11 tháng 8, 2012

Hành vi và Luật pháp & Đạo Đức

 Nguyễn Tất Thịnh

Trong bài này tôi chỉ chú mục vào một câu rất lấy làm kinh hãi khi nghe một số vị giảng sư công nhiên và tự tin phát biểu định nghĩa cách hiểu của họ về Nhà nước Pháp quyền ( trong bài giảng của mình ) bằng một câu không chỉ thô thiển mà rất ‘đáng sợ’….’Công chức chỉ được làm những gì Luật cho phép, Người dân có thể làm mọi điều Luật pháp không cấm’ ! Để thời gian lưu ý tôi thấy dường như câu đó được không hiếm giảng viên trẻ khác dương dương khác nhắc lại như là một sự ‘mặc nhiên’ ( có lẽ do thiếu tư duy gốc, lại cảm thấy ‘hay hay’ thì nói cho thêm phần vừa tỏ ra ‘uyên bác’ vừa được tiếng ‘nôm na’ dễ hiểu )

Trước hết Ba dấu hiệu cơ bản ( mang tính định nghĩa nhận dạng ) về Nhà nước Pháp quyền :
- Quyền lực Nhà nước, cũng như quyền của Công dân được xác định bởi Hiến pháp và được Luật hóa trong các quan hệ, hành vi tương tác cụ thể, thừa nhận sự bình đẳng về Công lý
- Một Quốc gia mà sự quản trị Nhà nước đối với xã hội chỉ dựa trên nền tảng Pháp Lý và chỉ Pháp lý là căn cứ cho việc sử dụng mọi phương thức, công cụ quản lý khác
- Pháp luật là tối cao, điều chỉnh hữu hiệu hành vi của mọi tổ chức, cá nhân, hơn thế tất cả phải tuân thủ không du di, chế tài mạnh nhất, không ai có thể đứng trên, thay đổi hay thao túng


Nhưng mặt trái, đúng hơn Ba bất cập phổ biến là :
- Xã hội cởi mở, năng động và phát triển nhanh hơn sự ra đời của Luật thích ứng, ví dụ như kết hôn của người đồng tính , cấy ghép Gene, kinh doanh mạng, múa bụng trên máy bay…
- Thực tế Luật được làm ra bởi một nhóm người, tổ chức mang tính ‘đại diện’ cho lợi ích, quan điểm xã hội, cộng đồng….nên chưa bao trùm được và làm méo các quan hệ xã hội khác
- Các vấn đề hạn chế hay bị ép trong khuôn khổ của Văn hóa tập quán, khó xử hay gây mâu thuẫn về hội nhập, ví như Quốc tửu nhưng có thể không được uống, tín ngưỡng Đạo giáo…


Do vậy quay trở lại câu trên : ’Công chức chỉ được làm những gì Luật cho phép, Người dân có thể làm mọi điều Luật pháp không cấm’ ! Chúng ta thấy Ba hệ quả suy đồi của nó là:
- Những gì Luật chưa kịp làm, viết ra thì Công chức mặc kệ, vô cảm, có chỗ dựa ỷ lại cho sự thiếu tận tâm, trách nhiệm của mình, dù thấy đó là sai trái, nghịch đời, gây tổn hại xã hội hay người khác. Ví như để mặc kẻ xấu tàn phá cây trong công viên vì chưa có Luật…
- Người có và mang quyền lực Nhà nước khi thi hành công vụ có thể lạm dụng Luật A ( ở chỗ chính nó bất cập và thiếu Luật B đồng bộ ) mà những nhiễu dân sinh. Ví như chỉ cấp hộ khẩu Hà nội cho những người đã có công việc ở Hà nội, nhưng chỉ người có Hộ khẩu rồi mới đã có việc…
- Người dân cũng theo cách của họ : làm bậy trong công viên vì Luật chưa có hoặc không cấm…Rồi thỏa thuận với Công chức những việc sai trái, liên minh tương hỗ nhau diễn giải sai lệch sự khiếm khuyết của Luật, dắt nhau lách đi giữa những kẽ hở của các Luật…thành lũng đoạn….


Maphia là gì ? Là những thế lực tối với muôn hành vi đen ra đời trong bối cảnh : Sự thất bại của Quản lý Nhà nước ( Luật pháp bất cập, hư hỏng, quan liêu của bộ máy quản lý ) + Sự hạn chế của Văn hóa xã hội (tồn tại nhiều hủ tục, quan niệm lạc hậu, các chuẩn sống cực đoan…) + Mặt trái của kinh tế thị trường ( cạnh tranh thái quá, các cơ hội khiến đầu cơ , mưu lợi vị kỷ tối đa lợi nhuận…)….Khiến cho Ba hệ quả trên càng tung tác….lan vào, thấm đến, đẩy thành hành vi của từng người dân…tùy tiện diễn giải, biến hóa, lạm dụng sự bất cấp của Luật theo cách của riêng mình…như là hành vi sống đối phó, tự vệ, tự thân, tự phát trong các quan hệ tương tác xã hội : khôn sống, mống chết…

Nhìn lại không ít các cộng đồng xã hội ngày nay hay ngày xưa….ở đó có thể ít sự hiện hữu của Luật, nhiều người chẳng nhận ra hay thuộc Luật gì…nhưng cuộc sống rất ổn, và trật tự…đó là nhờ Đạo Đức vậy !....Sau này, phát triển lên mọi bề …dần được ghi thành ‘Khế ước xã hội’….tiếp nữa trong hội nhập…thành Hiến pháp và Luật pháp…như ngày nay… Nhưng nếu trong xã hội vẫn tồn tại Ba sự bất cập nêu trên thì phải còn lại cái ‘gốc rễ’ để là phương thức điều chỉnh cuối cùng và thiêng liêng và mạnh mẽ : chính là Đạo Đức đó thôi ! Như Các triết gia vĩ đại xưa đến nay đều ngắn gọn : Đạo là hiểu biết đúng các quy luật của môi trường và bản thể ! Đức là biết đề ra Quy tắc sống Chân Thiện Mỹ ! Hợp nhau, thuận Thiên Địa Nhân đó là Đạo Đức ! Nên có Đạo mới hiểu và hành được Lý ! Có Đức mới thấu cảm và nuôi dưỡng được Tâm ! Nên mới thấy ở nhiều nơi người ta cãi Lý với nhau mà rất vô Đạo, không có Đạo nên chẳng thống nhất được Lý ! Nhiều kẻ hay nói về Tâm mà sống bất chấp quy tắc, người có Tâm mà vẫn hay gặp rủi thiệt hại....Và thật dễ hiểu : tuy chưa có Luật nhưng người Dân biết bảo vệ công viên sao cho đúng ! Chưa có Luật nhưng Công chức vẫn biết vì Dân sao cho phải ! Bằng không có Đạo Đức thì đầy Luật ra đấy ( ví như Luật đấu thầu….thật là kín đến mức kẽ hở chỉ như lỗ kim, nhưng tập đoàn kẻ xấu vẫn dắt qua nó cả đàn voi ăn cắp…).

Luật Pháp thực ra là cách hiện thực Đạo Đức như cách hiểu trên, với một xã hội văn minh, hội nhập, tiến bộ, không chỉ có ý nghĩa được / không được về các loại hành vi gì, cao hơn là cho mỗi người dân tự biết đúng / sai từ trong ý nghĩ, tự chế tài được họ trong tiềm thức đi đến động thái hành vi. Sai Luật cần đến ngũ chứng ( vật chứng, nhân chứng, pháp chứng, đối chứng, bằng chứng ) để xét xử. Thì Đạo Đức mạnh mẽ và sâu sắc hơn nhiều : sự tự nhận thức, phản tỉnh, điều chỉnh sớm…mọi hành vi từ cội nguồn nhân sinh quan của mình: hướng thượng : tốt Đời đẹp Đạo, ích Người hay Ta !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.