29 tháng 4, 2014

MỘT CÁCH VẬN DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC THỰC NGHIỆM

Ngô Văn Huấn
Bài tham luận tại Hội thảo "Tri thức xã hội học trong các nghiên cứu KHXH ở Tây Nguyên"

Lý thuyết là một phần quan trọng của nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội. Lý thuyết không chỉ là công cụ mà còn là kết quả, một tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một công trình nghiên cứu. Xã hội học cũng không là ngoại lệ. Lý thuyết xã hội học chính là một yếu tố góp phần minh định ranh giới của xã hội học với các bộ môn khoa học lân cận, cũng như cho thấy sự khác nhau giữa nghiên cứu xã hội học và điều tra xã hội. Các nhà nghiên cứu có quan niệm như thế nào về lý thuyết xã hội học và cách vận dụng nó? Bài viết này sẽ phân tích một trường hợp vận dụng thành công lý thuyết xã hội học và một nghiên cứu thực nghiệm.

1. Lý thuyết xã hội học là gì?
Theo nhà nghiên cứu Trần Hữu Quang “lý thuyết (theory) là một hệ thống tri thức, khái niệm và lập luận được đưa ra để giải thích một vấn đề hay hiện tương nào đó” [2013]. Trong khi đó, tác giả Ferrante cho rằng, “Lý thuyết xã hội học (sociological theory) là hệ thống các nguyên lý và luận điểm trừu tượng được dùng để cắt nghĩa, lý giải các mối quan hệ xã hội và tương tác xã hội, các hành vi cá nhân, các cấu trúc tổ chức xã hội, sự vận động và biến đổi xã hội [Dẫn lại Nguyễn Văn Đáng, tr.4].
Theo tác giải Bùi Ngọc Hoàn trong nghiên cứu lý thuyết có 3 vai trò. “Trưc hết, thuyết giúp gii đáp u hỏi ti saoliên quan đến c hiện tưng xã hi. Thí d, ti sao ngưi ta phm ti; ti sao có nhiều tệ đoan xã hội tnh th hơn ở ng thôn; ti sao ph n nói chung tng ngo hơn nam gii, v.v. Th hai, do giải thích đưc u hi ti sao,lý thuyết đóng góp vào việc xây dng c chính sách có tính can thip đ thay đổi nh trng xã hi. Thí d, nếu thuyết gii thích ti sao người ta phm ti thì ngưi ta có th da vào thuyết đ tìm cách can thip làm giảm các yếu t đưa đến ti phm mt cách có hiu qu hơn. Sau cùng, thuyết hưng dẫn công trình nghiên cứu bằng ch gi ý cho huớng quan sát đ có những km phá mới v kiến thức. Thí dụ, lý thuyết nhấn mạnh đến gia đình và hc đưng như các yếu t liên h đến thiếu nhi phm pp, ch ra hướng quan sát c sinh hot gia đình và hc đưng đ tìm nguyên nhân ca thiếu nhi phm pháp” [Bùi Ngọc Hoàn, 2012, tr.58].
Nhà xã hội học Anthony Giddens phân biệt giữa lý thuyết và cách tiếp cận lý thuyết. Theo đó “cách tiếp cận lý thuyết là những định hướng lớn lao bao trùm đối với đối tượng của xã hội học. Các lý thuyết có tính hẹp hơn và là những nỗ lực nhằm giải thích diện các điều kiện xã hội hay các sự kiện nhất định” [Anthony Giddens, 1999, tr.1]. Từ đó Anthony Giddens cũng đưa ra những đặc trung có tính tiêu chuẩn cho một lý thuyết đối với tư duy lý luận xã hội học và ông đã lấy lý thuyết  của Max Weber về sự liên hệ tôn giáo và kinh tế làm minh chứng.
1.      Lý thuyết có tính phản trực giác-nó đưa ra một cách lý giải khác hẳn với cách nghĩ thông thường
2.      Lý thuyết không phải là cách lý giải thuần túy “cấu trúc” mà cũng không phải là cách lý giải thuần túy “cá nhân”
3.      Lý thuyết cần làm được một điều mà nếu thiếu nó thì rất khó hiểu
4.      Lý thuyết cần có khả năng soi sáng, vượt ra khỏi khuân khổ ban đầu mà nó tìm hiểu
5.      Một lý thuyết tốt không chỉ là lý thuyết tỏ ra đúng đắn.
2. Vận dụng lý thuyết như thế nào?
Một tình trạng phổ biến ở nước ta trong các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, lý thuyết được dẫn để làm sang, hay “cho có” mà thực tế việc vận dụng vào quá trình thu thập thông tin và phân tích, giải thích hầu như rất hạn chế, hoặc nếu có sử dụng thì cũng ở tình trạng gượng ép. Chính vì thế, lý thuyết không làm được chức năng là cơ sở phương pháp luận cho phần thực nghiệm, và trong đánh giá các nghiên cứu khoa học người ta cũng dễ dàng chấp nhận thực tế này. Điều này đã được đề cập đến trong những diễn đàn học thuật của giới xã hội học ở nước ta và thậm chí trở thành “mẫu hình” (paradigm) trong khoa học mà khoa học luận, xã hội học khoa học có thể nghiên cứu. “Phổ biến hơn là tình trạng trình bày tràn lan hàng loạt các lý thuyết trong một nghiên cứu nhưng không hề có sự gắn kết giữa các lý thuyết với nhau, hoặc giữa lý thuyết với nghiên cứu đó” [Trần Văn Đáng, 2002, tr.1]. Trong đó tác giả cũng đã đưa ra một nhận định mang tính phổ biến trong giới xã hội học nước ta mà rất có thể là của nhiều bộ môn khoa học xã hội khác: “thực tế họ chỉ trình bày luận điểm chứ chưa vận dụng các lý thuyết đó”.
Trong nghiên cứu khoa học nói chung và xã hội học nói riêng việc áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu thực nghiệm là một đòi hỏi có tính chất cốt lõi đồng thời cho thấy được trình độ sự thấu hiểu và một nhãn quan khoa học tinh tế của nhà nghiên cứu, (thâm chí không liên quan gì đến học hàm, học vi hay kinh nghiệm). Việc áp dụng lý tuyết như thế nào trong nghiên cứu thực nghiệm cần được đặt ra ngay từ đầu cuộc nghiên cứu và tác giả phải luôn theo đuổi nó để chứng minh hoặc bác bỏ nó. Nói như tác giả Mai Huy Bích: “nên thường xuyên trở đi, trở lại với lý thuyết, soi rọi, phân tích nó qua các dữ liệu thực nghiệm của Việt Nam xem chúng có khớp hay không, nếu không thì không khớp ở chỗ nào, vì sao? Có cần sửa đổi thậm chí thay thế bằng những lý thuyết mới hay không ?” [Mai Huy Bích, 2005, tr.102].
Các tác giả của Từ điển xã hội học quan niệm về lý thuyết trong xã hội học bao gồm 3 mức độ và chúng tôi cho rằng đó cũng chính là những tiêu chuẩn để đánh giá khả năng áp dựng lý thuyết vào trong đo lường thực nghiệm của khoa học xã hội.
1-lý thuyết là việc khái quát hóa và phân loại thế giới
2-lý thuyết phải được đo lường và kiểm nghiệm qua các dữ liệu thực nghiệm (thực chứng luận)
3-lý thuyết phải giải thích được các hiện tượng và nhận diện ra các mối liên hệ nhân quả giữa các quá trình ấy [dẫn lại Trần Hữu Quang, 2013].
Tóm lại, vấn đề cơ bản nhất trong việc vận dụng lý thuyết trong xã hội học nói riêng và khoa học nói chung là tìm kiếm sức mạnh trong các mối quan hệ giữa các hành vi hay hiện tượng xã hội với nhau. “Một lý thuyết hay có thể có cả sức mạnh giải thích lẫn sức mạnh tiên đoán. Tức là, nó có thể giúp chúng ta nhìn thấy mối quan hệ giữa các hiện tượng rời rạc nhau, cũng như khiến chúng ta tìm hiểu được làm thế nào mà một mẫu thay đổi nào đó trong môi trường lại dẫn đến những thay đổi khác” [Richard T.Schaefed, 2005, tr.19-20].
3. Một cách vận dụng lý thuyết
Lý thuyết được áp dụng vào các nghiên cứu thực nghiệm là hướng đến sự giải thích hiện tượng dựa trên những mô tả từ kết quả thực nghiệm. “Nói chung, lý thuyết có th gii thích nguyên nhân ca các hin tưng thc tế, phng đoán chiều hưng của hin tưng trong tương lai, và gii thích hin tưng xy ra như thế nào” [Bùi Ngọc Hoàn, 2012, tr.59].
Phần này trình bày một ví dụ đã được tác giả vận dụng thành công trong nghiên cứu thực nghiệm. Tù bước đi đầu tiên đến kết luận lý thuyết luôn dẫn đường, cho thực nghiệm, ngược lại thực nghiệm đã chứng minh cho lý thuyết. Để mô tả cho quá trình áp dụng lý thuyết trong nghiên cứu này, có thể mô tả như sau.
Vấn đề nghiên cứu => tổng quan => câu hỏi nghiên cứu => vận dụng lý thuyết (phân tầng xã hội, dựa vào đo lường địa vị nghề nghiệp) => phân tánh 3 tầng xã hội cơ bản và xe đây là biến độc lập để phân tích=> kết luận dựa trên 3 tầng xã hội.
Từ lý thuyết Phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội là một khái niệm và hướng nghiên cứu cơ bản quan trọng hàng đầu của xã hội học. Sự phát triển của nó đã góp phần tạo dựng tầm vóc Xã hội học, một khoa học hàn lâm, nhưng cũng đầy tính thực tiễn.
“Phân tầng xã hội là sự phân chia các cá nhân hay các nhóm xã hội thành các tầng lớp khác nhau và được sắp xếp theo những thứ bậc trong hệ thống. Mỗi tầng bao gồm các cá nhân, các nhóm xã hội có địa vị kinh tế, chính trị và uy tín tương tự gần với nhau. Hệ thống xếp hạng thứ bậc này là một cơ cấu bất bình đẳng đã ăn sâu vào cấu trúc và là thuộc tính của cơ cấu xã hội. Sự bất bình đẳng này có thể được trao truyền qua các thế hệ. Trong hệ thống phân tầng, các thành viên sẽ khác nhau về khả năng thăng tiến (di động) bởi địa vị không giống nhau của họ trong bậc thang xã hội” [Đỗ Thiên Kính, 2011, tr.8].
Phân tầng xã hội được xác định trên ba yếu tố cơ bản là kinh tế (của cải), quyền lực (địa vị chính trị), uy tín (địa vị xã hội-nghề nghiệp). “Phân tầng xã hội được định nghĩa là quá trình xã hội, thông qua đó các phần thưởng và nguồn lực như của cải, quyền lực và uy tín được phân phối có tính hệ thống và bất bình đẳng bên trong hoặc giữa các xã hội với nhau [Lê Thanh Sang, 2010, tr.32].
Về mặt đo lường thực nghiệm, nghề nghiệp được coi là yếu tố căn bản và trung tâm nhất trong việc xác định tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, nghề nghiệp không phải là yếu tố đơn nhất mà nó thường được kết hợp với những yếu tố khác về thu nhập, học vấn, uy tín xã hội, vốn văn hóa…để xác định tầng lớp xã hội.
Trên cơ sở những nền tảng lý luận các nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả đã được thực hiện dựa trên việc phân tích đa chiều các chỉ báo để xây dựng hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam.
Dựa trên các chỉ báo về địa vị kinh tế- xã hội, tác giả Đỗ Thiên Kính đã chia xã hội Việt Nam hiện đại thành 3 tầng cơ bản dựa trên các tầng lớp xã hội được phân nhóm từ nghề nghiệp.
1- Tầng lớp cao: lãnh đạo, doanh nhân, chuyên môn cao.
2- Tầng lớp giữa: nhân viên, buôn bán-dịch vụ, công nhân, tiểu thủ công nghiệp.
3- Tầng dưới: lao động giản đơn, nông dân [Đỗ Thiên Kính, 2011, tr.12].
Cùng quan điểm trên, tác giả Bùi Thế Cường [Bùi Thế Cường, 2012, tr.27-28] cũng chia thành 3 tầng dựa trên nhóm xã hội nghề nghiệp.
1- Tầng cao: cán bộ quản lý nhà nước, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp, lãnh đạo, quản lý công ty, chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình, chuyên viên kỹ thuật.
2- Tầng giữa: nhân viên, công nhân, thợ thủ công .
3- Tầng thấp: lao động nông nghiệp, lao động giản đơn khác.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng cần phải đưa thêm yếu tố nghề thứ hai (nghề phụ) vào phân tích tầng lớp. “Trong bối cảnh đó các lý thuyết về phân tầng xã hội gợi ra rằng mức độ bất bình đẳng (ăn sâu vào cơ cấu) giữa đông đảo người lao động là nông dân và bộ phận nhỏ ở tầng lớp cao sẽ còn lớn và có thể ngày càng lớn hơn. Các phân tích về phân tầng xã hội theo nghề nghiệp chính cần phân tích cả nghề phụ” [Vũ Mạnh Lợi, 2013, tr.28].
Vận dụng phương pháp luận phân tầng xã hội, nghiên cứu này lấy tiêu chí sự tự nhận nghề nghiệp của đại diện hộ để chia xã hội thành ba tầng cơ bản: tầng trên, tầng giữa, tầng dưới. Đây là phương pháp có sự kế thừa từ những nghiên cứu trước đó của Đỗ Thiên Kính (2011, 2013), Bùi Thế Cường (2012), Lê Thanh Sang (2010). Trong khuôn khổ bài viết này, tạm dùng thuật ngữ “tầng xã hội” và xem nó như là một biến độc lập cơ bản để phân tích.
 4. Đến kết quả thực nghiệm
Vận dụng phương pháp luận phân tầng xã hội, nghiên cứu lấy tiêu chí sự tự nhận nghề nghiệp của đại diện hộ để chia xã hội thành ba tầng cơ bản: tầng trên, tầng giữa, tầng dưới. Đây là phương pháp có sự kế thừa từ những nghiên cứu trước đó của Đỗ Thiên Kính (2011, 2013), Bùi Thế Cường (2012), Lê Thanh Sang (2010). Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tạm dùng thuật ngữ “tầng xã hội” và xem nó như là một biến độc lập cơ bản để phân tích.
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nghề nghiệp người trả lời quận Phú Nhuận năm 2013, %
Nguồn: kết quả xử lý từ điều tra bảng hỏi.
Chú thích: 1= Cán bộ quản lý Nhà nứớc, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp; 2= Lãnh đạo, quản lý công ty-công ty nước ngoài; 3= Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình; 4= Chuyên môn; 5= Nhân viên; 6= Công nhân, thợ thủ công; 7= Lao động nông nghiệp + nghề khác; 8= Lao động giản đơn.
Dựa trên cơ cấu nghề nghiệp, chia thành ba tầng xã hội cơ bản với tỉ lệ các tầng trong khảo sát này như biểu đồ 4.1. Tầng trên bao gồm ba nhóm nghề nghiệp (1= Cán bộ quản lý Nhà nứớc, đoàn thể xã hội, cơ quan hành chính sự nghiệp; 2= Lãnh đạo, quản lý công ty-Công ty nước ngoài; 3= Chủ cơ sở kinh doanh hộ gia đình). Tầng giữa, ba nhóm tiếp theo (4= Chuyên môn, 5= Nhân viên, 6= Công nhân, thợ thủ công). Tầng dưới, hai nhóm nghề dưới cùng (7= Lao động nông nghiệp + nghề khác; 8= Lao động giản đơn).
Từ kết quả 8 nghề nghiệp trên vận dụng lý thuyết và phương pháp phân tầng xã hội để chia thành 3 tầng xã hội cơ bản sau.
4.2. Cơ cấu tầng xã hội cơ bản (%)

            Như vậy, khi chuyển thành tầng xã hội theo 3 lớp  như trên chúng ta đã có một biến độc lập quan trong để phân tích và từ đó có thể nhận xét và kết luận dựa trên sự so sánh đó. Làm như vậy, đã giúp nhà nghiên cứu luôn bán theo lý thuyết đã đưa ra và nó chính là nền tảng trong các biến khác được đưa vào phân tích.
Sau đây là một số kết quả khi sử dụng biến tầng xã hội để đo lường với các biến số khác trong quá trình phân tích.

Do lường với biến thu nhập (thu nhập bình quân của hộ và nhân khẩu)
Biểu đồ 4.3: Thu nhập trung bình hộ và khẩu quận Phú Nhuận năm 2013 theo các tầng xã hội (nghìn đồng)
[Ngô Văn Huấn, 2013, tr.31].
Đánh giá của người trả lời về đời sống hôn nhân với tương quan 3 tầng xã hội
Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ đánh giá mức độ hài lòng về “Sự hòa thuận trong gia đình” quận Phú Nhuận năm 2013 theo các tầng lớp xã hội, %

[Ngô Văn Huấn, 2013, tr.55].

Mức độ hài lòng đối với tình trạng sức khỏe của gia đình
Bảng 4.5: Tỉ lệ đánh giá mức độ hài lòng về tình trạng sức khỏe trong gia đình theo tầng xã hội qua hai cuộc điều tra toàn TP năm 2010 và quận Phú Nhuận năm 2013, %
Mức độ hài lòng về tình trạng sức khỏe trong gia đình
Tầng xã hội
Chung
Tầng trên
Tầng giữa
Tầng dưới
Không hài lòng
21,7
3,3
25,0
14,1
Bình thường
58,7
65,2
38,3
55,6
Hài lòng
19,6
31,5
36,7
30,3
Tổng
100,0
100,0
100,0
100,0
[Ngô Văn Huấn, 2013, tr,66]
5. Kết luận
Trong xã hội học có hai hoạt động dễ gây ra sự ngô nhận đó là khảo sát xã hội họcnghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Đây không chỉ là hai cấp độ của tri thức xã hội học mà đó còn là hai hoạt động thực tiễn có những điểm chung, nhưng không phải là một. Điều này đã được tác giả Nguyễn Đức Chiện phân biệt như sau: “Điều căn bản là nghiên cứu xã hội học không dừng lại ở việc mô tả các con số hay giải thích dựa trên kinh nghiệm, quan điểm cá nhân mà phải giả thích dũ kiện dựa trên quan điểm lý thuyết đã có hoặc quan điểm lý thuyết mới do nhà nghiên cứu đề ra” [2012, tr.104].  Như vậy, đã là nghiên cứu xã hội học thì phải có lý thuyết** ?. Chắc chắn là như vậy, bởi nếu không thì bạn chỉ là “nhà khảo sát xã hội” (người làm xã hội học) chứ không phải là “nhà nghiên cứu” đúng nghĩa. Để thay lời kết cho bài viết này tác giả xin mượn lời của nhà nghiên cứu Mai Huy Bích “Quan hệ giữa lý thuyết và thực nghiệm là hết sức quan trọng với một khoa học thực nghiệm như xã hội học, một khoa học sản xuất tri thức dựa trên kinh nghiệm trực tiếp của nhà nghiên cứu, nhưng đồng thời cũng nhằm vào tri thức có chiều sâu, nói lên chút gì có ý nghĩa về nền văn hóa và đời sống xã hội. Một nghiên cứu xã hội học hoàn chỉnh có hai chiều cạnh: lý thuyết và thực nghiệm, hay diễn dịch và quy nạp” [2001, tr.83].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.      Anthony Gisdens. 1999. Lý thuyết. Tạp chí Xã hội học. Số 1(65). (Vũ Mạnh Lợi dịch)
2.      Tony Biton và cộng sự. Nhập môn xã hội học. Nxb. Khoa học xã hội. H.1993
3.      Mai Huy Bích. 2001. Một xu hướng nghiên cứu và khó khăn trong việc kết hợp nghiên cứu và giảng dạy xã hội học. Tạp chí xã hội học, số 4(76).
4.      Mai Huy Bích. 2005. Gắn lý thuyết với thực nghiệm: trường hợp nghiên cứu ly hôn. Tạp chí Xã hội học số 2(90).
5.      Mai Huy Bích. 2007. Nghiên cứu giới: mấy suy nghẫm về phương pháp luận. Tạp chí Xã hội học. Số 3(99).
6.      Nguyễn Văn Đáng. Bàn về sự vận dụng lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học. Bản tin nguyên cứu Xã hội học.
7.      Nguyễn Đức Chiện. 2012. Khảo sát xã hội và nghiên cứu xã hội học thực nghiệm. Tạp chí Xã hội học, số 4(120), tr 101-104.
8.      Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa. 2010. Từ điển xã hội học Oxford. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
9.      Bùi Thế Cường. 2012. Cơ cấu xã hội, lối sống và phúc lợi xã hội của cư dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Báo cáo đề tài nghiên cứu.
10. Tô Duy Hợp. 2005. Lý thuyết và khung lý thuyết trong xã hội học đương đại. Tạp chí Xã hội học số 4(92), 2005.
11. Ngô Văn Huấn. 2013. Một số đặc điểm trong đời sống hộ gia đình ở quận Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay qua một cuộc khảo sát định lượng. Luận văn thạc sỹ Xã hội học, Học Viện khoa học xã hội-Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
12. Đỗ Thiên Kính. 2011. Cấu trức xã hội trong cả nước, nông thôn-đô thị và chân dung tầng lớp nông dân Việt Nam. Tạp chí Xã hội học. Số 4(166). Trang 8-21.
13. Vũ Mạnh Lợi. 2013. Vấn đề cơ cấu nghề phụ và cơ cấu nghề nghiệp xã hội. Tạp chí Xã hội học. Số 1(121), 2013.
14. Trần Hữu Quang. 2013. Mối liên hệ giữ Lý thuyết và Phương pháp trong khoa học xã hội. Tọa đàm khoa học. Bài giảng tại IRED
15. Lê Thanh Sang. 2010. Nghiên cứu phân tầng xã hội: từ lý thuyết đến đo lường thực nghiệm. Tạp chí Khoa học xã hội. Số 2(138). Trang 31-40.
16. Richard T.Schaefed. 2005. Xã hội học. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 2005.(Huỳnh Văn Thanh dịch.




** Có người còn bắt buộc phải có giả  thuyết và câu hỏi nghiên cứu trong một đề tài, nhưng tôi đồng ý với giáo sư Bùi Thế Cường. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu cũng chỉ là một, túc là nói đến những việc phải làm trong nghiên cứu (nội dung nghiên cứu).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.