúng ta có thể xướng lên cụm từ “xã hội học vỉa hè” không hề là một sự viển vông. Nhưng chính cái không gian công cộng vỉa hè của những người “ngồi”, “kiếm sống”, “lợi dụng” đã chiếm mất đi không gian của những người đi bộ, chủ nhân thực sự của vỉa hè.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.