14 tháng 7, 2011

CHỈ SỐ QH -Mối quan hệ (social relation)

Ngô Văn Huấn
Con người đã sáng tạo ra chỉ số IQ để đo lường trí thông minh bằng những con số định lượng dựa trên những chỉ báo trắc nghiệm tâm lý và tư duy của từng người rất hữu hiệu. Nhưng con người là một cá nhân được tổng hòa bởi rất nhiều yếu tố. Trí thông minh chỉ là một yếu tố, dù rằng nó được đánh giá khá cao những hoàn toàn không phải là quyết định đến sự thành bại của một cá nhân. Có một nhân vật trong bộ phim Chủ tịch tỉnh đang được phát sóng trên VTV1 đã nói một câu rất có lý trong xã hội hiện nay “chỉ số IQ không bằng chỉ số QH”. Điều này là một thực tế ở Việt Nam hiện nay. Nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường muốn tìm việc làm thì bài học vỡ lòng đầu tiên phải học thuộc và suy ngẫm là “Nhất thân nhì quen”. Còn trong cơ quan công quyền một điều cũng gần như là chân lý “Ba năm phấn dấu không bằng cơ cấu một lần”. Thực tế đó đã cho thấy tính quan trọng mối quan hệ xã hội của mỗi người.
Các nhà xã hội học đã xem mối quan hệ xã hội như là một giá trị rất quan trọng của mạng lưới xã hội. Nhưng điều đặt ra ở đây là chúng ta có thể đo lường chỉ báo định tính này bằng một giá trị định lượng này không? Nếu đo lường được thì bằng phương pháp nào và các chỉ báo được sử dụng ra sao? Cũng như kết quả của nó nói lên được điều gì?. Đó thực sự là một điều đáng suy nghĩ !
Rõ ràng chúng ta không thể sử dụng những phương pháp, chỉ báo tâm lý để đo lường một giá trị rất đậm chất xã hội này. Mặc dù là khó khăn nhưng bước đầu chúng ta có thể suy nghĩ vài nội dung xung quanh cách thức, chỉ báo để đo lường chỉ số quan hệ xã hội.
Trước hết, chỉ số QH (mối quan hệ) là đại lượng để đo lường sự gắn bó, kết nối giữa cá nhân với các chủ thể khác thông qua mức độ tương tác.
Muốn đo lường chỉ số QH chúng ta cần vẽ được bản đồ mạng lưới xã hội của cá nhân đó, chỉ ra được tổng số các mối quan hệ và sự liên hệ với nhau như thế nào.
Khi chúng ta chỉ ra được sơ đồ, thì đó mới chỉ là bộ khung, chúng ta cần biết được mức độ mối quan hệ đó như thế nào. Người ta thường chỉ ra hai mức độ là quan hệ yếuquan hệ mạnh. Nhưng chỉ hai mức độ đó vẫn chưa thực sự thấy được khả năng tương tác của cá nhân. Trong khi đó, trả lời được như thế nào là mạnh? như thế nào là yếu? cũng chưa thực sự rõ ràng.
Vì vậy, để chỉ ra được mức độ mối quan hệ, chúng ta cần phải hiểu được thực chất mối quan hệ, cường độ tương tác của các cá nhân tham gia vào mối quan hệ.
Thực chất mối quan hệ được đo như sau:
  • Tại sao (nguồn gốc) của sự hình thành mối quan hệ đó
  • Mục đích của mối quan hệ đó là gì?
  • Kết quả đạt được của mối quan hệ.
Cường độ tương tác:
  • Khả năng tham gia: điều kiện nào để các cá nhân tương tác với nhau
-         Khoảng cách
-         Phương tiện
-         Địa vị xã hội
-         Đặc trưng giới tính, dân tộc…
  • Tần suất tương tác:
-         Số lần liên lạc
-         Số lần gặp gỡ trong một khoảng thời gian, …
  • Sự gắn kết
-         Nhũng dịp như thế nào thì tương tác với nhau?
-         Khả năng phát triển tương tác hay mờ nhạt mối quan hệ?
-         Những tương trợ cho nhau: đã giúp nhau được gì? lúc nào thì cần đến nhau?…
  • Đánh giá về mối quan hệ:
-         Đánh giá những nội dung gì: Những điều họ làm cho nhau? Cần đến nhau ở mức nào? Họ tương tác có thường xuyền không?...
-         Ai là người đánh giá : người trong cuộc, người xung quanh, những người có liên quan đến mối quan hệ đó....
Những gợi mở như trên chỉ là một suy nghĩ sơ khai về giá trị rất định tính, với mong muốn tả bằng một đại lượng chỉ số. Nhưng khía cạnh trên vần còn cần một sự đo lường cụ thể hơn với, nhất là sự hộ trợ các công cụ khác nhau. Hy vọng rằng chúng ta sớm có được một bộ công cụ hoàn thiện và đủ sức mạnh để biến mối quan hệ xã hội cá nhân thành một chỉ số QH.

5 nhận xét:

  1. neu ma viet tat cua chi so quan he thi nen dung tu viet tat tieng Anh, neu dung tieng viet se kho mo rong sau nay. thay ban dua social-relation thi nen dat tat cho chi so nay la "SRI" (Social-relation Index)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ông này ông í không khoái ông Tây nên ông í ghét tiếng Tây bạn ạ. Thế nên theo mình, tôn trọng quan điểm của ông í để chỉ số này là QHI (chỉ số quan hệ, éc éc.....Ông Huấn ơi là ông Huấn!!!!!!!!1 Bó tay chấm com rùi!@@@@@@@@@@@

      Xóa
    2. ông này ông í không khoái ông Tây nên ông í ghét tiếng Tây bạn ạ. Thế nên theo mình, tôn trọng quan điểm của ông í để chỉ số này là QHI (chỉ số quan hệ, éc éc.....Ông Huấn ơi là ông Huấn!!!!!!!!1 Bó tay chấm com rùi!@@@@@@@@@@@

      Xóa
  2. Cám ơn sự ghé thăm và những góp Chị !Nhưng có điều thế này "Lão Nông" vốn nhạy bén với những cái mới, mà nhất là cái gì ở Tây. Những điều Lão Nông bàn ở đây, là những điều những suy nghĩ của riêng mình và không phải ông Tây, ông Tàu nào cả. Vì thề nên Lão Nông dùng QH là một từ viết tắt nghĩa tiếng Việt (vì là Nông dân thích uống rượu đế, chè xanh, ăn cá kho... hơn các món Tây Tàu) chứ không phải là QHI, nó lại lộn cả Tây-Ta thì có vẻ không ổn lắm...

    Trả lờiXóa
  3. Một khái niệm mới trong ngành xã hội học hi vọng sẽ được thế giới công nhận rạng rỡ xã hội học việt nam như thế giới đã từng xuất hiện những khái niệm "Hành động xã hội" "xã hội thông tin" "tương tác xã hội"...
    Thân!

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.