29 tháng 3, 2012

Richard Wilkinson: Bất bình đẳng kinh tế phá hủy xã hội như thế nào?



Các bạn đều biết về sự thật mà tôi sắp nói đây. Tôi nghĩ cái trực giác rằng bất bình đẳng sẽ gây nên chia rẽ và ăn mòn xã hội đã được nhiều người cảm nhận từ trước cuộc Cách Mạng Pháp. Cái mới là giờ đây chúng ta có thể nhìn vào những chứng cứ, chúng ta có thể so sánh những xã hội tương đối giống nhau, để nhìn thấy tác động của sự bất bình đẳng. Tôi sẽ dẫn các bạn đi qua những dữ liệu này và sau đó giải thích tại sao những mối liên hệ mà tôi sẽ trình bày thật sự tồn tại.

26 tháng 3, 2012

XÃ HỘI HỌC VỈA HÈ: HƯỚNG NHÌN VỀ CỘNG ĐỒNG PHI CHÍNH THỨC

(Bài viết được bổ sung thêm từ bài "Xã hội học vỉa hè")
 Ngô Văn Huấn
Vỉa hẻ ở Việt Nam là một không gian đặc biệt, không chỉ đơn thuần là nơi dành cho người đi bộ mà ở đó biểu hiện chức năng xã hội khác nhau. Góc nhìn xã hội học về vỉa hè trên hai phương diện là chức năng kinh tế và không gian công cộng của xã hội dân sự nhằm xác tín một danh từ “xã hội học vỉa hè”. Điều này sẽ rất có giá trị cho nhận thức của chúng ta về vai trò và ý nghĩa của vỉa hè đối với kinh tế và phản biện xã hội.

24 tháng 3, 2012

Một vài đóng góp của Các Mác đối với sự ra đời và phát triển của xã hội học

 
Nguyễn Thanh Bình - Khoa Giáo dục Chính trị - ĐHSPHN

Mác, Comte, Durkheim, Weber, Spencer được coi là những người sáng lập ra ngành xã hội học. Cống hiến to lớn của Mác đối với sự phát triển xã hội học là lý luận về tha hóa; lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp xã hội; lý luận về hình thái kinh tế xã hội.

22 tháng 3, 2012

LÀNG, LIÊN LÀNG VÀ SIÊU LÀNG (MẤY SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP)


                                                                                                      GS. Hà Văn Tấn
Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1987;
In lại trong sách Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nxb ĐHQGHN, 2007
 
 Có nghiên cứu làng xã, chúng ta mới nhận thức đầy đủ xã hội và văn hoá Việt Nam trong lịch sử cũng như tìm được những biện pháp đúng đắn để xây dựng nông thôn mới hiện tại. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu làng xã thật rõ ràng. Có lẽ chẳng cần nói gì thêm về điều này.

19 tháng 3, 2012

Cư dân mạng ở Việt Nam

Gabe Sowa* 


                                                                                                                                                                           

Gabe Sowa bên giòng sông Cửu Long.
Sinh viên Việt Nam dường như tin vào khả năng của internet giúp được họ, cũng như đất nước họ, phát triển và đóng những vai trò quan trọng trên sân khấu toàn cầu.
Là một sinh viên Mỹ trưởng thành trong kỷ nguyên số, kỹ thuật internet và mạng xã hội đã đan quyện vào đời sống hàng ngày của tôi. Thông qua sự chia sẻ mọi thứ, từ hình ảnh đến ý kiến đến những câu chuyện, các mạng xã hội đã trở thành những phương tiện quan trọng đối với giới trẻ Mỹ không chỉ trong nỗ lực tạo lập các mối quan hệ mà còn làm cho chúng thêm phong phú.

17 tháng 3, 2012

Xã hội tiếp theo (Kỳ cuối)

PETER F. DRUCKER (Nguyễn Quang A dịch)

Con đường phía trước

Thời gian để chuẩn bị sẵn sàng cho xã hội tiếp theo là bây giờ

XÃ HỘI tiếp theo vẫn chưa đến hoàn toàn, nhưng nó đã đi khá xa để phải xem xét hành động trong các lĩnh vực sau:

•Công ty tương lai. Các doanh nghiệp – bao gồm nhiều doanh nghiệp phi-kinh doanh, như các đại học - phải bắt đầu thử nghiệm các hình thức công ty mới và tiến hành một vài nghiên cứu thí điểm, đặc biệt về làm việc với các liên minh, các đối tác và các liên doanh, và về xác định các cấu trúc mới và những nhiệm vụ mới đối với quản lý chóp bu. Cũng cần các mô hình mới cho sự đa dạng hoá địa lý và sản phẩm đối với các công ty đa quốc gia, và cho sự cân bằng tập trung và đa dạng hoá.

16 tháng 3, 2012

Xã hội tiếp theo (Kỳ 5)

PETER F. DRUCKER (Nguyễn Quang A dịch)

Công ty sẽ có sống sót?
Có, nhưng không như chúng ta biết

TRONG hầu hết thời gian kể từ khi công ty được phát minh ra khoảng 1870, năm điểm cơ bản sau đã được cho là thích hợp:

•Công ty là “chủ”, nhân viên, người làm công là “tớ”. Bởi vì công ty sở hữu tư liệu sản xuất mà không có nó thì người làm công không thể kiếm sống, người làm công cần công ty hơn là ngược lại.

•Tuyệt đại đa số nhân viên làm việc toàn thời gian cho công ty. Tiền công họ nhận được cho việc làm là thu nhập duy nhất của họ và tạo kế sinh nhai cho họ.

•Cách hữu hiệu nhất để sản xuất bất cứ thứ gì là gom lại dưới một sự quản lý càng nhiều hoạt động cần thiết càng tốt để làm ra sản phẩm.

15 tháng 3, 2012

Xã hội Tiếp theo (kỳ 4)


PETER F. DRUCKER (Nguyễn Quang A dịch)

Nghịch lý Chế tạo
Làm thế nào bạn nhận được nhiều đầu ra hơn nhiều với ít công nhân hơn nhiều?
TRONG các năm kết thúc của thế kỷ 20, giá thế giới của sản phẩm lớn nhất đơn nhất của ngành thép – thép cuộn cán nóng, thép làm thân ôtô – đã rớt từ $460 xuống $260 một tấn. Thế mà đấy là các năm thịnh phát ở Mỹ và thời kỳ thịnh vượng ở phần lớn Châu Âu lục địa, với sản xuất ôtô lập kỷ lục. Kinh nghiệm của ngành thép là điển hình của ngành chế tạo như một tổng thể. Giữa 1960 và 1999, cả phần của chế tác trong GDP của Mỹ và phần của nó trong toàn bộ công ăn việc làm đã giảm khoảng một nửa, xuống khoảng mức 15%. Thế nhưng trong cùng 40 năm ấy đầu ra vật lý của ngành chế tạo đã tăng gấp đôi hay gấp ba. Trong năm 1960, chế tạo đã là trung tâm của nền kinh tế Mỹ, và của các nền kinh tế của tất cả các nước phát triển khác. Vào năm 2000, với tư cách một ngành đóng góp cho GDP nó đã dễ dàng bị khu vực tài chính soán ngôi.

14 tháng 3, 2012

Xã hội tiếp theo (Kỳ 3)

PETER F. DRUCKER (Nguyễn Quang An dịch)

Lực lượng lao động Tiếp theo
Những người lao động tri thức là các nhà tư bản mới

MỘT thế kỷ trước, tuyệt đại đa số người trong các nước phát triển đã làm việc với bàn tay mình: ở các trang trại, đi ở tại gia, trong các cửa hiệu thủ công nhỏ và (khi đó vẫn chỉ một thiểu số nhỏ) trong các nhà máy. Năm mươi năm sau, tỷ lệ của những người lao động chân tay trong lực lượng lao động Mỹ đã giảm xuống khoảng phân nửa, và các công nhân nhà máy đã trở thành nhóm lớn nhất đơn nhất của lực lượng lao động, cấu thành 35% của toàn bộ. Bây giờ, thêm 50 năm nữa, ít hơn một phần tư những người lao động Mỹ kiếm sống từ việc làm chân tay. Công nhân nhà máy vẫn chiếm đa số của những người lao động chân tay, nhưng phần của họ trong toàn bộ lực lượng lao động xuống còn khoảng 15%—ít nhiều quay lại mức nó đã là 100 năm trước.

13 tháng 3, 2012

Xã hội tiếp theo (Kỳ 2)

PETER F. DRUCKER (Nguyễn Quang A dịch)

Nhân khẩu học Mới

Sống thế nào với một dân cư già đi
VÀO năm 2030, số người trên 65 tuổi ở Đức, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, sẽ chiếm hầu như một nửa dân cư trưởng thành, so với một phần năm bây giờ. Và trừ khi tỷ lệ sinh của nước này phục hồi từ con số thấp hiện nay là 1,3 trên phụ nữ, thì trong cùng thời kỳ, dân số dưới 35 tuổi của nó sẽ co lại khoảng hai lần nhanh như dân số già sẽ tăng lên. Kết quả thuần sẽ là, tổng dân số, hiện nay là 82 triệu, sẽ sụt xuống 70 -73 triệu. Số dân ở tuổi lao động sẽ sụt một phần tư, từ 40 triệu hiện nay xuống 30 triệu.

12 tháng 3, 2012

Xã hội Tiếp theo (Kỳ 1)


Peter Drucker (Nguyễn Quang A dịch)

Ngày mai là gần hơn bạn tưởng. giải thích nó sẽ khác hôm nay thế nào, và cần phải làm gì để chuẩn bị cho nó

NỀN kinh tế mới có thể thành hay không thành hiện thực, nhưng không nghi ngờ gì rằng xã hội tiếp theo sẽ đến với chúng ta nhanh chóng. Trong thế giới phát triển, và có lẽ cả ở các nước mới nổi nữa, xã hội mới này sẽ quan trọng hơn nền kinh tế mới (nếu có) rất nhiều. Nó sẽ khá khác xã hội của cuối thế kỷ 20, và cũng khác cái đa số người kỳ vọng. Phần lớn của nó sẽ là chưa từng có tiền lệ. Và phần lớn của nó đã ở đây rồi, hay đang nổi lên nhanh chóng.

8 tháng 3, 2012

Điều tra Xã hội học

Nguyễn Tất Thịnh

10:52' AM - Thứ năm, 01/03/2012

Chúng ta thường nghe cách nói đã lan sang nhiều người dân thường, ở miệng trí thức, rồi đến quan chức, thậm chí vang vang ở chức vụ rất cao … họ hay nói :
Gần đây là :
- Quyết định đó là đáp ứng đúng nguyện vọng của đại bộ phận dân chúng ( ví như trong các giải pháp chống ùn tắc giao thông…)
- Trong việc đó không thấy điều gì để nói được là có mục đích cá nhân ( ví như vụ Chủ tịch Huyện Tiên Lãng chấp thuận cho ủy ban xã cưỡng chế ông Vươn…)

6 tháng 3, 2012

Thời đại Biến đổi Xã hội (Kỳ cuối)


Peter F. Drucker (Nguyễn Quang A dịch)

Trường học như Trung tâm của Xã hội

Tri thức đã trở thành nguồn lực cốt yếu, đối với sức mạnh quân sự cũng như sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Và tri thức này có thể thu được chỉ thông qua giáo dục ở nhà trường. Nó không bị cột vào bất cứ nước nào. Nó dễ mang đi. Nó có thể được tạo ra ở mọi nơi một cách nhanh chóng và rẻ. Cuối cùng, theo định nghĩa nó thay đổi. Tri thức với tư cách là nguồn lực cốt yếu là khác một cách căn bản với các nguồn lực cốt yếu truyền thống của nhà kinh tế học – đất đai, lao động, và ngay cả vốn.

5 tháng 3, 2012

Thời đại Biến đổi Xã hội (Kỳ 2)

Peter F. Drucker (Nguyễn Quang A dịch)


Sự tăng lên của Người lao động Tri thức

Sự tăng lên của giai cấp tiếp sau công nhân công nghiệp không phải là một cơ hội cho công nhân công nghiệp. Nó là một thách thức. Nhóm chi phối đang mới nổi lên là “những người lao động tri thức”. Chính từ này đã không được biết đến bốn mươi năm trước. (Tôi đã đặt ra nó trong cuốn sách Những Cột mốc của Ngày Mai - Landmarks of Tomorrow, xuất bản năm 1959). Vào cuối thế kỷ này những người lao động tri thức sẽ chiếm một phần ba hay hơn của lực lượng lao động ở Hoa Kỳ - lớn như tỷ lệ công nhân chế tác đã từng chiếm, trừ thời kỳ chiến tranh. Đa số họ sẽ được trả công chí ít cũng khá như, hay khá hơn công nhân chế tác đã từng được trả. Và các việc làm mới tạo ra những cơ hội lớn hơn nhiều.

3 tháng 3, 2012

Thời đại Biến đổi Xã hội(Kỳ 1)

Peter F. Drucker (Nguyễn Quang A dịch)

Một tổng quan về kỷ nguyên bắt đầu vào đầu thế kỷ này, và một phân tích về những biểu thị gần đây nhất của nó: một trật tự kinh tế trong đó tri thức, chứ không phải lao động hay nguyên liệu thô hay vốn, là nguồn lực then chốt; một trật tự xã hội trong đó sự bất bình đẳng dựa trên tri thức là một thách thức lớn; và một chính thể trong đó chính phủ không thể được mong đợi để giải quyết các vấn đề xã hội và kinh tế.

1 tháng 3, 2012

Cách đặt câu hỏi nghiên cứu

Nguyễn Văn Tuấn 

http://images-vinabook.com/product/11/48390/_fill_300_48390.jpg 
Xin giới thiệu cuốn sách "Đi vào nghiên cứu khoa học" của tôi, mới xuất bản tháng 12/2011. Trong entry này, tôi trích một vài chương trong sách bàn về câu hỏi nghiên cứu. Đối với các bạn sinh viên mới bước vào nghiên cứu khoa học, điều khó nhất là tìm một câu hỏi nghiên cứu (research question). Từ câu hỏi nghiên cứu mới phát biểu giả thuyết và chọn mô hình cũng như phương pháp nghiên cứu thích hợp ...