“Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang khẩn trương hoàn chỉnh bản thảo để xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” - GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết.
Tính toán có chủ đích của Trung Quốc
GS nghĩ gì về hành động Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 26/5 và 9/6?
Tàu Bình Minh 02 và Viking 02 tiến hành khảo sát địa chấn trong phạm vi thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Rõ ràng việc cắt cáp hai tàu đó của Trung Quốc là hành động khiêu khích xâm phạm chủ quyền Việt Nam theo Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã tham gia. Hơn thế nữa, hai vụ xảy ra chỉ cách nhau 14 ngày, chứng tỏ tính nghiêm trọng của sự vi phạm và sự tính toán có chủ đích của Trung Quốc.
Theo GS, tính nghiêm trọng của vụ việc và chủ đích của Trung Quốc biểu thị ở chỗ nào?
Sau vụ thứ nhất, Việt Nam đã tuyên bố phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động vi phạm, kêu gọi hai bên cùng tôn trọng Luật Biển năm 1982, trở lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC năm 2002, thực thi những thỏa thuận của lãnh đạo hai nước trong gìn giữ mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Tính toán có chủ đích của Trung Quốc
GS nghĩ gì về hành động Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ngày 26/5 và 9/6?
Tàu Bình Minh 02 và Viking 02 tiến hành khảo sát địa chấn trong phạm vi thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Rõ ràng việc cắt cáp hai tàu đó của Trung Quốc là hành động khiêu khích xâm phạm chủ quyền Việt Nam theo Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Trung Quốc đã tham gia. Hơn thế nữa, hai vụ xảy ra chỉ cách nhau 14 ngày, chứng tỏ tính nghiêm trọng của sự vi phạm và sự tính toán có chủ đích của Trung Quốc.
Theo GS, tính nghiêm trọng của vụ việc và chủ đích của Trung Quốc biểu thị ở chỗ nào?
Sau vụ thứ nhất, Việt Nam đã tuyên bố phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động vi phạm, kêu gọi hai bên cùng tôn trọng Luật Biển năm 1982, trở lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC năm 2002, thực thi những thỏa thuận của lãnh đạo hai nước trong gìn giữ mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước.
Vụ thứ hai cho thấy Trung Quốc bất chấp tất cả và đang theo đuổi một mục tiêu chiến lược của mình. Đó là việc đơn phương và ngang ngược áp đặt rồi từng bước hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có căn cứ lịch sử và cơ sở pháp lý. Đây là mối đe dọa không chỉ chủ quyền Việt Nam mà cả lợi ích của nhiều nước trong khu vực và các nước trên thế giới trong sử dụng con đường hàng hải quốc tế nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương qua vùng biển Đông Nam Á.
Nước lớn không có quyền áp đặt nước nhỏ
Trước tình hình đó, theo GS, Việt Nam nên ứng xử và đối phó thế nào?
Những hành động của Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông nóng dần lên. Dĩ nhiên Việt Nam phải theo dõi sát sao, xây dựng chiến lược ứng phó lâu dài, đồng thời cần chủ động đối phó kịp thời với từng việc cụ thể. Tôi muốn nêu lên mấy suy nghĩ và đề xuất sau đây:
1. Lập trường bất biến của chúng ta là coi việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ toàn vẹn của đất nước là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Trên lĩnh vực này, mọi quốc gia – dân tộc đều bình đẳng, không có phân biệt nước lớn – nước nhỏ và càng không có quyền nước lớn áp đặt cho nước nhỏ.
Lịch sử Việt Nam còn ghi lại bao lời tuyên bố vang vọng mãi với non sông đất nước, thấm sâu trong tâm trí các thế hệ con người Việt Nam như lời thề non nước. Đó là lời thơ thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thời chống Tống thế kỷ XI, lệnh của hoàng đế Lê Thánh Tông “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứt bỏ… Kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di” năm 1473, lời kêu gọi “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ (đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng và có chủ)” của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chống Thanh thế kỷ XVIII, lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập năm 1945 “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”.
Lịch sử Việt Nam cũng chứng tỏ rằng Việt Nam tuy là nước nhỏ (so với nhiều nước xâm lược, nhỏ hơn nhiều lần về lãnh thổ, dân số, tiềm lực kinh tế, quân sự) nhưng vẫn có thể tạo nên sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đó là chiến lược giữ nước “dĩ đoạn chế trường (lấy ngắn chế dài)” theo Trần Quốc Tuấn, “dĩ nhược chế cường, dĩ quá địch chúng (lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều)”, “dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, dĩ chi nhân nhi địch cường bạo (lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo)” theo lời Nguyễn Trãi.
2. Hết sức coi trọng việc giữ gìn hòa bình, ổn định cho đất nước và khu vực, biết tự kiềm chế, kiên trì sử dụng các giải pháp ngoại giao, chính trị để giải quyết các vụ đụng độ, tranh chấp trên Biển Đông bằng công pháp quốc tế và bằng con đường đấu tranh ngoại giao, bằng đàm phán giữa các nước có quyền lợi liên quan. Cần triển khai mạnh mẽ, chủ động mặt trận đấu tranh ngoại giao, nhất là ngoại giao pháp lý, trên các diễn đàn và trong các tổ chức khu vực và quốc tế, làm cho dư luận thế giới thấy rõ lẽ phải và chính nghĩa của Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng ASEAN và các nước trên thế giới. Trong cuộc đấu tranh này, không phải sức mạnh quân sự mà là sức mạnh của lẽ phải, của chính nghĩa và của trí tuệ có sức thuyết phục cao nhất.
3. Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia không chỉ là trách nhiệm của Đảng cầm quyền và Nhà nước Việt Nam mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của nhân dân, của mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy cần thông tin kịp thời, công khai mọi diễn biến tình hình Biển Đông cho nhân dân biết để tạo nên sự đồng thuận và tham gia của toàn dân, của cả dân tộc Việt Nam.
4. Lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ đất nước cho thấy sức mạnh tiềm tàng lớn lao nhất của dân tộc Việt Nam là sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy hay bị đe dọa, mọi người Việt Nam đều sẵn sàng gạt bỏ lợi ích riêng, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết để chung sức bảo vệ đất nước. Chúng ta không bao giờ được quên những tổng kết của tổ tiên như lời Trần Quốc Tuấn, muốn giữ nước phải lo “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa”, “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức”, “chúng chí thành thành (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước)”, lời Nguyễn Trãi “sức dân như nước”, “thuyền bị lật mới thấy dân như nước”…
Sức mạnh quốc phòng rất quan trọng, sự liên kết quốc tế rất cần thiết nhưng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết dân tộc luôn luôn là nền tảng giữ vai trò định đoạt. Vì vậy, nâng cao hiểu biết của nhân dân về quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trên Biển Đông và cơ sở lịch sử - pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là rất cần thiết và quan trọng. Rất tiếc, cho đến nay, những ấn phẩm nghiên cứu và phổ cập về những vấn đề này còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của nhân dân.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang khẩn trương hoàn chỉnh bản thảo để xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng nằm trong mong muốn đóng góp một phần giải quyết nhu cầu này.
Nước lớn không có quyền áp đặt nước nhỏ
Trước tình hình đó, theo GS, Việt Nam nên ứng xử và đối phó thế nào?
Những hành động của Trung Quốc đang làm cho tình hình Biển Đông nóng dần lên. Dĩ nhiên Việt Nam phải theo dõi sát sao, xây dựng chiến lược ứng phó lâu dài, đồng thời cần chủ động đối phó kịp thời với từng việc cụ thể. Tôi muốn nêu lên mấy suy nghĩ và đề xuất sau đây:
1. Lập trường bất biến của chúng ta là coi việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, lãnh thổ toàn vẹn của đất nước là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Trên lĩnh vực này, mọi quốc gia – dân tộc đều bình đẳng, không có phân biệt nước lớn – nước nhỏ và càng không có quyền nước lớn áp đặt cho nước nhỏ.
Lịch sử Việt Nam còn ghi lại bao lời tuyên bố vang vọng mãi với non sông đất nước, thấm sâu trong tâm trí các thế hệ con người Việt Nam như lời thề non nước. Đó là lời thơ thần “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” thời chống Tống thế kỷ XI, lệnh của hoàng đế Lê Thánh Tông “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại vứt bỏ… Kẻ nào dám đem một thước, một tấc đất của vua Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di” năm 1473, lời kêu gọi “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ (đánh cho biết rằng nước Nam anh hùng và có chủ)” của Quang Trung Nguyễn Huệ trong chống Thanh thế kỷ XVIII, lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tuyên ngôn độc lập năm 1945 “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập”.
Lịch sử Việt Nam cũng chứng tỏ rằng Việt Nam tuy là nước nhỏ (so với nhiều nước xâm lược, nhỏ hơn nhiều lần về lãnh thổ, dân số, tiềm lực kinh tế, quân sự) nhưng vẫn có thể tạo nên sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Đó là chiến lược giữ nước “dĩ đoạn chế trường (lấy ngắn chế dài)” theo Trần Quốc Tuấn, “dĩ nhược chế cường, dĩ quá địch chúng (lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều)”, “dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn, dĩ chi nhân nhi địch cường bạo (lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo)” theo lời Nguyễn Trãi.
2. Hết sức coi trọng việc giữ gìn hòa bình, ổn định cho đất nước và khu vực, biết tự kiềm chế, kiên trì sử dụng các giải pháp ngoại giao, chính trị để giải quyết các vụ đụng độ, tranh chấp trên Biển Đông bằng công pháp quốc tế và bằng con đường đấu tranh ngoại giao, bằng đàm phán giữa các nước có quyền lợi liên quan. Cần triển khai mạnh mẽ, chủ động mặt trận đấu tranh ngoại giao, nhất là ngoại giao pháp lý, trên các diễn đàn và trong các tổ chức khu vực và quốc tế, làm cho dư luận thế giới thấy rõ lẽ phải và chính nghĩa của Việt Nam, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng ASEAN và các nước trên thế giới. Trong cuộc đấu tranh này, không phải sức mạnh quân sự mà là sức mạnh của lẽ phải, của chính nghĩa và của trí tuệ có sức thuyết phục cao nhất.
3. Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia không chỉ là trách nhiệm của Đảng cầm quyền và Nhà nước Việt Nam mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của nhân dân, của mọi người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Vì vậy cần thông tin kịp thời, công khai mọi diễn biến tình hình Biển Đông cho nhân dân biết để tạo nên sự đồng thuận và tham gia của toàn dân, của cả dân tộc Việt Nam.
4. Lịch sử hàng nghìn năm bảo vệ đất nước cho thấy sức mạnh tiềm tàng lớn lao nhất của dân tộc Việt Nam là sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc. Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy hay bị đe dọa, mọi người Việt Nam đều sẵn sàng gạt bỏ lợi ích riêng, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết để chung sức bảo vệ đất nước. Chúng ta không bao giờ được quên những tổng kết của tổ tiên như lời Trần Quốc Tuấn, muốn giữ nước phải lo “trên dưới một dạ, lòng dân không lìa”, “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức”, “chúng chí thành thành (ý chí của dân chúng là bức thành giữ nước)”, lời Nguyễn Trãi “sức dân như nước”, “thuyền bị lật mới thấy dân như nước”…
Sức mạnh quốc phòng rất quan trọng, sự liên kết quốc tế rất cần thiết nhưng sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết dân tộc luôn luôn là nền tảng giữ vai trò định đoạt. Vì vậy, nâng cao hiểu biết của nhân dân về quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trên Biển Đông và cơ sở lịch sử - pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là rất cần thiết và quan trọng. Rất tiếc, cho đến nay, những ấn phẩm nghiên cứu và phổ cập về những vấn đề này còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu tìm hiểu của nhân dân.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang khẩn trương hoàn chỉnh bản thảo để xuất bản một công trình nghiên cứu về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng nằm trong mong muốn đóng góp một phần giải quyết nhu cầu này.
(Theo Tạp chí Xưa và Nay số 381, tháng 6/2011)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.