16 tháng 6, 2011

BÓNG ĐÁ VỚI TRUYỀN THÔNG


Bóng đá với truyền thông là đặc trưng rất rõ nét cho mối quan hệ cộng sinh trong xã hội. Các loại hình truyền thông như báo in, truyền hình, đài phát thanh, internet… có được một đông đảo công chúng như ngày nay cũng là nhờ đã biết khai thác chủ đề bóng đá trong những nội dung truyền thông của mình. Hiện nay hầu hết các tờ báo, hay kênh truyền hình, cũng như hầu hết các trang web nào các thông tin về bóng đá cũng chiếm một vai trò rất qua trọng. Nhiều người ngồi hàng giờ đồng hồ trước màn hình ti vi không phải để xem những tin túc thời sự mà chỉ để chờ xem kết quả trận đấu mà mình quan tâm. Ngược lại, truyền thông đã mang bóng đến với thế giới một cách nhanh nhất thống qua các kỹ thuật sản xuất hiện đại của mình. Đi đầu là truyền hình, hầu hết các giải đấu lớn của bóng đá thế giới đã được truyền hình trực tiếp làm cho việc tiếp cận với “món ăn” này của công chúng trên thế giới trở nên cách dễ dàng hơn. Truyền thông và bóng đá là hai người bạn đồng hành gắn chặt vào nhau tạo nên một mối lương duyên đầy thú vị. Thông qua truyền thông hình ảnh cũng giá trị của các cầu thủ và câu lạc bộ không ngừng được nâng cao. Và rồi bóng đá cũng mang lại cho truyền thông những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ bán được bản quyền, thu hút được công chúng. Nhưng không phải lúc nào mối quan hệ đó cũng “êm ấm”. Không ít lần chính các chương trình truyền hình hình, các bài báo và nhất là cộng đồng mạng đã cho cả thế giới thấy những “căn bệnh” trên cơ thể người bạn đời của mình. Những vụ việc được giới truyền thông phơi bày trong làng bóng đá khiến nhiều người nghĩ đến mối lương duyền này sẽ chấm dứt. Những đã là cộng sinh, nhất lại là sự liên hệ qua lại rất sòng phẳng về mặt lợi ích thì quả thực không thể dễ dàng rời bỏ nhau như vậy được. Đó là những điều làm cho kiến giải tương tác luận trong xã hội học trở nên có sức mạnh hơn bao giời hết. Các chủ thể trong cách mối quan hệ tương tác với nhau trên cơ chế trao đổi và quá trình chuyển dời các giá trị cho nhau đã bồi đắp cho mối quan hệ đó. Bóng đá và truyền thông cũng vậy. Quá trình ngày càng phẳng đi của thế giới hiện đại đã làm cho mối lương duyên này đó ngày càng bền chặt hơn cho dù có những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. 
Tính quan trọng của mỗi giải đấu, mỗi trận đấu bóng đá phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quan tâm của truyền thông. Sức nóng và sự quyết liệt của trận đấu bắt đầu ngay từ những bài báo của truyền thông. Trước khi các trận đấu diễn ra đã có nhiều kênh truyền hình, các tờ báo, mạng internet… đưa tin về những bình luận, nhận định, phát biểu của những nhân vật tên tuổi hay những kiểu “kích tướng” của đội bóng chính là nguyên nhân gián tiếp tạo nên mức độ “máu lửa” của trận đấu. Một ví dụ rõ ràng nhất là trong mùa bóng 2010-2011, gây được sự chú ý của thế giới khi hại đội bóng của Tây Ban Nha được coi là “đại kình địch” Real Madrid và Barcelona đã gặp nhau đến năm lần trong đó có hai lần ở giải vô địch quốc gia, một lần ở cúp nhà vua và  hai lần ở cúp C1. Những trận đấu có mặt hai “đại kinh địch” vốn dĩ rất “nóng” những nó lại càng trở nên “nóng hơn” và thậm chí là mang mùa sắc bạo lực khi nó nhận được quá nhiều sự quan tâm của truyền thông. Trước mỗi trận đấu nhiều kênh truyền hình lớn đã đưa tin về thực lực hai đội, những phát biểu của các huấn luyện viên, những cầu thủ và nhiều tên tuổi nổi tiếng khác đã nhanh chóng truyền đi trên thế giới đã tạo thành một dư luận xã hội đối khi có tác dụng tiêu cực khiến cho sức nóng trên sân cỏ và các khán đài được cộng hưởng. Và thực tế thì các trận đấu của hai đội bóng không chỉ cống hiến cho người xem màn trình diễn đẳng cấp của các cầu thủ hành đầu thế giới mà còn những pha bóng bạo lực vượt qua tính chất một trận đấu bóng đá.
Như vậy, bóng đá-truyền thông vẫn luôn song hành cùng nhau trong mọi bước đường của sự phát triển xã hội.
Ngô Văn Huấn-blog

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.