Tác giả: Victoria Kwakwa* (* Tác giả là Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đi kèm với những thách thức như xử lý tiếng ồn, giao thông đông đúc, không khí và nước ô nhiễm nặng.
Hà Nội có một nét duyên dáng độc đáo. Khu phố cổ giàu lịch sử, kiến trúc cổ kính Pháp. Những khu hồ xinh xắn và các chùa cổ là những điểm tham quan hấp dẫn. Hà Nội cũng vẫn là một nơi đáng để sinh sống, người dân từ già đến trẻ vẫn có thể đến công viên để vui chơi, đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, thái cực quyền hay bất cứ bài tập thể dục nào khác. Một số người còn có thể đạp xe đến công sở hoặc trường học..
Nhưng Hà Nội cũng như các thành phố khác ở châu Á đang thay đổi và đô thị hóa nhanh chóng, với minh chứng là sự phát triển nhanh chóng của khu vực Mỹ Đình, những tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm đang làm thay đổi khung cảnh trên không của thành phố. Sự thay đổi này nhanh chóng đi kèm với những thách thức như xử lý tiếng ồn, giao thông đông đúc, không khí và nước ô nhiễm nặng.
Tôi sống trong 1 khu phố yên tĩnh và vẫn tận hưởng niềm vui được đánh thức bởi tiếng hót líu lo của loài chim nhưng những khu dân cư như thế này ngày càng hiếm: thành phố ngày càng rất ồn ào, và dù bạn có sinh sống ở đâu thì cũng không thể tránh khỏi tiếng ồn từ các công trường xây dựng. Trong ba năm vui sống ở Hà Nội, tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng xe máy và ô tô trên đường phố. Quãng thời gian di chuyển từ nhà tới văn phòng của tôi vào giờ cao điểm, mặc dù vẫn còn ngắn so với chuẩn ở châu Á, nhưng hiện giờ phải mất khoảng 30 phút, tức là gần gấp đôi thời gian so với khi tôi mới đến Việt Nam. Những thách thức này không phải chỉ của riêng cho Hà Nội, nhưng chúng có thể được quản lý tốt và với các chính sách và hành động đúng đắn, Hà Nội vẫn có thể giữ lại nét duyên dáng độc đáo của mình và vẫn là một nơi đáng sống, trong khi tận hưởng những lợi ích mà đô thị hóa mang lại.
Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam được Ngân hàng Thế giới công bố hôm nay cho thấy Việt Nam đang đô thị hóa với tốc độ 3,4% mỗi năm, tập trung chủ yếu quanh khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này là tốt. Quá trình đô thị hóa, đặc biệt là ở 2 trung tâm kinh tế này , đã, đang, và sẽ tiếp tục đóng vài trò đầu tàu trong công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Không một nước nào có thể phát triển kinh tế với mức độ thu nhập cao nếu không phát triển đô thị trước, và trong thực tế, hầu hết các nước đều phải đô thị hóa ít nhất là 50% trước khi đạt đến vị thế là nước có thu nhập trung bình đầy đủ. Việt Nam kỳ vọng hoàn thành mục tiêu này vào năm 2025. Liệu Việt Nam có thể tận dụng hết các cơ hội kinh tế - xã hội và vượt qua được những thử thách của quá trình đô thị hóa hay không? Đến nay, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành công nhất định, đi đôi với đô thị hóa mạnh hơn. Nhưng cần những chính sách hợp lý để duy trì thành công này và đô thị hóa tiếp tụcđem lại lợi ích cho mọi tầng lớp trong xã hội.
Trong khi phần nào các dịch vụ cơ bản đã được đáp ứng, và việc có ít các khu ổ chuột lớn cho thấy phần lớn người dân có nhà ở, cũng có dấu hiệu rõ ràng cho thấyđiều này đang dần thay đổi. Giá đất ở TP HCM và đặc biệt ở Hà Nội tăng với tốc độ chóng mặt, vượt khả năng chi trả của phần lớn người dân. Phân tích của chúng tôi cho thấy chỉ có 5% dân số thu nhập cao nhất ở 2 thành phố này có khả năng chi trả cho nhà đất do các công ty phát triển đô thị cung cấp qua kênh chính thức. Cần xử lý sớm hệ thống giá đất kép và sự mập mờ của thị trường nhà đất, cũng như thói quen bán và cho thuê đất để tăng ngân sách địa phương, là những thực tiễn có thể dẫn đến phát triển đô thị một cách lộn xộn. Phiên họp sắp tới của Quốc hội về Luật Đất Đai sẽ là một cơ hội tốt để giải quyết những thực tiễn bất cập và bất bình đẳng của thị trường nhà đất đô thị ở Việt Nam. Các nhà quy hoạch cũng phải xem xét vấn đề giao thông đô thịđể nâng cao chất lượng sống và cung cấp thêm nhiều lựa chọn giao thông cho người dân, kể cả người nghèo, trẻ em, người già và người tàn tật. Sử dụng rộng rãi xe máy đã dẫn đến một phân tán về việc làm mở rộng đô thị. Di chuyển bằng xe máy giúp giảm thời gian đi đến chỗ làm ở các thành phố lớn ở Việt Nam so với trung bình trên trên thế giới, nhưng quá trình chuyển đổi từ xe máy sang ô tô sẽ có thể gây ra ách tắc nếu không đi kèm với đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông hay hệ thống giao thông công cộng. Với những điều kiện như hiện nay, khi số lượng ô tô ở Hà Nội tương đương với một nước thu nhập trung bình như Malaysia, sẽ tắc đường toàn diện vì đơn giản là không đủ chỗ lưu thông cho lượng xe lớn như vậy. Giải quyết vấn đề này đồng nghĩa với việc cải cách và hiện đại hóa hệ thống quy hoạch của Việt Nam, tăng cường quản lý đô thị và nâng cao phối hợp giữa các cấp chính quyền và các sở ban ngành của thành phố. Các cơ quan quy hoạch kiểu cũ - tàn dư của chế độ kế hoạch hóa tập trung - không còn đủ khả năng quy hoạch trong khuôn khổ kinh tế thị trường mới ngày nay.
Quy hoạch Tổng thể Phát triển Đô thị Hà Nội được phê duyệt gần đây là một ví dụ với một hệ thống các thành phố vệ tinh chiếm diện tích lớn để giảm mật độ đô thị, đòi hỏi đầu tư lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ. Quy hoạch này dễ dẫn đến rủi ro đầu tư công có thể bị "nhốt" vào những khu vực không có nhu cầu. Để so sánh, quy hoạch này dự kiến đáp ứng nhu cầu của 6,5 triệu dân vào năm 2030 nhưng diện tích đất sử dụng gấp đôi thủ đô Seoul của Hàn Quốc hiện nay với 10,5 triệu dân. Với nguy cơ biến đổi khí hậu thì Việt Nam nên chuyển hướng tập trung phát triển thành phố gọn, mật độ cao, tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu nhà ở và việc làm cho mọi người.
"Việt Nam chỉ có một cơ hội để đô thị hóa đúng hướng. Nếu thất bại trong đô thị hóa, chúng ta cũng sẽ thất bại trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa," đó là phát biểu tại Hội nghị Đô thị Toàn quốc tháng 11 năm 2009 của ông Nguyễn Sinh Hùng, lúc đó là Phó Thủ tướng. Điều này cho thấy các nhà lập chính sách của Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của đô thị hóa trong việc đưa đất nước trở thành quốc gia thu nhập trung bình và hơn thế . Quá trình đô thị hóa đúng hướng sẽ mang lại cơ hội kinh tế - xã hội cho nhiều người Việt Nam hơn. Nhưng nếu làm sai, chúng ta sẽ khó có cơ hội sửa chữa!
Nhưng Hà Nội cũng như các thành phố khác ở châu Á đang thay đổi và đô thị hóa nhanh chóng, với minh chứng là sự phát triển nhanh chóng của khu vực Mỹ Đình, những tòa nhà chọc trời mọc lên như nấm đang làm thay đổi khung cảnh trên không của thành phố. Sự thay đổi này nhanh chóng đi kèm với những thách thức như xử lý tiếng ồn, giao thông đông đúc, không khí và nước ô nhiễm nặng.
Tôi sống trong 1 khu phố yên tĩnh và vẫn tận hưởng niềm vui được đánh thức bởi tiếng hót líu lo của loài chim nhưng những khu dân cư như thế này ngày càng hiếm: thành phố ngày càng rất ồn ào, và dù bạn có sinh sống ở đâu thì cũng không thể tránh khỏi tiếng ồn từ các công trường xây dựng. Trong ba năm vui sống ở Hà Nội, tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng xe máy và ô tô trên đường phố. Quãng thời gian di chuyển từ nhà tới văn phòng của tôi vào giờ cao điểm, mặc dù vẫn còn ngắn so với chuẩn ở châu Á, nhưng hiện giờ phải mất khoảng 30 phút, tức là gần gấp đôi thời gian so với khi tôi mới đến Việt Nam. Những thách thức này không phải chỉ của riêng cho Hà Nội, nhưng chúng có thể được quản lý tốt và với các chính sách và hành động đúng đắn, Hà Nội vẫn có thể giữ lại nét duyên dáng độc đáo của mình và vẫn là một nơi đáng sống, trong khi tận hưởng những lợi ích mà đô thị hóa mang lại.
Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam được Ngân hàng Thế giới công bố hôm nay cho thấy Việt Nam đang đô thị hóa với tốc độ 3,4% mỗi năm, tập trung chủ yếu quanh khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Điều này là tốt. Quá trình đô thị hóa, đặc biệt là ở 2 trung tâm kinh tế này , đã, đang, và sẽ tiếp tục đóng vài trò đầu tàu trong công cuộc phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Không một nước nào có thể phát triển kinh tế với mức độ thu nhập cao nếu không phát triển đô thị trước, và trong thực tế, hầu hết các nước đều phải đô thị hóa ít nhất là 50% trước khi đạt đến vị thế là nước có thu nhập trung bình đầy đủ. Việt Nam kỳ vọng hoàn thành mục tiêu này vào năm 2025. Liệu Việt Nam có thể tận dụng hết các cơ hội kinh tế - xã hội và vượt qua được những thử thách của quá trình đô thị hóa hay không? Đến nay, phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo đã đạt được những thành công nhất định, đi đôi với đô thị hóa mạnh hơn. Nhưng cần những chính sách hợp lý để duy trì thành công này và đô thị hóa tiếp tụcđem lại lợi ích cho mọi tầng lớp trong xã hội.
Theo: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-04-04-do-thi-hoa-o-viet-nam-dung-truoc-nga-ba-duong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.