PETER F. DRUCKER (Nguyễn Quang A dịch)
Làm thế nào bạn nhận được nhiều đầu ra hơn nhiều với ít công nhân hơn nhiều?
TRONG các năm kết thúc của thế kỷ 20, giá thế giới của sản phẩm lớn nhất đơn nhất của ngành thép – thép cuộn cán nóng, thép làm thân ôtô – đã rớt từ $460 xuống $260 một tấn. Thế mà đấy là các năm thịnh phát ở Mỹ và thời kỳ thịnh vượng ở phần lớn Châu Âu lục địa, với sản xuất ôtô lập kỷ lục. Kinh nghiệm của ngành thép là điển hình của ngành chế tạo như một tổng thể. Giữa 1960 và 1999, cả phần của chế tác trong GDP của Mỹ và phần của nó trong toàn bộ công ăn việc làm đã giảm khoảng một nửa, xuống khoảng mức 15%. Thế nhưng trong cùng 40 năm ấy đầu ra vật lý của ngành chế tạo đã tăng gấp đôi hay gấp ba. Trong năm 1960, chế tạo đã là trung tâm của nền kinh tế Mỹ, và của các nền kinh tế của tất cả các nước phát triển khác. Vào năm 2000, với tư cách một ngành đóng góp cho GDP nó đã dễ dàng bị khu vực tài chính soán ngôi.
Sức mua tương đối của các mặt hàng chế tác (cái mà các nhà kinh tế gọi là tỷ lệ trao đổi) đã rớt ba phần tư trong 40 năm qua. Trong khi các giá chế tạo, được hiệu chỉnh theo lạm phát, đã giảm 40%, thì giá của hai sản phẩm tri thức chính, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, đã tăng khoảng ba lần nhanh như lạm phát. Trong năm 2000, vì thế, cần năm lần nhiều hơn số đơn vị các mặt hàng chế tạo để mua các sản phẩm tri thức chính so với 40 năm trước.
Sức mua của công nhân trong ngành chế tạo cũng đã đi xuống, tuy ít hơn nhiều sức mua của các sản phẩm của họ. Năng suất của họ đã tăng mạnh mẽ đến mức phần lớn thu nhập thực tế của họ đã được duy trì. Bốn mươi năm trước, chi phí lao động trong chế tạo điển hình chiếm khoảng 30% tổng chi phí chế tạo; bây giờ nói chung chúng xuống 12-15%. Ngay cả trong ngành ôtô, vẫn là ngành tốn nhiều lao động nhất trong các ngành kỹ thuật, chi phí lao động trong các nhà máy tiên tiến nhất không cao hơn 20%. Công nhân chế tạo, đặc biệt ở Mỹ, đã không còn là xương sống của thị trường tiêu dùng nữa. Tại đỉnh cao của khủng hoảng về “dây curoa gỉ” ở Mỹ, khi việc làm trong các trung tâm chế tạo lớn bị cắt bớt một cách không thương xót, lượng bán toàn quốc của các mặt hàng tiêu dùng hầu như không biến động.
Cái đã làm thay đổi sự chế tạo, và đẩy năng suất lên đột ngột, là những quan niệm mới. Thông tin và tự động hóa là ít quan trọng hơn các lý thuyết mới về chế tạo, cái là một sự tiến bộ so với sản xuất hàng loạt 80 năm trước. Quả thực, một số trong các lý thuyết này, như “chế tạo thon lẳn- lean manufacturing” của Toyota, vứt bỏ các robot, máy tính và tự động hóa. Một thí dụ được mọi người biết rất nhiều gắn với việc thay thế một dây chuyền sấy-sơn được tự động hóa và máy tính hóa của Toyota bằng nửa tá máy sấy tóc mua ở một siêu thị.
Chế tạo theo chính xác cùng đường mà nghề nông trại đã đi trước đây. Bắt đầu trong năm 1920, và tăng tốc sau Chiến tranh Thế giới II, sản xuất trang trại đã lớn vọt trong tất cả các nước phát triển. Trước Chiến tranh Thế giới I, nhiều nước Tây Âu đã phải nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Bây giờ chỉ còn lại một nước nhập khẩu thuần: Nhật Bản. Mỗi nước Âu châu đơn lẻ bây giờ có dư thừa lớn sản phẩm nông nghiệp không thể bán được. Về mặt số lượng, sản xuất trang trại trong hầu hết các nước phát triển ngày nay có lẽ bằng ít nhất bốn lần sản lượng năm 1920 và ba lần của năm 1950 (trừ ở Nhật Bản). Nhưng trong khi vào đầu thế kỷ 20 nông dân tạo thành nhóm lớn nhất duy nhất trong dân cư lao động ở hầu hết các nước phát triển, bây giờ họ chiếm không quá 3% ở bất cứ nước phát triển nào. Và trong khi ở đầu thế kỷ 20 nông nghiệp đã là ngành đóng góp lớn nhất duy nhất cho thu nhập quốc dân trong hầu hết các nước phát triển, năm 2000 ở Mỹ nó đóng góp ít hơn 2% cho GDP.
Ngành chế tạo chắc không mở rộng về mặt tổng sản lượng của nó nhiều như nông nghiệp đã làm, hay co lại nhiều như vậy với tư cách một ngành tạo ra của cải và việc làm. Nhưng dự đoán có thể tin được nhất cho năm 2020 gợi ý rằng đầu ra chế tạo trong các nước phát triển sẽ tăng ít nhất gấp đôi, trong khi việc làm chế tạo sẽ co lại còn 10-12% toàn bộ lực lượng lao động.
Tại Mỹ, sự chuyển đổi về cơ bản đã hoàn tất rồi, và với mức trục trặc tối thiểu. Nhóm bị tổn thương nặng duy nhất là những người Mỹ gốc Phi, đối với họ sự tăng trưởng về việc làm chế tạo sau Chiến tranh Thế giới II đã tạo ra một sự thăng tiến kinh tế nhanh, và hiện nay những việc làm ấy của họ phần lớn đã bị mất. Nhưng nhìn chung, ngay cả ở các nơi đã dựa mạnh vào vài nhà máy chế tạo lớn, thất nghiệp đã chỉ cao trong một thời gian ngắn. Ngay cả tác động chính trị ở Mỹ cũng đã là tối thiểu.
Nhưng liệu các nước công nghiệp khác cũng sẽ có một sự chuyển tiếp dễ ngang thế? Tại Anh, việc làm chế tạo đã sụt giảm đột ngột rồi mà không gây ra bất cứ náo động nào, tuy có vẻ nó đã tạo ra những vấn đề xã hội và tâm lý. Nhưng cái gì sẽ xảy ra ở các nước như Đức hay Pháp, nơi các thị trường lao động vẫn cứng nhắc và nơi, cho đến rất gần đây, đã có ít tính lưu động hướng lên qua giáo dục? Các nước này đã có nạn thất nghiệp đáng kể và có vẻ khó chữa rồi, thí dụ, ở vùng Ruhr của Đức và ở vùng công nghiệp cũ quanh Lille của Pháp. Họ có thể phải đối mặt với một giai đoạn chuyển đổi đau đớn với những chấn động xã hội dữ dội.
Dấu hỏi lớn nhất là đối với Nhật Bản. Không thể phủ nhận, nó không có văn hóa giai cấp lao động, và từ lâu nó đã đánh giá cao giá trị của giáo dục như một phương tiện lưu động thăng tiến. Nhưng sự ổn định xã hội của Nhật Bản dựa vào an toàn việc làm, đặc biệt đối với các công nhân cổ xanh trong ngành công nghiệp chế tạo lớn, và cái đó đang xói mòn nhanh. Thế mà trước khi an toàn việc làm được đưa vào cho các công nhân cổ xanh trong các năm 1950, Nhật Bản đã là nước của sự náo loạn lao động quá khích. Phần của ngành chế tạo trong tổng việc làm vẫn còn cao hơn hầu hết các nước phát triển khác – khoảng một phần tư tổng việc làm – và Nhật Bản hầu như không có thị trường lao động và ít tính lưu động của lao động.
Cả về mặt tâm lý nữa, nước này được chuẩn bị ít nhất đối với sự suy tàn về chế tạo. Rốt cuộc, nhờ trở thành nhà chế tạo kỳ tài của thế giới mà nó đã đạt được vị thế cường quốc kinh tế trong nửa sau của thế kỷ 20. Ta chẳng bao giờ được đánh giá thấp người Nhật. Suốt lịch sử của mình họ đã chứng tỏ năng lực vô song để đối mặt với thực tế và để thay đổi hầu như chỉ một sớm một chiều. Nhưng sự suy tàn về chế tạo với tư cách chìa khóa cho thành công kinh tế khiến Nhật Bản đối đầu với một trong những thách thức lớn nhất từ trước đến nay.
Sự suy tàn của chế tạo với tư cách một ngành tạo việc làm và của cải làm thay đổi phong cảnh kinh tế, xã hội và chính trị của thế giới. Nó biến những “sự thần kỳ kinh tế” ngày càng trở nên khó khăn đối với các nước đang phát triển để đạt được. Những sự thần kỳ của nửa sau thế kỷ 20 – Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore—đã dựa trên xuất khẩu các mặt hàng được chế tạo, được sản xuất với công nghệ và năng suất của nước phát triển, nhưng với chi phí lao động của nước mới nổi lên vào các nước giàu của thế giới. Cách này sẽ không còn hoạt động nữa. Một cách để tạo sự phát triển kinh tế có thể là hội nhập nền kinh tế của một nước đang nổi lên vào một khu vực đã phát triển – là cái mà Vicente Fox, tổng thống mới của Mexico, vạch ra với đề xuất của ông để hội nhập toàn bộ “Bắc Mỹ”, tức là, Hoa Kỳ, Canada và Mexico. Về mặt kinh tế điều này có nhiều ý nghĩa, nhưng về mặt chính trị nó hầu như không thể tưởng tượng nổi. Lựa chọn khả dĩ khác – được Trung Quốc theo đuổi – là thử đạt tăng trưởng kinh tế bằng xây dựng thị trường nội địa của một nước đang phát triển. Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng có dân số đủ lớn để làm cho sự phát triển kinh tế dựa vào thị trường-trong nước là có thể, chí ít về lý thuyết. Nhưng các nước nhỏ hơn, như Paraguay hay Thái Lan, có được chấp nhận để xuất khẩu vào các thị trường lớn của các nước đang nổi lên như Brazil?[1]
Sự suy tàn về chế tạo như ngành tạo ra của cải và việc làm không thể tránh khỏi sẽ dẫn đến một chủ nghĩa bảo hộ mới, lại một lần nữa lặp lại cái đã xảy ra trước đây trong nông nghiệp. Đối với mỗi 1% mà giá và việc làm nông nghiệp giảm trong thế kỷ 20, các khoản bao cấp và bảo hộ nông nghiệp trong mỗi nước phát triển đơn nhất, kể cả Mỹ, đã tăng ít nhất 1%, thường là nhiều hơn. Và các cử tri nông trại càng ít ở đó, “số phiếu trang trại” càng trở nên quan trọng. Khi số lượng co lại, những người nông dân đã trở thành một nhóm lợi ích–đặc biệt thống nhất có ảnh hưởng không cân xứng trong tất cả các nước phát triển.
Chủ nghĩa bảo hộ trong chế tạo đã rõ ràng rồi, tuy nó thường có dạng trợ cấp thay cho thuế quan truyền thống. Các khối kinh tế khu vực, như Liên minh Châu Âu, NAFTA hay Mercosur, có tạo ra các thị trường khu vực lớn với các rào cản nội bộ thấp, nhưng họ bảo vệ chúng bằng các rào cản cao hơn đối với các nhà sản xuất ngoài khu vực. Và các hàng rào phi-thuế quan thuộc mọi loại đang tăng đều đặn. Trong cùng tuần khi sự sụt giá 40% của thép tấm được công bố trên báo chí Mỹ, chính phủ Mỹ đã cấm nhập khẩu thép tấm vì “phá giá”. Và bất kể các mục tiêu của họ có đáng ca ngợi đến thế nào, sự khăng khăng của các nước phát triển đòi các luật lao động công bằng và các quy tắc môi trường thỏa đáng đối với các nhà chế tạo ở thế giới đang phát triển, hoạt động như một rào cản ngất ngưởng đối với các khoản nhập khẩu từ các nước này.
Số lượng nhỏ hơn, ảnh hưởng lớn hơn
Cả về mặt chính trị nữa, số công nhân chế tạo càng ít hơn thì ngành chế tạo đang càng trở nên có ảnh hưởng hơn, đặc biệt ở Mỹ. Trong bầu cử tổng thống năm vừa qua số phiếu lao động đã quan trọng hơn nó đã có 40 hay 50 năm trước, chính xác bởi vì số các thành viên nghiệp đoàn đã trở nên nhỏ hơn rất nhiều tính theo phần trăm cử tri. Cảm thấy bị nguy hiểm, họ đã siết lại đội ngũ. Vài thập niên trước, một thiểu số đáng kể của các thành viên nghiệp đoàn Mỹ đã bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa, nhưng trong cuộc bầu cử năm vừa qua hơn 90% thành viên công đoàn được cho là đã bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ (tuy ứng viên của họ vẫn thua).
Trong hơn 100 năm, các công đoàn Mỹ đã là những người ủng hộ mạnh của tự do thương mại, ít nhất trong lời hùng biện của họ, nhưng trong vài năm qua họ đã trở thành những người ủng hộ chế độ bảo hộ và tuyên bố là kẻ thù của “toàn cầu hóa”. Chẳng quan trọng rằng mối đe dọa thực sự đối với việc làm chế tạo không phải là cạnh tranh từ nước ngoài, nhưng sự sụt giảm nhanh của ngành chế tạo với tư cách ngành tạo công việc: đơn giản không thể hiểu nổi rằng sản xuất chế tạo có thể tăng lên trong khi việc làm chế tạo đi xuống, và không chỉ đối với các thành viên công đoàn mà cả đối với các chính trị gia, các nhà báo, các nhà kinh tế và công chúng nói chung. Đa số người dân vẫn tiếp tục tin rằng khi việc làm chế tạo sút giảm, cơ sở chế tạo của đất nước bị đe dọa và phải được bảo vệ. Họ gặp khó khăn rất lớn trong thừa nhận rằng, lần đầu tiên trong lịch sử, xã hội và nền kinh tế không còn bị lao động chân tay chi phối nữa, và một nước có thể đảm bảo cái ăn, cái mặc và nhà ở cho mình với chỉ một thiểu số nhỏ dân cư của nó làm những việc như vậy.
Chủ nghĩa bảo hộ mới bị dẫn dắt cũng nhiều bởi nỗi luyến tiếc và xúc cảm sâu thẳm như bởi tư lợi kinh tế và quyền lực chính trị. Thế nhưng nó sẽ chẳng đạt gì cả, bởi vì việc “bảo vệ” các ngành già cỗi không có kết quả. Đó là bài học rõ ràng của 70 năm bao cấp nông trại. Các loại cây trồng cũ – ngô (bắp), lúa mỳ, bông – mà Mỹ đã bơm vào vô số tỷ từ các năm 1930 – tất cả đều kém, trong khi các loại cây trồng mới không được bảo hộ và không được trợ cấp – như đậu tương – đã phát đạt. Bài học là rõ: các chính sách chi trả các ngành cổ để bám chặt lấy những người thừa chỉ có thể gây tổn hại. Bất cứ tiền nào được chi, thay vào đó, phải được chi để hỗ trợ những người lao động già tuổi bị nghỉ việc, và giữ lại và bố trí lại những người lao động trẻ hơn.
Nguyễn Quang A dịch
Nguồn: The Next Society
by PETER F. DRUCKER
The Economist Magazin, 2001, NYK
www.csupomona.edu/~sciman/classes/324/organizer/goodReport.pdf
With havin so much written content do you ever run into any issues of plagorism or copyright violation?
Trả lờiXóaMy blog has a lot of completely unique content
I've either written myself or outsourced but it seems a lot of it is popping it up all over the web without my authorization. Do you know any methods to help prevent content from being stolen? I'd certainly appreciate it.
Feel free to surf my web site ... chronic insomnia
The artiсle offeгs prοven
Trả lờiXóabeneficial to us. It’s гeally helpful and уou геally aгe оbvіously verу well-іnformеd of thiѕ tуpe.
You poѕsesѕ opеned my own eуe to be аble tο different viеws on this subject
mаttеr together with intrіquing, notable anԁ reliablе contеnt.
my pagе; experienceswap.com
Also visit my page - buy viagra