Đỗ Quốc Anh
Bóng đá tuỳ theo từng nước, từng khu vực cũng có những văn hoá riêng.
Văn hoá ở đây nghĩa là phong cách, đường lối chơi bóng mà số đông các
cầu thủ, câu lạc bộ của một nước hay khu vực chia sẻ với nhau. Ví dụ như
phong cách bóng đá Latin, trong đó có bóng đá Latin ở châu Âu và ở Nam
Mỹ, và ở Nam Mỹ cũng có thể tách riêng ra phong cách Brazil, Argentina
và phần còn lại. Hôm nay nhân lúc chán chấm bài tôi viết một chút để
giải thích (tất nhiên chỉ một phần thôi) sự khác biệt về phong cách bóng
đá bởi nguồn gốc kinh tế - xã hội.
Một yếu tố cơ bản của bóng đá là thể hình và thể chất của các vận động viên. Yếu tố này có thể thấy rõ trong các đội bóng Bắc Âu (rõ nhất là Thuỵ Điển và Na Uy). Thể hình cao to dẫn đến phong cách chơi bóng bổng, chuyên về lật cánh đánh đầu rõ rệt. Ngoài ra, yếu tố thể chất cũng đảm bảo rằng các cầu thủ tấn công có khả năng chạy cự ly trung bình và cự ly dài tốt hơn (vì chân dài), nên phong cách này cũng gần với xu hướng chơi bóng dài, tấn công nhanh, đơn giản, điển hình ở Anh. Trong suốt thế kỷ 20 ở Đức cũng có xu hướng như vậy, nhưng tôi sẽ bàn sâu thêm sau.
Có một điểm khác biệt giữa các đội bóng chơi bóng dài, bóng bổng, tấn công đơn giản nói trên. Ở các nước Bắc Âu, chênh lệch thu nhập rất ít, và nền giáo dục đại trà rất tốt. Điều này tạo một nền tảng văn hoá cơ bản tốt cho tất cả mọi người, trong đó có cầu thủ đá bóng. Vì thế, các cầu thủ có tư tưởng chiến thuật khá chặt chẽ, nhiều lúc đến mức máy móc khô khan. Đây là cảm giác khi xem các đội bóng Bắc Âu thi đấu (kể cả đội tuyển quốc gia lẫn CLB), cũng như đội Đức trước đây. Trong khi đó, mức độ chênh lệch thu nhập ở Anh tương đối cao, và hầu hết các cầu thủ bóng đá xuất thân từ tầng lớp lao động (có thể phân biệt rất rõ giọng nói của họ với giọng nói tiếng Anh của tầng lớp trung lưu hay giầu có), không chú ý đến chuyện học hành đầy đủ. Tuy họ có khả năng chơi bóng cá nhân tốt, phần nhiều không đảm bảo tư duy chiến thuật tập thể, dẫn đến kết quả khá tệ hại ở cấp quốc gia. (Một ví dụ khác là tỷ lệ nghiện rượu, tỷ lệ dính scandal của các cầu thủ ở Anh khá cao so với các nước khác, mà không phải vì lý do báo chí ở Anh "lá cải" hơn.) Một đặc điểm khác là các "thần đồng" bóng đá ở Anh được phát hiện và "ngôi sao hoá" khá sớm, dẫn đến việc họ bỏ qua chuyện học hành, vốn sẽ cần thiết cho đầu óc chiến thuật và sự tích luỹ kinh nghiệm có hệ thống. Đây là điểm khá khác biệt với bóng đá Đức: cầu thủ bóng đá ở Đức chín muộn hơn, và trải qua hệ thống học hành kỹ càng hơn. Vì thế phần nhiều có tư duy chiến thuật và khả năng tích luỹ kinh nghiệm nhiều hơn, kể cả khi khả năng chơi bóng cá nhân không tốt bằng.
Cũng là yếu tố chênh lệch thu nhập trong xã hội, song ảnh hưởng của nó lên phong cách bóng đá Latin lại khác. Các nước Nam Mỹ có sự chênh lệch trong xã hội rất lớn, có tỷ lệ người nghèo cao, dẫn đến việc rất đông trẻ em nghèo chỉ có thể làm bạn với trái bóng. Một vấn đề khác là trẻ em nghèo không có sân bãi đầy đủ, cũng không có thời gian biểu rõ ràng để có thể tập hợp thành đội bóng 11 người, nên phần lớn chỉ chơi bóng với số lượng nhỏ, chủ yếu là luyện tập kỹ thuật cá nhân. Đây là nguồn gốc của phong cách Latin, và dễ thấy là nơi có nhiều người nghèo nhất, Brazil, chính là nơi mang đậm dấu ấn kỹ thuật cá nhân nhất. Cũng như vậy, ở châu Âu, những khu vực nghèo, như miền Nam nước Ý, thường đào tạo ra các cầu thủ có kỹ thuật cá nhân tốt. Ở Pháp, làn sóng người nhập cư nghèo cũng tạo nên phong cách kỹ thuật cá nhân này - và có lẽ bóng đá Pháp cũng chỉ thực sự nổi trội được từ khi có rất nhiều người nhập cư từ thập kỷ 1970. (Platini hay Zidane đều là con của người nhập cư, mặc dù gia đình Platini thì không nghèo.)
Giữa các nước Nam Mỹ, thì phong cách Latin cũng được pha trộn với sự tính toán về chiến thuật ở các mức độ khác nhau, và một nhân tố ảnh hưởng là tỷ lệ dân số có nguồn gốc châu Âu. Argentina có chính sách nhập cư tương đối phân biệt, nên người nhập cư chủ yếu có nguồn gốc châu Âu, ngoài Tây Ban Nha còn có Ý, Đức, Pháp và các nước Trung - Đông Âu. Trong khi đó, ở Brazil có sự pha trộn rất nhiều giữa người nhập cư châu Âu và châu Phi (nguồn gốc chủ yếu là nô lệ ở đồn điền). Ở các nước phía Tây dẫy Andes, tỷ lệ nhập cư châu Âu cũng ít hơn, và có sự pha trộn nhiều với người da đỏ bản địa. Sự khác biệt này ảnh hưởng đến tỷ lệ học vấn của nhóm người thu nhập thấp, nơi xuất thân của phần đông cầu thủ bóng đá. Vì thế, bóng đá Argentina có dấu ấn châu Âu hơn cả trong số các nền bóng đá Nam Mỹ.
Cũng như vậy, ở châu Âu, trong các nước có văn hoá bóng đá Latin (kể cả Italy), những đội bóng ở khu vực giầu có hơn thường mang dấu ấn chiến thuật nhiều hơn, và ít có dấu ấn kỹ thuật cá nhân hơn so với các đội bóng ở khu vực nghèo. Ví dụ đáng kể là các đội ở Bắc Italy (Milan, Inter, Juventus) so với Nam Italy (Roma, Napoli), hay Real Madrid so với các đội nghèo ở Tây Ban Nha. Phong cách kỹ thuật của Barcelona là một ngoại lệ, nhưng cũng cần chú ý rằng phong cách này thường xuất phát từ các cầu thủ nhập cư, trong khi các cầu thủ xuất thân từ Barcelona thì lại nổi trội nhờ có tư duy chiến thuật tốt hơn.
Bài viết này tạm dừng ở đây, vì tôi đã hết chán chấm bài. Như đã nói ở đầu, đây chỉ là lời giải thích một phần, có thể chỉ là một phần nhỏ, cho những sự khác biệt về văn hoá bóng đá thế giới. Phản ví dụ có nhiều, và mỗi phản ví dụ lại cần phải dẫn ra những lời diễn giải khác. Chẳng hạn, tôi không so sánh những ví dụ nói trên với nhiều môi trường đông người nghèo khác như Trung Quốc, Ấn Độ, nơi bóng đá trở nên đại chúng muộn hơn, và vì rất nhiều yếu tố khác, trong đó có yếu tố thể chất, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bóng đá. Tôi cũng chưa so sánh với nhiều nước châu Phi như Nigeria, Côte d'Ivoire vv., điển hình về các cầu thủ có thể hình tốt song lại chọn cách chơi bóng theo kỹ thuật cá nhân, và nhìn chung là thiếu tư duy chiến thuật. Một ví dụ khác cũng khá thú vị là sự phát triển bóng đá ở Mỹ. Có lẽ tôi sẽ nhắc lại câu chuyện này ở một bài viết sau.
Một yếu tố cơ bản của bóng đá là thể hình và thể chất của các vận động viên. Yếu tố này có thể thấy rõ trong các đội bóng Bắc Âu (rõ nhất là Thuỵ Điển và Na Uy). Thể hình cao to dẫn đến phong cách chơi bóng bổng, chuyên về lật cánh đánh đầu rõ rệt. Ngoài ra, yếu tố thể chất cũng đảm bảo rằng các cầu thủ tấn công có khả năng chạy cự ly trung bình và cự ly dài tốt hơn (vì chân dài), nên phong cách này cũng gần với xu hướng chơi bóng dài, tấn công nhanh, đơn giản, điển hình ở Anh. Trong suốt thế kỷ 20 ở Đức cũng có xu hướng như vậy, nhưng tôi sẽ bàn sâu thêm sau.
Có một điểm khác biệt giữa các đội bóng chơi bóng dài, bóng bổng, tấn công đơn giản nói trên. Ở các nước Bắc Âu, chênh lệch thu nhập rất ít, và nền giáo dục đại trà rất tốt. Điều này tạo một nền tảng văn hoá cơ bản tốt cho tất cả mọi người, trong đó có cầu thủ đá bóng. Vì thế, các cầu thủ có tư tưởng chiến thuật khá chặt chẽ, nhiều lúc đến mức máy móc khô khan. Đây là cảm giác khi xem các đội bóng Bắc Âu thi đấu (kể cả đội tuyển quốc gia lẫn CLB), cũng như đội Đức trước đây. Trong khi đó, mức độ chênh lệch thu nhập ở Anh tương đối cao, và hầu hết các cầu thủ bóng đá xuất thân từ tầng lớp lao động (có thể phân biệt rất rõ giọng nói của họ với giọng nói tiếng Anh của tầng lớp trung lưu hay giầu có), không chú ý đến chuyện học hành đầy đủ. Tuy họ có khả năng chơi bóng cá nhân tốt, phần nhiều không đảm bảo tư duy chiến thuật tập thể, dẫn đến kết quả khá tệ hại ở cấp quốc gia. (Một ví dụ khác là tỷ lệ nghiện rượu, tỷ lệ dính scandal của các cầu thủ ở Anh khá cao so với các nước khác, mà không phải vì lý do báo chí ở Anh "lá cải" hơn.) Một đặc điểm khác là các "thần đồng" bóng đá ở Anh được phát hiện và "ngôi sao hoá" khá sớm, dẫn đến việc họ bỏ qua chuyện học hành, vốn sẽ cần thiết cho đầu óc chiến thuật và sự tích luỹ kinh nghiệm có hệ thống. Đây là điểm khá khác biệt với bóng đá Đức: cầu thủ bóng đá ở Đức chín muộn hơn, và trải qua hệ thống học hành kỹ càng hơn. Vì thế phần nhiều có tư duy chiến thuật và khả năng tích luỹ kinh nghiệm nhiều hơn, kể cả khi khả năng chơi bóng cá nhân không tốt bằng.
Cũng là yếu tố chênh lệch thu nhập trong xã hội, song ảnh hưởng của nó lên phong cách bóng đá Latin lại khác. Các nước Nam Mỹ có sự chênh lệch trong xã hội rất lớn, có tỷ lệ người nghèo cao, dẫn đến việc rất đông trẻ em nghèo chỉ có thể làm bạn với trái bóng. Một vấn đề khác là trẻ em nghèo không có sân bãi đầy đủ, cũng không có thời gian biểu rõ ràng để có thể tập hợp thành đội bóng 11 người, nên phần lớn chỉ chơi bóng với số lượng nhỏ, chủ yếu là luyện tập kỹ thuật cá nhân. Đây là nguồn gốc của phong cách Latin, và dễ thấy là nơi có nhiều người nghèo nhất, Brazil, chính là nơi mang đậm dấu ấn kỹ thuật cá nhân nhất. Cũng như vậy, ở châu Âu, những khu vực nghèo, như miền Nam nước Ý, thường đào tạo ra các cầu thủ có kỹ thuật cá nhân tốt. Ở Pháp, làn sóng người nhập cư nghèo cũng tạo nên phong cách kỹ thuật cá nhân này - và có lẽ bóng đá Pháp cũng chỉ thực sự nổi trội được từ khi có rất nhiều người nhập cư từ thập kỷ 1970. (Platini hay Zidane đều là con của người nhập cư, mặc dù gia đình Platini thì không nghèo.)
Giữa các nước Nam Mỹ, thì phong cách Latin cũng được pha trộn với sự tính toán về chiến thuật ở các mức độ khác nhau, và một nhân tố ảnh hưởng là tỷ lệ dân số có nguồn gốc châu Âu. Argentina có chính sách nhập cư tương đối phân biệt, nên người nhập cư chủ yếu có nguồn gốc châu Âu, ngoài Tây Ban Nha còn có Ý, Đức, Pháp và các nước Trung - Đông Âu. Trong khi đó, ở Brazil có sự pha trộn rất nhiều giữa người nhập cư châu Âu và châu Phi (nguồn gốc chủ yếu là nô lệ ở đồn điền). Ở các nước phía Tây dẫy Andes, tỷ lệ nhập cư châu Âu cũng ít hơn, và có sự pha trộn nhiều với người da đỏ bản địa. Sự khác biệt này ảnh hưởng đến tỷ lệ học vấn của nhóm người thu nhập thấp, nơi xuất thân của phần đông cầu thủ bóng đá. Vì thế, bóng đá Argentina có dấu ấn châu Âu hơn cả trong số các nền bóng đá Nam Mỹ.
Cũng như vậy, ở châu Âu, trong các nước có văn hoá bóng đá Latin (kể cả Italy), những đội bóng ở khu vực giầu có hơn thường mang dấu ấn chiến thuật nhiều hơn, và ít có dấu ấn kỹ thuật cá nhân hơn so với các đội bóng ở khu vực nghèo. Ví dụ đáng kể là các đội ở Bắc Italy (Milan, Inter, Juventus) so với Nam Italy (Roma, Napoli), hay Real Madrid so với các đội nghèo ở Tây Ban Nha. Phong cách kỹ thuật của Barcelona là một ngoại lệ, nhưng cũng cần chú ý rằng phong cách này thường xuất phát từ các cầu thủ nhập cư, trong khi các cầu thủ xuất thân từ Barcelona thì lại nổi trội nhờ có tư duy chiến thuật tốt hơn.
Bài viết này tạm dừng ở đây, vì tôi đã hết chán chấm bài. Như đã nói ở đầu, đây chỉ là lời giải thích một phần, có thể chỉ là một phần nhỏ, cho những sự khác biệt về văn hoá bóng đá thế giới. Phản ví dụ có nhiều, và mỗi phản ví dụ lại cần phải dẫn ra những lời diễn giải khác. Chẳng hạn, tôi không so sánh những ví dụ nói trên với nhiều môi trường đông người nghèo khác như Trung Quốc, Ấn Độ, nơi bóng đá trở nên đại chúng muộn hơn, và vì rất nhiều yếu tố khác, trong đó có yếu tố thể chất, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của bóng đá. Tôi cũng chưa so sánh với nhiều nước châu Phi như Nigeria, Côte d'Ivoire vv., điển hình về các cầu thủ có thể hình tốt song lại chọn cách chơi bóng theo kỹ thuật cá nhân, và nhìn chung là thiếu tư duy chiến thuật. Một ví dụ khác cũng khá thú vị là sự phát triển bóng đá ở Mỹ. Có lẽ tôi sẽ nhắc lại câu chuyện này ở một bài viết sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.