13 tháng 7, 2012

Sự thịnh vượng thực sự của một quốc gia

Xuân Hoài dịch (theo Wiwo 8.7)
Nếu so sánh về tổng sản phẩm quốc nội (BIP) thì đến năm 2030 Trung quốc sẽ vượt Hoa kỳ về kinh tế, đây là điều ở đâu cũng đề cập. Nhưng BIP lại không phản ảnh đầy đủ sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Vì vậy các nhà khoa học của Liên hiệp quốc đề xuất một chỉ số mới. Và nếu theo chỉ số này thì diện mạo thế giới có phần khác trước ít nhiều.

Sản xuất dầu mỏ ở Nga. Nga là nước rất giầu tài nguyên thiên nhiên

Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhất
(tính theo một nghìn tỷ đôla)
1
Nga
6,9
2
USA
6,6
3
Trung quốc
5,0
4
Kanađa
3,5
5
Ả rập Saudi
2,7
6
Australia
1,8
Ngay từ năm 1776  Adam Smith đã giới thiệu cuốn sách của ông nhan đề „Sự thịnh vượng của một quốc gia“, trong cuốn sách này ông đã tìm hiểu tại sao một số nước thì giầu có và một số nước lại nghèo khổ. Nhưng trong một thời gian dài con người không biết làm sao có thể đo được sự thịnh vượng của một nước, ngoài việc thường dùng tổng sản phẩm quốc nội  (BIP) làm  chỉ báo cho sự giầu có của một đất nước, dù trong thực tế BIP chỉ có thể phản ảnh không đầy đủ về sự thịnh vượng của một quốc gia.

Chỉ báo mới khá bao quát về sự thịnh vượng

Được sự ủy nhiệm của LHQ các nhà khoa học đã giới thiệu một công trình nghiên cứu mới nhan đề („Inclusive Wealth Report 2012“) , quan niệm về thịnh vương. Trong công trình nghiên cứu các nhà khoa học đã xem xét sự thịnh vượng của một quốc gia trên ba yếu tố: chất lượng lực lượng lao động (vốn con người), hạ tầng cơ sở và bộ máy sản xuất (vốn thể chất hay là vốn sản xuất) và tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên khoáng sản, đất đai, nguồn thủy sản vv… (vốn tự nhiên).

Các nhà khoa học đã nghiên cứu, xác định các yếu tố này trong một khoảng thời gian dài (từ 1990 đến 2008) , từ đó họ không những có thể biết, quốc gia nào  giầu có nhất và nguồn của cải đó cấu thành như thế nào mà còn biết về sự bền vững của nền kinh tế quốc gia đó –  đây cũng là mục đích công trình nghiên cứu của LHQ.

Tuy cho đến nay các nhà khoa học chỉ mới tiến hành nghiên cứu  đối với 20 quốc gia, nhưng 20 nước này là đại diện cho  các đối tượng quan trọng của nền kinh tế thế giới.
Thứ hạng
Nước
IWI tổng số*
IWI tăng trưởng**
IWI tăng trưởng/đầu người**
1
Hoa kỳ
117,8
1,7
0,7
2
Nhật bản
55,1
1,1
0,9
3
Trung quốc
20,0
2,9
2,1
4
Đức
19,5
2,1
1,8
5
Anh
13,4
1,3
0,9
6
Pháp
13,0
2,0
1,4
7
Kanađa
11,1
1,4
0,4
8
Nga
10,3
-0,5
-0,3
9
Brazin
7,4
2,3
0,9
10
Ấn độ
6,2
2,7
0,9
11
Australia
6,1
1,4
0,1
12
Ảrập Saudi
4,9
1,6
-1,1

* Inclusive Wealth Index (tổng tài sản) nghìn tỷ US-đôla (konstant 2000)
** bình quân hàng năm từ 1990 đến  2008 tính theo %
Trung quốc đứng ở hạng thứ ba hơn Đức chút ít

Không có gì ngạc nhiên khi Hoa kỳ – cũng như khi tính theo BIP – vẫn là nước giầu có nhất trên bảng xếp hạng. Tổng tài sản của Hoa kỳ đạt gần 118 nghìn tỷ đôla (so với mức giá năm 2010). Tức gấp khoảng 10 lần BIP mà Hoa kỳ tạo ra được trong năm nay.

Nhưng tiếp đó là một bất ngờ lớn. Xếp ở vị trí thứ hai không phải là Trung quốc như trong danh sách xếp hạng theo  BIP mà là Nhật bản, sức mạnh kinh tế của Nhật chỉ bằng một nửa so với Hoa kỳ. Năm  2008 theo chỉ số thịnh vượng thì Nhật bản giầu hơn Trung quốc gần  2,8 lần, sức mạnh kinh tế của TQ đạt khoảng  20 nghìn tỷ đôla.

Vì vậy Trung quốc sẽ còn mất một số năm, thậm chí hàng chục năm để có thể đuổi kịp Nhật bản. Và sẽ còn mất nhiều thời gian hơn nữa TQ mới có thể đuổi kịp Hoa kỳ, nước giầu có hơn TQ gấp sáu lần. Nhưng nếu tính theo BIP thì hiện tại TQ đã bằng một nửa Hoa kỳ.

Nước Đức đứng hàng thứ tư, sát  với Trung quốc, tổng tài sản của Đức trị giá  19,5 nghìn tỷ đôla.

Bất ngờ về sự thịnh vượng khi tính theo đầu người
 

Học sinh ở Nhật bản. Kết quả học tập của học sinh Nhật nói lên nhiều điều
Nghiên cứu của các nhà khoa học LHQ cho thấy nếu tính sự thịnh vượng theo đầu người thì sẽ có những kết quả hết sức bất ngờ. Trong khi thu nhập theo đầu người của Hoa kỳ cao hơn Nhật bản tới 40% (tính theo BIP), nhưng nếu tính theo vốn sản xuất, vốn con người và vốn tự nhiên theo đầu người thì  Nhật bản đạt 435.000 đôla/người, cao hơn Hoa kỳ một phần tám.
Xếp hạng
Nước
IWI/đầu người*
1
Nhật bản
435
2
Hoa kỳ
386
3
Kanađa
331
4
Na uy
328
5
Australia
284
6
Đức
236
7
Anh
219
8
Pháp
209
9
Ảrập Saudi
189
10
Venezuela
110
* 2008, tính theo nghìn đôla
Nguyên nhân: Vốn vật chất của Nhật bản, các cơ sở sản xuất, nhà xưởng, hạ tầng cơ sở cao hơn hẳn so với Hoa kỳ khoảng 60%.  Tính theo đầu người thì Đức cũng chỉ bằng một nửa so với Nhật.
Những nước thúc đẩy tăng trưởng
Theo kết quả điều tra của các nhà khoa học thì trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2008 ở tất cả các nước sự thịnh vượng đều tăng lên, có nghĩa là vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất đều tăng, riêng nước Nga là ngoại lệ duy nhất. Theo nghiên cứu này, nền kinh tế Nga không phát triển theo hướng bền vững, nước Nga không có khả năng bảo đảm cho các thế hệ tương lai mức tiêu dùng như hiện nay.  
Mức tăng trưởng thịnh vượng ở Trung quốc và Ấn độ là cao nhất, đạt  2,9 % và 2,7%, còn  Brazin, nước thứ ba trong số các quốc gia Bric cũng đạt mức tăng trưởng hàng năm là  2,3%. Theo thuyết-Bric của nhà kinh tế trưởng của  Goldman-Sachs Jim O’Neill thì có bốn nước là Brazin, Nga, Ấn độ và Trung quốc tác động mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới trong những thập niên tới do sự phát triển kinh tế rất năng động của các nước này và do dân số các nước này khá lớn.  Nhưng giờ đây có sự nghi ngờ về việc xếp nước Nga vào cùng nhóm mới nổi này do nền tảng sản xuất của nước này đang bị xói mòn, có xu hướng tụt hậu và như thế đồng nghĩa với việc Nga sẽ bị loại ra khỏi nhóm các nước thúc đẩy nền kinh tế thế giới.
Chỉ số phát triển thịnh vượng tính theo đầu người có tính thuyết phục cao đối với mọi người. Nếu theo chỉ số này thì TQ cũng đứng ở vị trí số 1 với mức tăng trưởng hàng năm đạt 2,1% . Đức đạt  1,8% sát  nút với TQ. Ấn độ đứng ở vị trí thứ năm sau Pháp và Chi lê với mức tăng trưởng chỉ già nửa của Đức.  Nga với số dân ngày càng teo lại, mỗi năm giảm 0,3% đứng ở vị trí thứ ba từ dưới lên.
Các nước như Kolumbia, Nam Phi, Venezuela và các quốc gia dầu mỏ như  Nigeria và Ảrập Saudi cũng tụt xuống âm nếu tính theo đầu người.  Điều này có nghĩa là tăng trưởng thịnh vượng của các nước này không kịp với đà tăng trưởng dân số nên bị thâm hụt và có thể kết luận sự phát triển ở các nước này là thiếu bền vững. Tính theo đầu người thì Ả rập Saudi mức độ thịnh vượng mỗi năm bị giảm  1,1% ở  Nigeria là  1,9 %, đây là mức thâm hụt thịnh vượng lớn nhất mà những nước này phải gánh chịu.  
Vốn sản xuất tính theo đầu người, Đức ở vị trí thứ năm,
(tính theo một nghìn đôla)
1
Nhật bản
118
2
Na uy
90
3
Hoa kỳ
73
4
Australia
67
5
Đức
59
6
Pháp
51
Ở các nước phát triển vốn con người có tác dụng chủ yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng thịnh vượng. Vốn con người của Đức tăng 50% trong thời gian từ 1990 đến 2008.  Ở các nước có mức thu nhập loại trung bình như Trung quốc và Ấn độ thì vốn vật chất đóng góp nhiều nhất vào việc tạo nên tăng trưởng thịnh vượng. (Vốn con người và vốn vật chất sở dĩ có  ý nghĩa lớn vì vốn tự nhiên là hữu hạn và chỉ có thể tái tạo để bổ sung ở một mức độ nhất định).

Đối với Nga sự thịnh vượng bị giảm sút gần 40% trước hết là do sự xói mòn của nền tảng sản xuất.  Với một số quốc gia có nhiều dầu mỏ như  Venezuela, Ả rập  Saudi thì nguồn tài nguyên tự nhiên như dầu mỏ vẫn là bộ phận chủ yếu của sự thịnh vượng.  Thí dụ đối với Ả rập Saudi thì dầu mỏ và khí đốt vẫn tạo ra trên một nửa  sự giầu có của nước này, mặc dù nguồn dầu mỏ này trong 18 năm qua đã giảm đi 37 tỷ đôla. Thay vào đó vốn con người lại tăng lên gần một nghìn tỷ đôla.

Đối với Đức thì sự phồn vinh chủ yếu được tạo ra nhờ vốn con người, trong thời gian được xem xét vốn con người của Đức tăng gần  50% (vốn vật chất: tăng  44 %). Sự tăng lên này ở Hoa kỳ là 8%, Nhật bản 12  và Anh 14 %, thấp hơn nhiều so với Đức. Tuy nhiên mấy nước này ngay năm 1990 vốn con người đã đạt mức khá cao.

Phương án đo sự thịnh vượng của một quốc gia

Sau chiến tranh thế giới II thường năng lực kinh tế của một nước được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội đã được tạo ra (BIP). Đây là công cụ giúp nhà nước nhận biết được tình hình hoạt động kinh tế và sự tăng trưởng ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Do thiếu các dữ liệu khác nên  BIP/đầu người đã trở thành thước đo về sự thịnh vượng của một quốc gia.

Tuy nhiên BIP không bao quát được hết. Một mặt nó là một đại lượng dòng chảy, nó đo được khoản thu nhập hàng năm, tương tự như cách tính lãi, lỗ của doanh nghiệp. Nó không phải là một đại lượng cân đối và hoàn toàn không phản ánh tài sản của toàn xã hội. Hơn nữa, ngày nay điều mà mọi người đều phải thừa nhận  là tăng trưởng kinh tế không có nghĩa  sẽ tự động dẫn đến  sự cải thiện đời sống của người dân, vì một số yếu tố quan trọng như tiêu hao môi trường và các chi phí bên ngoài không được tính đến.

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index (HDI)) cũng hay được sử dụng , chỉ số này bổ sung một số yếu tố như tuổi thọ và trình độ giáo dục,  tuy nhiên chỉ số này cũng không có tính bao quát vì không tính đến nguồn tài nguyên tự nhiên.

Liệu chỉ số mới về tổng tài sản xã hội (Inclusive Wealth Index, IWI) có được quốc tế thừa nhận và áp dụng rộng rãi hay không, thì còn phải chờ xem. Do khó tiếp cận được một số dữ liệu và có độ trễ về thời gian khi tiến hành điều tra nên có nhiều khả năng vấn đề này chỉ được áp dụng khi muốn tìm hiểu, xem xét vấn đề một cách lâu dài.

Ở khía cạnh này thì chỉ số mới hơn hẳn phương pháp tính theo BIP hiện nay  vì có tính đến yếu tố bền vững.  Có điều chắc chắn là các nhà khoa học của LHQ sẽ còn tiếp tục công bố những nghiên cứu tiếp theo của họ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.