28 tháng 11, 2013

Quản lý xã hội ở châu Âu- hướng đến một xã hội đồng thuận và tham dự

Trần Thị Phương Hoa  
Xã hội phát triển không ngừng và liên tục đặt ra thử thách cho các thành viên trong xã hội và cho các nhà quản lý.  Ở châu Âu, quản lý xã hội (social governance) đồng nghĩa với trách nhiệm xã hội, ở tất cả các cấp, từ cấp EU đến tận từng người dân.
Theo đó, tất cả mọi người đều được bảo đảm các quyền xã hội và được tham gia thực hiện quyền đó theo mục tiêu phát triển chung. Hiện nay quản lý xã hội ở châu Âu không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà được vận hành trong một thiết chế mang tính siêu quốc gia (supranational), ở cấp độ toàn EU. Đây có thể nói là một mô hình quản lý xã hội độc nhất vô nhị hiện nay trên thế giới và đã thu được những thành công nhất định.  EU không chỉ đưa ra một mục tiêu chung “phát triển bền vững, thông minh và không phân biệt” thông qua “chia sẻ tri thức và trách nhiệm- hướng đến một xã hội không có ai bị gạt ra ngoài lề”, mà còn đề ra những thiết chế hành chính và tài chính cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu đó.

1 tháng 11, 2013

Đại cương về Y xã hội học

Nguyễn Huỳnh Mai
Tháng Mười 23, 2013
(Bài này đã viết theo đơn đặt hàng và đã gửi về cho một giáo trình Y khoa ở tp Hồ Chí Minh – nhân chuyện thời sự tuần này, xin mang lên đây để bạn đọc tham khảo)
Dẫn nhập
Phản ứng trước bệnh tật, cách diễn tả sự đau đớn, từ lúc nào ta tự định nghĩa là «bị bệnh», … là những điều mà mỗi một trong chúng ta đều bị ảnh hưởng của văn hóa và giáo dục.
Những cách các bà mẹ dạy trẻ (như kiểu «con trai thì không được khóc như con gái» và nhiều kiểu tương tự, … ) thấm nhuần vào tâm khảm mọi người và từ đó cách biểu hiệu của sự đau đớn khác nhau tùy giới tính, tùy giai cấp xã hội, tùy dân tộc, …
Liên hệ giữa bệnh nhân và bác sĩ cũng là một hiện tượng xã hội. Hai diễn viên này có thể là thành viên của hai hành tinh khác nhau dù là sống cùng trong một xã hội và ngay lúc tiếp xúc diễn ra, họ cùng đối diện nhau nhưng vị trí, ngôn ngữ, suy nghĩ, mục tiêu hay chủ đích, … hoàn toàn khác nhau.
Bệnh viện, thành phố nào cũng có ít nhất là một bệnh viện. Khuôn mặt của bệnh viện có lẻ ai cũng biết nhưng có lẻ ta không bao giờ nghĩ rằng bệnh viện là một thế giới hoàn toàn khác với thế giới bên ngoài với cách kiến trúc đặc biệt với cách sinh hoạt 24/24 giờ và 7/7 ngày – bệnh viện không ngủ bao giờ vì người bệnh không thể chọn giờ để mắc bệnh – ở bệnh viện thường có hai hệ thống quyền quyền lực đối lập với nhau : quyền của giới quản lý và quyền của phía bác sĩ.
Và đó chỉ là vài sự kiện cụ thể nổi bật dễ hiểu.
Tất cả những đặc thù của sức khỏe, bệnh tật và y khoa là đối tượng của y xã hội học.
Khởi thủy, và đầu thập niên 1970 François Steuler và Claudine Herzlich mở đường cho Y xã hội học ở châu Âu, bằng cách mô tả hiện tượng này dưới góc nhìn xã hội học.

21 tháng 9, 2013

HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC ĐƯƠNG ĐẠI



Nguyễn Minh Tuấn
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều tài liệu khác nhau giới thiệu về vấn đề "hình thức nhà nước". Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau nên nhiều cuốn sách, kể cả giáo trình Lý luận về nhà nước hiện nay cũng chưa thể hiện hoặc thể hiện nhưng chưa thực sự đầy đủ, toàn diện những tiêu chí phân chia, cũng như những biểu hiện đa dạng về hình thức nhà nước đương đại. Có thể nói hình thức nhà nước là một nội dung quan trọng trong hệ thống các kiến thức cơ bản về lý luận nhà nước. Hình thức nhà nước trên thế giới rất đa dạng, phức tạp và liên tục có sự biến đổi không ngừng. Để giúp học viên có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn, trong bài viết dưới đây, tác giả chia sẻ những thông tin về các cách quan niệm, cũng như sự đa dạng của những hình thức nhà nước đương đại trên thế giới.

2 tháng 7, 2013

Biếm họa giao thông của tác giả 'Sát thủ đầu mưng mủ'


Cuốn ebook Nghĩ trước khi bấm còi gồm 40 bức biếm họa về giao thông của họa sĩ Nguyễn Thành Phong đang gây chú ý trong cộng đồng. Những bức tranh hài hước thể hiện nhiều tình huống dở khóc dở cười trong giao thông.

19 tháng 6, 2013

VẤN ĐỀ XÃ HỘI: ĐI TÌM ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI

Ngô Văn Huấn
Bắt đầu từ những nghiên cứu…
Một vài quan điểm lý thuyết trên thế giới…
Vấn đề xã hội, chính là nguồn gốc và động lực cho sự ra đời của xã hội học ở phương Tây và những nghiên cứu thực nghiệm mang tính xã hội học đầu tiên cũng là về một số vấn đề xã hội. Vào khoảng thế kỷ XVIII-XIX Chủ nghĩa tư bản sau một thời gian phát triển đã bộc lộc nhiều rạn nứt trong hệ thống tổ chức, gây nên những bất cập trong đời sống dân sinh. Đứng trước những thách thức đó của thực tại xã hội, tri thức hiện thời của các khoa học không tìm ra căn nguyên và những lý giải sắc đáng. Kế thừa một tài sản tư tưởng to lớn từ khoa học tự nhiên và triết học, xã hội học mới bắt đầu được định hình và xây dựng mà công việc đầu tiên đó là tìm những luận giải về các vấn đề trong xã hội đương thời. Và từ đó đến nay chủ đề này chưa bao giờ bị bỏ lại trong tiến trình phát triển của khoa học này. Những thành tựu của xã hội học đạt được, có một số lượng lớn các công trình nghiên cứu về nhiều vấn đề xã hội ở nhiều cộng đồng trên thế giới.

23 tháng 5, 2013

Khảo luận thứ hai về chính quyền





LỜI NGƯỜI DỊCH
Quý độc giả đang lật giở những trang sách tiếng Việt của một trong những tác phẩm được xem là vĩ đại nhất của nền triết học chính trị và chính trị học nhân loại, Khảo luận thứ hai về chính quyền, mà tác giả của nó John Locke (1632‐1704), cũng không kém, là một trong những triết gia vĩ đại nhất của châu Âu thế kỷ XVII, tác giả của Luận về nhận thức con người (An Essay Concerning Human Understanding, 1689), Hai khảo luận về chính quyền (Two Treatises of Government, 1689), Thư bàn về sự khoan dung (A Letter Concerning Toleration, 1689)[1], Một số suy nghĩ về giáo dục (Some Thoughts Concerning Education, 1693), Tính hợp lý của Thiên chúa giáo (The Reasonableness of Christianity, 1695).

20 tháng 4, 2013

Sự đau khổ và xã hội học lâm sàng – từ Tây sang ta

Nguyễn Huỳnh Mai

Ông Jean-Luc Mélenchon, người cầm đầu Mặt trận thiên tả (Front de Gauche), đối lập với đương kim chính phủ Pháp, vừa kết luận một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình “tôi không thể nào hạnh phúc yên ổn khi còn nhiều đồng bào tôi phải sống trong nghèo khổ, thậm chí có người không có nổi một mái nhà trong mùa đông giá rét”.

Làng xã - cá nhân trong các giai tầng

Phan Cẩm Thượng

Nam Kỳ. Các kỳ mục làm tế lễ. Tư liệu ảnh NXB
Thế Giới.
Trong các Mường cổ của người Mường, bốn giai tầng Lang - Âu - Noóc - Noóc chọi, tuy không phân biệt ngặt nghèo như đẳng cấp Ấn Độ, nhưng dường như là cố định. Khi tách ra khỏi nguồn gốc Mường, người Việt (Kinh) cũng từ bỏ luôn chế độ giai tầng trên, mà gia nhập một hệ thống bốn giai tầng khác là Sỹ - Nông - Công - Thương.

Cực là may, công đăng hỏa có gì đâu, theo đòi vừa phận lại vừa duyên, quan trong năm sáu tháng, quan ngoài bẩy tám năm, này cờ này biển, này mũ này đai, này kèo hoa gươm bạc, này võng tía dù xanh, mặt tài tình mà giữa chốn kiếm cung, khắp bể Bắc trời Nam nức phương danh, vị thế thử chơi coi đã thỏa.

Thôi chẳng nghĩ, cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng bán tiên mà bán tục, bầu trai dăm bẩy cậu, bầu gái một đôi cô, nào cờ nào kiệu, nào rượu nào thơ, nào đàn ngọt hát hay, nào chè chuyên chén mẫu, tay chí khí mà ngoài vòng cương tỏa, lấy gió mát trăng thanh làm tri thức, tuổi đời thêm thắt thế là hơn.


(Câu đối giữa Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Quý Tân, tức Nghè Tân).

Ai lên xứ hoa đào

T/S Alan Phan
15 April 2013
Năm 1955, tôi vừa 10 tuổi, cha tôi gởi cả gia đình lên Dalat.  Ông nói môi trường sống ở Saigon quá xô bồ, ô nhiễm và thiếu văn hóa (nếu ông sống ở Saigon ngày nay thì chắc ông sẽ gởi tôi lên…mặt trăng ở với chị Hằng…hay một chị chân ngắn nào đó). Mẹ tôi mua một căn nhà ở 60 dốc Duy Tân, buôn áo quần trẻ em, và 4 anh chị em bắt đầu khám phá một thiên đường mới thật nhiều cây xanh hoa lạ.

8 tháng 3, 2013

Phụ nữ với kinh tế toàn cầu



Hà Ninh (tổng hợp)

Các nghiên cứu cho thấy, đầu tư cho phụ nữ là một điều có lợi trong kinh doanh và công bằng giới tính trong các chức vụ cao ở công ty đóng góp mạnh mẽ cho tính cạnh tranh và làm cho thương vụ thành công hơn.
Tại châu Âu mới đây, các vấn đề liên quan đến thăng tiến và gia tăng quyền lực cho phụ nữ được đặc biệt chú ý. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Liên minh châu Âu gần đây đã bỏ phiếu chống việc bổ nhiệm ông Yves Mersch của Luxembourg vào Hội đồng Quản trị Ngân hàng Trung ương châu Âu. Ðây là một hành động phản đối sự thiếu vắng phụ nữ trong các chức vụ cao cấp tại Liên minh châu Âu.

15 tháng 2, 2013

Joseph S. Nye - Cách mạng thông tin trở thành cách mạng chính trị

Phạm Nguyên Trường dịch
Ngày kỉ niệm lần thứ hai “Mùa xuân Arab” ở Ai-cập, được đánh dấu bằng những vụ bạo loạn trên quảng trường Tahrir, nó làm cho nhiều nhà quan sát lo sợ rằng những dự đoán đầy lạc quan của họ trong năm 2011 đã bị đổ vỡ. Một phần của vấn đề là kì vọng đã bị ngôn từ mang tính ẩn dụ - mô tả những sự kiện trong ngắn hạn - làm cho méo mó. Nếu không gọi là “Mùa xuân Arab” mà gọi là “Cuộc cách mạng Arab” thì những kì vọng của chúng ta đã có tính hiện thực hơn. Các cuộc cách mạng thường diễn ra trong hàng chục năm chứ không phải trong một vài mùa hay một vài năm. 

29 tháng 1, 2013

Năm định hướng xây dựng Xã hội


Nguyễn Tất Thịnh

Hiện nay nhiều tổ chức, nhiều giới đang tham gia tích cực vào các quá trình xây dựng xã hội…. Cùng với bài ‘định hướng Hiến pháp’ tôi viết bài ngắn này vừa như nêu lên những nhận dạng về một xã hội tiến bộ văn minh ( gắn với chiều dài thời gian từ lịch sử đến tương lai ), vừa như mong muốn xã hội được xây dựng như thế ( nếu không hết thì cũng là một số, vì nếu đã có được điều nào trong đó rồi thì những điều kia còn lại cũng thuận lợi sẽ hình thành thôi. Nếu chưa được điểm 10 thì cũng cố được điểm 7 ). Quan trọng hơn là có dấu hiệu, tiêu chí để dựa vào mà hoàn chỉnh chặng được xây dựng xã hội như tất cả chúng ta cùng muốn

17 tháng 1, 2013

Nhu cầu nghiên cứu khoa học xã hội

 Nguyễn Văn Tuấn

Mới đây, Chính phủ ra Nghị định thành lập Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.  Có thể xem đó là một tin tích cực.  Nhưng đọc phần đầu của Nghị định thì thấy ngay câu “Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về khoa học xã hội; tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước.” Hoá ra, Viện này chỉ làm nghiên cứu minh hoạ những chính sách và luận cứ cho Đảng!  Thế thì còn gì là khoa học. 

16 tháng 1, 2013

THẾ GIỚI VÀO NĂM 2030 (The World in 2030)

Bài viết của Joseph S. Nye, cha đẻ của lý thuyết quyền lực mềm/Bài dịch của Mai Hướng Dương

Cambridge – Thế giới sẽ như thế nào trong hai thập kỉ nữa tính từ bây giờ? Chắc chắn rằng, không một ai biết, nhưng môt vài điều có thể sẽ xảy ra hơn những vấn đề khác. Các công ty và các chính phủ cần phải dự đoán thông tin, bởi vì có thể một vài dự án kinh doanh của họ có thể tồn tại tới 20 năm. Vào tháng 12, Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (NIC) đã xuất bản dự đoán của họ: Xu Hướng Toàn Cầu 2030: Những Thế giới Thay Thế.

7 tháng 1, 2013

TRI THỨC XÃ HỘI HỌC VỚI XU THẾ MẠNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM



 Ngô Văn Huấn

Có thể nói sự xuất hiện của internet không chỉ tạo nên một cuộc cách mạng trong truyền thông mà nó làm cho quá trình trao đổi thông tin của con người với nhau có những thay đổi hết sức căn bản.

3 tháng 1, 2013

Hướng dẫn giám sát và đánh giá dự án (2)

(tiếp theo bài kỳ trước)

Tài liệu tham khảo để viết bài này: http://documents.wfp.org/stellent/groups/public/documents/ko/mekb_module_7.pdf

2. Các thành tố của chiến lược giám sát và đánh giá
Các thành tố này bao gồm
i. Khung logic (logframe)
ii. Kế hoạch thu thập và phân tích dữ liệu, bao gồm các số liệu căn bản ban đầu (baseline - còn được dịch là "đường mốc giới"), giám sát thường xuyên và đánh giá
iii. Lưu đồ báo cáo và các mẫu biểu
iv. Kế hoạch phản hồi và rà soát
v. Thiết kế phát triển năng lực
vi. Kế hoạch triển khai
vii. Dự toán ngân sách

Ma trận khung logic là tài liệu nền tảng cho thiết kế cách hoạt động cũng như giám sát và đánh giá. Có thể bổ sung thêm tài liệu hướng dẫn việc sử dụng các chỉ tiêu/chỉ số để đo lường việc thực hiện các hoạt động và những kết quả đạt được.

Theo:http://ncgdvn.blogspot.com/