29 tháng 1, 2013

Năm định hướng xây dựng Xã hội


Nguyễn Tất Thịnh

Hiện nay nhiều tổ chức, nhiều giới đang tham gia tích cực vào các quá trình xây dựng xã hội…. Cùng với bài ‘định hướng Hiến pháp’ tôi viết bài ngắn này vừa như nêu lên những nhận dạng về một xã hội tiến bộ văn minh ( gắn với chiều dài thời gian từ lịch sử đến tương lai ), vừa như mong muốn xã hội được xây dựng như thế ( nếu không hết thì cũng là một số, vì nếu đã có được điều nào trong đó rồi thì những điều kia còn lại cũng thuận lợi sẽ hình thành thôi. Nếu chưa được điểm 10 thì cũng cố được điểm 7 ). Quan trọng hơn là có dấu hiệu, tiêu chí để dựa vào mà hoàn chỉnh chặng được xây dựng xã hội như tất cả chúng ta cùng muốn

1.         Hiến pháp và Luật pháp
a.         Không bị trói buộc vào luận thuyết cực đoan, có khả năng đảm bảo Công lý cho mọi tầng lớp nhân dân, mang giá trị đó bền vững trong tương lai lâu dài
b.         Nhận dạng và đi đến được Chân lý, bảo vệ Chân lý bằng toàn bộ sức mạnh và công cụ Nhà nước dân chủ pháp quyền, không vì một nhóm lợi ích riêng lẻ
c.         Tạo nên kỉ cương , quy củ, thiết lập được trật tự văn minh chung trong mọi hoạt động, quan hệ, giao dịch của đời sống xã hội mở

2.         Văn hóa tư tưởng
a.         Có nền tảng triết học làm Kim chỉ Nam cho các môn khoa học cũng như hình thành Nhân sinh quan về Văn hóa khai sáng
b.         Sản sinh ra được những luận thuyết độc lập và có tầm vóc an dân trị quốc, có ảnh hưởng quốc tế, giao hòa được các giá trị nhân loại
c.         Có bề dày thời gian các lĩnh vực nghệ thuật: vượt lên giải trí, xây dựng được đời sống tinh thần tốt đẹp, hướng Chân Thiện Mĩ

3.         Nền giáo dục
a.         Trên thực tế là căn nguyên, động lực bậc nhất phát triển xã hội tiến bộ, mở cửa cho mọi người, và bản thân Giáo dục phải ngăn chặn được các giá trị giả
b.         Có tính hệ thống, hiện đại, liên thông về chương trình và cách tổ chức , phi chính trị và được xã hội hóa, theo nguyên tắc : tinh hoa tạo ra tinh hoa
c.         Dòng chảy Giáo dục chính nó tạo nên khả năng tự đào tạo ở mọi quy mô, mọi đối tượng, được định hướng vào quá trình hoàn thiện các tổ chức

4.         Các bảo đảm xã hội
a.         Quyền ‘Tam Dân’ được phát triển , trong đó mỗi người dân có nhiều cơ hội mưu cầu đắc đạt mà không xâm hại đến người khác và đất nước
b.         Phúc lợi Nhà nước mở mang, chăm lo về đời sống thể chất tinh thần, y tế sức khỏe cho cộng đồng một cách phổ cập và bù đắp yếu tố thị trường
c.         Chính quyền phải tuân thủ minh bạch nguyên tắc cơ bản : người mạnh phải thắng, người yếu phải được hỗ trợ, và cơ hội là ngang nhau.

5.         Nền hành chính Công
a.         Tính chất’ Của Dân, do Dân, vì Dân’ là thực sự từ nhân sự, đến chức năng và hiệu quả hoạt động của mọi cơ quan Nhà nước
b.         Xóa bỏ sự ‘cai trị’. Hệ thống Hành pháp đảm bảo ‘cung cấp hàng hóa công cộng và dịch vụ hành chính công’ cho xã hội
c.         Xã hội hóa, quốc tế hóa việc đánh giá, giám sát, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan Nhà nước và các quan chức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.