12 tháng 3, 2012

Xã hội Tiếp theo (Kỳ 1)


Peter Drucker (Nguyễn Quang A dịch)

Ngày mai là gần hơn bạn tưởng. giải thích nó sẽ khác hôm nay thế nào, và cần phải làm gì để chuẩn bị cho nó

NỀN kinh tế mới có thể thành hay không thành hiện thực, nhưng không nghi ngờ gì rằng xã hội tiếp theo sẽ đến với chúng ta nhanh chóng. Trong thế giới phát triển, và có lẽ cả ở các nước mới nổi nữa, xã hội mới này sẽ quan trọng hơn nền kinh tế mới (nếu có) rất nhiều. Nó sẽ khá khác xã hội của cuối thế kỷ 20, và cũng khác cái đa số người kỳ vọng. Phần lớn của nó sẽ là chưa từng có tiền lệ. Và phần lớn của nó đã ở đây rồi, hay đang nổi lên nhanh chóng.


Trong các nước phát triển, yếu tố chi phối trong xã hội tiếp theo sẽ là cái gì đó mà đa số người mới chỉ bắt đầu để ý đến: sự tăng lên nhanh của dân cư già hơn và sự co lại nhanh của thế hệ trẻ hơn. Các chính trị gia ở tất cả mọi nơi vẫn hứa hẹn cứu vãn hệ thống lương hưu hiện hành, nhưng họ - và các cử tri của họ - hết sức rõ là, 25 năm nữa người ta sẽ phải tiếp tục làm việc cho đến khi họ giữa 70 tuổi, sức khoẻ cho phép.

Cái vẫn chưa được hiểu hoàn toàn là, một số ngày càng tăng của những người già hơn – thí dụ trên 50 tuổi - sẽ không tiếp tục làm việc như những người làm công truyền thống, làm toàn thời gian từ chín giờ sáng đến năm giờ chiều, mà sẽ tham gia vào lực lượng lao động theo nhiều cách mới và khác nhau: như những người làm tạm thời, như những người làm một phần thời gian, như các nhà tư vấn, làm các việc được phân công đặc biệt, và v.v. Cái đã được biết đến như các phòng nhân sự và bây giờ được biết đến như các phòng nguồn nhân lực vẫn cho rằng những người làm việc cho một tổ chức là những người làm công toàn thời. Các luật và các quy chế về việc làm dựa vào cùng giả thiết. Tuy vậy, trong vòng 20 hay 25 năm, có lẽ đến nửa số người làm việc cho một tổ chức sẽ không được nó thuê làm nhân viên, chắc chắn không trên cơ sở toàn thời gian. Điều này sẽ đặc biệt đúng đối với những người già hơn. Những cách làm việc mới với những người cách một sải tay sẽ ngày càng trở thành vấn đề quản lý chủ yếu của các tổ chức thuê người làm, và không chỉ của các tổ chức kinh doanh.

Sự co lại của dân cư trẻ hơn sẽ gây ra một sự biến động thậm chí còn lớn hơn, phải chi chỉ bởi vì chẳng có gì giống điều này đã xảy ra kể từ các thế kỷ lụi tàn của đế chế La Mã. Trong mỗi nước phát triển riêng lẻ, nhưng cả ở Trung Quốc và Brazil, tỷ lệ sinh bây giờ là thấp hơn mức tái tạo 2,2 ca đẻ sống trên một phụ nữ ở tuổi sinh sản. Về mặt chính trị, điều này có nghĩa rằng nhập cư sẽ trở thành một vấn đề quan trọng – và hết sức chia rẽ - trong tất cả các nước giàu. Nó sẽ cắt ngang tất cả những liên kết chính trị truyền thống. Về mặt kinh tế, sự sụt giảm về dân cư trẻ sẽ làm thay đổi các thị trường theo những cách căn bản. Việc lập gia đình tăng lên đã là động lực của tất cả các thị trường nội địa trong thế giới phát triển, nhưng tốc độ hình thành gia đình chắc chắn giảm đều đặn trừ phi được làm nhẹ bớt bởi sự nhập cư quy mô lớn của những người trẻ. Thị trường đại chúng, cái đã nổi lên ở tất cả các nước giàu sau chiến trang thế giới lần thứ hai, đã do giới trẻ quyết định từ khởi đầu. Bây giờ nó trở thành thị trường do tuổi trung niên quyết định, hay có lẽ nó sẽ tách ra làm hai: một thị trường đại chúng do trung niên quyết định và một thị trường nhỏ hơn nhiều do giới trẻ quyết định. Và bởi vì cung người trẻ sẽ co lại, tạo ra các hình mẫu việc làm mới để thu hút và giữ số lượng ngày càng tăng những người già hơn (đặc biệt những người già có giáo dục) sẽ ngày càng trở nên quan trọng.


Xã hội tiếp theo sẽ là một xã hội tri thức. Tri thức sẽ là nguồn lực then chốt của nó, và những người lao động tri thức sẽ là nhóm chi phối trong lực lượng lao động. Ba đặc trưng chủ yếu của nó sẽ là:

•Phi biên giới, bởi vì tri thức di chuyển thậm chí dễ dàng hơn cả tiền.

•Tính lưu động lên trên, sẵn có cho mọi người thông qua giáo dục chính quy dễ đạt được.

•Khả năng thất bại cũng như thành công. Bất cứ ai có thể kiếm được “tư liệu sản xuất”, tức là, tri thức cần đến cho việc làm, nhưng không phải tất cả mọi người có thể thắng.

Cùng nhau, ba đặc trưng đó sẽ làm cho xã hội tri thức là một xã hội hết sức cạnh tranh, như nhau đối với các tổ chức và các cá nhân. Công nghệ thông tin, mặc dù chỉ là một trong nhiều đặc điểm của xã hội tiếp theo, đã có tác động quan trọng to lớn rồi: nó cho phép tri thức lan truyền gần như tức thời, và làm cho mọi người có thể truy cập nó. Căn cứ vào sự dễ dàng và tốc độ mà thông tin di chuyển, mọi định chế trong xã hội tri thức - không chỉ các doanh nghiệp, mà cả các trường học, đại học, bệnh viện và ngày càng tăng cả các cơ quan chính phủ nữa - phải có tính cạnh tranh toàn cầu, cho dù hầu hết các tổ chức sẽ tiếp tục mang tính địa phương trong hoạt động của mình và trong các thị trường của mình. Điều này là vì Internet sẽ làm cho các khách hàng ở mọi nơi biết được về cái gì sẵn có ở bất cứ đâu trên thế giới, và ở giá nào.

Nền kinh tế tri thức mới này sẽ dựa nhiều vào những người lao động tri thức. Hiện tại, thuật ngữ này được dùng rộng rãi để mô tả những người với hiểu biết lý thuyết đáng kể và kiến thức: các bác sỹ, các luật sư, các nhà giáo, các kế toán viên, các kỹ sư hoá chất. Nhưng sự tăng đáng chú ý nhất sẽ là về “các kỹ thuật viên tri thức”: các kỹ thuật viên máy tính, các nhà thiết kế phần mềm, các nhà phân tích trong phòng thí nghiệm lâm sàng, các nhà công nghệ chế tạo, những người trợ giúp luật sư. Những người này cũng là những người lao động chân tay nhiều như họ là những người lao động tri thức; thực ra, họ thường dùng nhiều thời gian làm việc bằng tay họ hơn bằng đầu óc của họ nhiều. Nhưng lao động chân tay của họ dựa vào lượng đáng kể hiểu biết lý thyết cái có thể thu được chỉ qua giáo dục chính quy, chứ không phải qua sự học việc. Theo lệ thường, họ không được trả nhiều hơn nhiều so với các công nhân truyền thống lành nghề, nhưng họ coi mình là “các nhà chuyên nghiệp”. Hệt như những người lao động chân tay không có kỹ năng trong ngành chế tạo đã là lực lượng xã hội và chính trị chi phối trong thế kỷ 20, các kỹ thuật viên tri thức chắc sẽ trở thành lực lượng xã hội – và có lẽ cả chính trị - chi phối trong các thập niên tới.


Cả về mặt cấu trúc nữa, xã hội tiếp theo đang rẽ khỏi rồi xã hội mà hầu hết chúng ta vẫn đang sống trong đó. Thế kỷ 20 đã thấy sự suy giảm nhanh của khu vực đã chi phối xã hội trong 10.000 năm: nông nghiệp. Về mặt sản lượng, sản xuất nông nghiệp bây giờ chí ít bằng bốn hay năm lần của sản lượng trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nhưng năm 1913 các sản phẩm nông nghiệp chiếm 70% thương mại thế giới, trong khi hiện nay phần của chúng tối đa là 17%. Trong các năm đầu của thế kỷ 20, nông nghiệp ở hầu hết các nước phát triển đã là ngành đóng góp lớn nhất đơn nhất cho GDP; hiện nay trong các nước giàu phần đóng góp của nó đã teo lại đến mức trở thành không đáng kể. Và dân cư nông nghiệp giảm xuống một tỷ lệ tí teo của toàn thể dân cư.

Chế tạo đã đi một quãng đường dài xuôi theo cùng con đường. Từ chiến tranh thế giới lần thứ hai, đầu ra chế tác trong thế giới phát triển có lẽ đã tăng gấp ba về sản lượng, nhưng giá được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm đều đặn, trong khi giá của các sản phẩm tri thức chủ yếu – chăm sóc sức khoẻ và giáo dục – đã tăng ba lần, lại được hiệu chỉnh theo lạm phát. Sức mua tương đối của các mặt hàng chế tạo đối sánh với các sản phẩm tri thức bây giờ là một phần năm hay một phần sáu của sức mua tương đối 50 năm trước. Việc làm chế tạo ở Mỹ đã giảm từ 35% lực lượng lao động trong các năm 1950 xuống ít hơn một nửa số đó bây giờ, mà không gây ra mấy chia rẽ xã hội. Nhưng có thể là quá nhiều để hy vọng cho một chuyển đổi cũng dễ ngang vậy trong các nước như Nhật Bản hay Đức, nơi các công nhân chế tạo cổ xanh vẫn chiếm 25-30% lực lượng lao động.

Sự giảm sút của nghề nông trại với tư cách ngành tạo ra của cải và kế sinh nhai đã cho phép chủ nghĩa bảo hộ nông trại lan ra đến mức không thể tưởng tượng nổi trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Theo cùng cách, sự sụt giảm của ngành chế tạo sẽ kích sự bùng nổ của chủ nghĩa bảo hộ chế tạo - thậm chí tiếp tục như lời nói đãi bôi đối với thương mại tự do. Chủ nghĩa bảo hộ này có thể không nhất thiết mang hình thức của thuế quan truyền thống, mà ở dạng các khoản trợ cấp, hạn ngạch và quy chế đủ loại. Thậm chí có khả năng hơn là, các khối khu vực sẽ nổi lên với thương mại tự do nội bộ nhưng bảo hộ chủ nghĩa cao với bên ngoài. Liên minh Châu Âu, NAFTA và Mercosur chỉ theo hướng đó rồi.


Về mặt thống kê, các công ty đa quốc gia đóng vai trò chẳng khác gì chúng đã đóng trong năm 1913. Nhưng chúng đã trở thành các con thú vật rất khác. Các công ty đa quốc gia trong năm 1913 đã là các hãng nội địa với các chi nhánh ở nước ngoài, mỗi trong số chúng là độc lập, chịu trách nhiệm về một lãnh thổ được xác định về mặt chính trị, và hết sức tự trị. Các công ty đa quốc gia bây giờ có xu hướng được tổ chức một cách toàn cầu theo các dòng sản phẩm hay dịch vụ. Nhưng giống như các công ty đa quốc gia của năm 1913, chúng được gắn với nhau và được kiểm soát bởi quyền sở hữu. Ngược lại, các công ty đa quốc gia của năm 2025 chắc được gắn với nhau và được kiểm soát bởi chiến lược. Vẫn sẽ có quyền sở hữu, tất nhiên. Nhưng các liên minh, các liên doanh, vốn góp thiểu số, các thoả thuận và hợp đồng know-how sẽ ngày càng là các khối xây dựng của một liên bang. Loại này của tổ chức sẽ cần một loại mới của sự quản lý chóp bu.

Trong hầu hết các nước, và ngay cả ở nhiều công ty lớn và phức tạp, sự quản lý chóp bu vẫn được coi như một sự mở rộng của quản lý vận hành. Sự quản lý chóp bu của ngày mai, tuy vậy, chắc có khả năng là một cơ quan khác biệt và riêng biệt: nó sẽ đại diện cho công ty. Một trong những công việc quan trọng nhất trước mắt đối với ban quản lý chóp bu của công ty lớn của ngày mai, và đặc biệt của công ty đa quốc gia, sẽ là để cân bằng các đòi hỏi mâu thuẫn nhau về kinh doanh được tiến hành bởi nhu cầu đối với cả kết quả ngắn hạn lẫn kết quả dài hạn, và bởi những cử tri khác nhau của công ty: các khách hàng, các cổ đông (đặc biệt các nhà đầu tư định chế và các quỹ hưu trí), những người lao động tri thức và các cộng đồng.

Dựa vào cái nền đó, tổng quan này sẽ tìm cách trả lời hai câu hỏi: Các ban quản lý có thể và phải làm gì bây giờ để sẵn sàng cho xã hội tiếp theo? Và những thay đổi lớn nào có thể nằm ở trước mặt mà chúng ta còn chưa ý thức được?

Nguyễn Quang A dịch
Nguồn: The Next Society
by PETER F. DRUCKER
The Economist Magazin, 2001, NYK
www.csupomona.edu/~sciman/classes/324/organizer/goodReport.pdf


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.