Vũ Thị Phương Anh dịch từ. Nguồn của bài viết gốc ở đây: http://www-tcall.tamu.edu/orp/orp1.htm.
---------
Trong các ngành khoa học xã hội, phỏng vấn nhóm là một phương pháp mới được phát triển gần đây so với các phương pháp thu thập dữ liệu khác như khảo sát, phiếu hỏi, và phỏng vấn trực tiếp. Mục đích của bài này là để cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về phương pháp phỏng vấn nhóm.
Trong các ngành khoa học xã hội, phỏng vấn nhóm là một phương pháp mới được phát triển gần đây so với các phương pháp thu thập dữ liệu khác như khảo sát, phiếu hỏi, và phỏng vấn trực tiếp. Mục đích của bài này là để cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về phương pháp phỏng vấn nhóm.
Lịch sử
của phương pháp phỏng vấn nhóm
Phỏng vấn
nhóm có nguồn gốc từ ngành tiếp thị của Mỹ (Fern, 2001). Khoảng giữa thế kỷ XX,
các công ty quảng cáo đã thuê các công ty tiếp thị để khảo sát công chúng nhằm
tìm ra những loại sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn nhất. Mặc dù kết quả của các cuộc
khảo sát này đã đem lại nhiều thông tin hữu ích, chúng không giúp giải thích lý
do tại sao có những sản phẩm lại kém sức hút đối với một số người. Hơn nữa,
chúng cũng không đưa ra được các đề xuất cần thay đổi các sản phẩm hiện có trên
thị trường như thế nào để hấp dẫn người tiêu dùng nhiều hơn. Phỏng vấn
nhóm vì vậy đã trở nên phổ biến vì nó cho phép những người tham dự giải thích
các lý do đằng sau phản ứng của họ đối với sản phẩm. Sau đó, phương pháp này
cũng được các chính trị gia sử dụng như những công cụ thiết lập chính sách nhằm
đáp ứng "tiếng nói của người dân". Phải mất thêm một thời gian nữa
thì giới nghiên cứu mới thừa nhận về tính hữu ích của phỏng vấn nhóm, và ngay
cả khi tiềm năng của phương pháp này đã được nhận ra thì trong thời gian đầu
phương pháp này cũng không có được các tiêu chuẩn cho việc thu thập dữ liệu.
Mục đích
của phỏng vấn nhóm
Lúc đầu,
giới học giả chấp nhận phương pháp phỏng vấn nhóm một cách khá miễn cưỡng. Cho
đến những năm 80 của thế kỷ trước, phỏng vấn nhóm vẫn chỉ được sử dụng như là
một phương pháp bổ sung cho các phương pháp khác (Fern, 2001). Thông tin thu
thập được từ các cuộc phỏng vấn nhóm chỉ được sử dụng làm tiền đề để xây dựng
các cuộc điều tra, hoặc được coi là cuộc phỏng vấn "thí điểm" cho một
nghiên cứu lớn hơn với các phỏng vấn trực tiếp. Mãi cho đến cuối thập niên 1980
và đầu thập niên 1990 các ngành khoa học xã hội mới công nhận phương pháp phỏng
vấn nhóm như một nguồn dữ liệu quan trọng tự thân (Vaughn, Schumm, &
Sinagub, 1996).
Phỏng vấn
nhóm là phương pháp phỏng vấn trong đó một nhóm các cá nhân được tập hợp lại để
thảo luận về một vấn đề cụ thể nào đó, và được phân biệt với các loại phỏng vấn
tương tự khác như:
Nhóm danh
nghĩa (nominal group) - các nhà nghiên cứu không tiếp xúc cá nhân với các thành
viên của một tổ chức
Nhóm Delphi
(Delphi group) - phỏng vấn nhóm không thường
được thực hiện với các chuyên gia được đào tạo
Động não
(brainstorming) - phỏng vấn nhóm không nhằm vào việc tạo ra những ý tưởng mới.
Thay vào đó,
phỏng vấn nhóm được thiết kế để thu thập thông tin từ những con người bình
thường. Mục đích của việc tổ chức phỏng vấn nhóm là để điều tra mối quan tâm,
kinh nghiệm, hoặc thái độ / niềm tin liên quan đến một chủ đề đã được xác định
rõ ràng.
Sử dụng
phương pháp phỏng vấn nhóm trong nghiên cứu
Có nhiều cách
sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm để tạo ra các dữ liệu. Merton & Kendal
(1946) đưa ra 4 ứng dụng của phương pháp phỏng vấn nhóm như sau:
- Giúp tạo
ra các giả thuyết nếu đó là một vấn đề mới chưa có người nghiên cứu. Các
câu chuyện của người tham gia phỏng vấn nhóm có thể được sử dụng để tạo thành
bảng hỏi hoặc biến thành các loại câu hỏi mang tính giả thuyết trong các cuộc
điều tra.
- Kết quả
phỏng vấn nhóm có thể giúp giải thích các câu trả lời thu thập được trong một
cuộc khảo sát nếu phỏng vấn nhóm được thực hiện trong giai đoạn giữa của một dự
án nghiên cứu hỗn hợp phương pháp (mixed method).
- Phỏng vấn
nhóm có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về những kết quả thống kê - đặc biệt là
nếu có những kết quả bất ngờ xảy ra (Vaughn, Schumm & Sinagub, 1996).
- Phỏng vấn
nhóm thường được thực hiện để hỗ trợ việc phát triển hoặc đánh giá chương
trình. Phỏng vấn nhóm có thể cung cấp cho ta một cái nhìn sâu sắc và có giá trị
vào việc đánh giá xem một chương trình hoặc dịch vụ đã đạt được mục tiêu mong
muốn hay chưa.
Hiện nay dữ liệu phỏng vấn nhóm cũng đã cũng sử dụng độc lập để tạo ra kiến thức. Phỏng vấn nhóm được xem là một công cụ có giá trị để tìm hiểu các quan điểm được hình thành cũng như thể hiện như thế nào (Kitzinger & Barbour, 1999). Dữ liệu thu thập từ phỏng vấn nhóm có thể giải thích những câu chuyện, ý tưởng, thái độ, và kinh nghiệm đã hình thành như thế nào trong một khung cảnh văn hóa nhất định, đặc biệt là trong một nghiên cứu dân tộc học.
Hiện nay dữ liệu phỏng vấn nhóm cũng đã cũng sử dụng độc lập để tạo ra kiến thức. Phỏng vấn nhóm được xem là một công cụ có giá trị để tìm hiểu các quan điểm được hình thành cũng như thể hiện như thế nào (Kitzinger & Barbour, 1999). Dữ liệu thu thập từ phỏng vấn nhóm có thể giải thích những câu chuyện, ý tưởng, thái độ, và kinh nghiệm đã hình thành như thế nào trong một khung cảnh văn hóa nhất định, đặc biệt là trong một nghiên cứu dân tộc học.
Phỏng vấn nhóm thường là một phương pháp tốt để tạo ra dữ liệu nếu câu hỏi cần nghiên cứu cần được giải quyết:
- Có liên quan đến những ý kiến thu thập và cảm nhận từ những người bình thường hoặc người tiêu dùng
- Có ảnh hưởng đến nhiều người theo cùng một cách tương tự như nhau
- Có thể được trao đổi thẳng thắn trong một cuộc tthảo luận nhóm
Phỏng vấn nhóm sẽ ít hữu ích nếu:
- Nghiên cứu cần có những trao đổi sâu và chi tiết
- Phản ứng của các cá nhân có thể khác nhau, và sự khác biệt này có thể khó nắm bắt
- Chủ đề phỏng vấn đòi hỏi phải có trao đổi riêng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.