30 tháng 12, 2011

Xe cháy vẫn chưa ra trách nhiệm !

Ngô Văn Huấn

Thành ngữ người Việt có câu “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Có lẽ câu nói này thời nào cũng đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhưng người ta quan tâm nhiều hơn đến cái nghĩa “bóng” rất thâm thúy của tiếng Việt và tư duy người Việt.

Có một chuyện hiện nay ở nước Việt đã cháy, vẫn cháy và có lẽ sẽ cháy nữa nhưng vẫn chưa cái “mặt chuột” nào bòn rút của công, tài sản quốc gia đã gay thiệt hại của cải đùa giỡn với tính mạng của người dân chịu lò ra cả. Đó là hàng loạt các vụ xe máy tự bốc cháy, đang đi bốc cháy giữa đường được các phương tiện truyền thông và dư luận xã hội quan tâm. Có lẽ lúc này tâm trạng của hàng triệu “tay lái” đang nơm nớp lo sợ, chờ đợi nguyên nhân được các bên đưa ra để qua đó biết cách mà phòng tránh. Nhưng rất dài và rất xa !!! . Nhà sản xuất đã điều người xuống kiểm tra, xem xét, công an đã nắm tình hình, Cục đo lường và kiểm tra chất lượng Bộ Khoa học công nghệ cũng đã bước đầu lấy mẫu để nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân sự việc. Nhưng lại có những ý kiến của người bị hại và nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do xăng chất lượng kém. Nguyên nhân dẫn đến xe cháy là do các đại lý xăng dầu đã phá chế có lợi cho mình, nhưng mang đến một nguy có to lớn đối với người sử dụng xe máy. Đến nay thì mỗi bên đều có cái lý để chối bỏ trách nhiệm của mình. Nhà sản xuất các hãng xe máy thì khẳng định không phải do lỗi thiết kế, còn những người bán xăng cũng ra rả cho rằng xăng đổ vào xe là đảm bảo chất lượng. Nhưng nói mà không có chứng cứ khoa học thì cũng chẳng ai tin, không khéo lại lâm vào hoàn cảnh “thanh minh là thú tội” cũng nên ???
Lúc này xã hội đang chờ đợi một kết luận cuối cùng chính xác từ nghiên cứu của các nhà khoa học và cơ quan chức năng. Nhưng quả bóng trách nhiệm vẫn đang được các bên liên quan ngoạn mục chuyền qua đá lại. Thiết nghĩ, kinh doanh là một hoạt động lợi ích, nhưng phải được chuyên chở bởi đạo đức thì mới tạo dựng được những giá trí bền vững. Doanh nhân, người kinh doanh ngoài kiếm tiền còn bị chi phối bởi hàng loạt các chuẩn mực xã hội khác. Tuy nhiên đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội đang có vẻ như là cái gì đó rất xa xỉ trong rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Khi nó là thứ xa xỉ thì chúng ta cũng đừng đói hỏi quá nhiều, chỉ cần một thứ sẵn có đó là lòng trắc ẩn. Những ai có liên quan trong sự việc này hãy dũng cảm đứng lên để nhận trách nhiệm về phía mình, cúi đầu trước nhân dân !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.