24 tháng 12, 2012

Hướng dẫn giám sát và đánh giá (M&E) dự án (1)


Giám sát và đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong các dự án, đặc biệt là các dự án có nhận tài trợ của  quốc tế. Nhưng hoạt động này được thực hiện như thế nào, và những cơ sở lý luận của nó là gì? Bài viết này nhằm đưa ra những hướng dẫn tổng quát và căn bản cho việc thực hiện hướng dẫn và đánh giá. Tài liệu tham khảo chính cho bài viết này là Monitoring and Evaluation Guidelines do Chương trình lương thực thế giới của Liên hiệp quốc ấn hành (United Nation World Food Programme), có thể tải tại địa chỉ sau: http://documents.wfp.org/stellent/groups/public/documents/ko/mekb_module_7.pdf.

19 tháng 12, 2012

Chống tội phạm từ gốc: Giáo dục

Báo cáo của Chính phủ cho thấy năm 2012 số bị can dưới 18 tuổi tăng 7,4% so với năm 2011. Hằng năm, trẻ vị thành niên phạm tội chiếm 15%-18% tổng số tội phạm, với số lượng 16.000-18.000 người.


“Xã hội hiện nay đang rơi vào cơn biến loạn do tội phạm hoành hành. Người ở hiền không còn gặp lành. Tình trạng này không thể tồi tệ hơn nữa” - GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng nhận định.

27 tháng 11, 2012

Đời... nhập cư

Sơn Nghĩa

 

 

 

 

Tình trạng phát triển không đồng đều, chênh lệch về thu nhập và mức sống là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy việc di cư từ nông thôn ra thành thị.
(TBKTSG) - Hơn 60% số người rời quê hương lên thành phố do không hài lòng với công việc và mức thu nhập ở quê. Họ hy vọng sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn ở thành phố. Việc di cư của người dân gắn với ước mơ “đổi đời” nơi phố thị, nhưng thực tế lại không như mong đợi...

14 tháng 10, 2012

Nghiên cứu xã hội học (phần 1)

Bùi Ngc Hoàn

Associate professor, Đi hc Tennessee, Knoxville

1.  Sơ lưc v xã hi học

Xã hội học là một khoa hc nghiên cu v xã hi bng ch điu tra thực nghiệm (empirical investigations)  và pn tích có tính thẩm đnh (critical analysis) đmmang shiu biết vnhững hoạt động liên quan đến con ngưi trong xã hi.1   Mc đích của xã hội học là nhằm đi ti mt sự hiu biết tn diện c hiện tưng xã hội phức tp qua nghiên cu và ng c kết qunghiên cứu đ áp dụng vào chính sách công (public policy) và an sinh xã hi (social welfare), hay đ hoàn chnh s hiu biết mang nh lý thuyết v s vn hành của xã hi (social process).

3 tháng 10, 2012

Hàn Quốc tìm kiếm phương pháp mới để giảm tỉ lệ tự tử

Jason Sthother

 Dọc theo lằn đường dành cho người đi bộ trên cây cầu này, giới hữu trách đã treo nhiều biểu ngữ có mục đích làm cho người xem cảm thấy yêu đời hơn, chẳng hạn như “hãy vui lên” hay “bạn đã dùng bữa chưa?” Ngoài ra, có nhiều bức hình của các em bé dễ thương được treo trên thành cầu và ở giữa cầu là một tượng đồng của một người già vỗ về một người trẻ. Chính quyền Seoul hy vọng những thứ đó sẽ làm cho những người có ý định tự tử suy xét lại quyết định của mình.

2 tháng 10, 2012

Phương pháp xóa đói giảm nghèo mới



Xuân Hoài lược dịch theo Die Zeit.

Esther Duflo đã làm thay đổi triệt để ngành kinh tế học phát triển. Bà đã tìm ra giải pháp chống nghèo khổ với những thực nghiệm có kiểm chứng và được tiến hành tại chỗ.

Esther Duflo hiện là giáo sư kinh tế học phát triển tại Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) và là một trong những chuyên gia kinh tế nữ có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Esther Duflo đã làm thay đổi triệt để ngành kinh tế học phát triển. Bà đã tìm ra giải pháp chống nghèo khổ với những thực nghiệm có kiểm chứng và được tiến hành tại chỗ.

25 tháng 9, 2012

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm (focus group): Lời khuyên cho người mới bắt đầu (3)

Vũ Thị Phương Anh dịch

(tiếp theo và hết)

Ghi âm/ghi hình

Mặc dù ghi hình các cuộc phỏng vấn nhóm có thể là cần thiết (vì nếu không thì ta dễ dàng bỏ qua các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ), nhưng điều này không hoàn toàn thích hợp. Việc ghi hình xâm phạm nghiêm trọng vào quyền riêng tư của các cá nhân, và nhiều người tham gia có thể không muốn chia sẻ ý kiến và mối quan tâm của họ nếu họ nhìn thấy máy ảnh trong phòng và biết rằng mỗi cử động của họ có thể được ghi lại. Kinh nghiệm cho thấy việc ghi âm ít bị xem là xâm phạm và vì thế ít có khả năng bóp nghẹt cuộc thảo luận hơn. Nếu bạn định ghi âm, hãy sử dụng 2 máy ghi để phòng trường hợp một băng thu bị hỏng.

24 tháng 9, 2012

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm (focus group): Lời khuyên cho người mới bắt đầu (2)

Vũ Thị Phương Anh dịch từ. Nguồn của bài viết gốc ở đây: http://www-tcall.tamu.edu/orp/orp1.htm.


Phương pháp

Chọn mẫu đối tượng tham gia

Hầu hết các nghiên cứu với phương pháp phỏng vấn nhóm sử dụng việc lấy mẫu chủ đích (purposive sampling) (Miles & Huberman, 1984), trong đó các nhà nghiên cứu lựa chọn người tham gia dựa trên mục đích của dự án và tiềm năng đóng góp của người tham gia. Ngoài ra, người tham gia có thể được lựa chọn ngẫu nhiên từ một nhóm lớn hơn gồm những người có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc về chủ đề. Ví dụ, nếu một ai đó muốn biết thêm về một tôn giáo nào đó thì lấy mẫu chủ đích (tức tìm ra một danh sách các thành viên của cộng đoàn và lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách đó) sẽ là cách tiếp cận phù hợp nhất. Đôi khi phỏng vấn nhóm cũng sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling), tức chọn những người  nào dễ tiếp cận nhất và nhanh nhất có thể được, nhưng chiến lược này không được khuyến khích.

23 tháng 9, 2012

Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm (focus group): Lời khuyên cho người mới bắt đầu (1)



Vũ Thị Phương Anh dịch từ. Nguồn của bài viết gốc ở đây: http://www-tcall.tamu.edu/orp/orp1.htm.

---------

Trong các ngành khoa học xã hội, phỏng vấn nhóm là một phương pháp mới được phát triển gần đây so với các phương pháp thu thập dữ liệu khác như khảo sát, phiếu hỏi, và phỏng vấn trực tiếp. Mục đích của bài này là để cung cấp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về phương pháp phỏng vấn nhóm.

19 tháng 9, 2012

GIỚI THIỆU SÁCH 12: Văn hóa đô thị giản yếu

 Tác giả: Trần Ngọc Khánh, NXB Tổng hợp TP. HCM

Nhà xuất bản Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh vừa cho ra mắt bạn đọc công trình Văn hóa đô thị giản yếu của tác giả Trần Ngọc Khánh. Đây là tập sách chuyên khảo về đô thị khá công phu và toàn diện. Sách dày 570 trang, với 16 chương và hơn 100 đề mục tham khảo, chủ yếu là tài liệu tiếng nước ngoài. Tác giả đã vận dụng phương pháp nghiên cứu văn hóa tổng quan để liên kết ba trục thời gian, không gian và chủ đề đô thị; kết hợp cách nhìn động theo học thuyết tiến hóa để nêu bật tính kế tục của các quá trình đô thị hóa, từ cổ đại, trung đại, cận đại đến hiện đại, qua đó xác định vị trí, vai trò của văn hóa đô thị như là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử văn minh nhân loại.

15 tháng 9, 2012

Nguyên thủ quốc gia với mạng xã hội

Nhị Giang lược dịch từ Xinhuanet


Tổng thống Mỹ Obama là một trong những
chính khách thích sử dụng mạng xã hội nhất
Theo một nghiên cứu mới đây về việc sử dụng mạng xã hội của các vị lãnh đạo trên thế giới thì Tổng thống Mỹ Obama là một trong những chính khách thích sử dụng mạng xã hội nhất.
Nghiên cứu được thực hiện với 260 vị lãnh đạo ở 120 nước.

12 tháng 9, 2012

Bàn về chủ nghĩa cá nhân - Bài 1

Ludwig von Mises –Phạm Nguyên Trường dịch


Xã hội chỉ là tập hợp của các nhân để cùng nhau hợp tác. Xã hội chỉ tồn tại trong những hành động của các cá nhân. Tìm xã hội bên ngoài hành động của các cá nhân là sai lầm.

Tất cả mọi hành động đều là do các cá nhân làm. Bao giờ cũng chỉ có cá nhân suy nghĩ. Xã hội chẳng nghĩ được gì xa hơn là ăn và uống. Tư duy bao giờ cũng là thành tựu của các cá nhân. Có hành động phối hợp nhưng không bao giờ có tư duy phối hợp.

10 tháng 9, 2012

"Chân thắng" và "Chân ga"


Bùi Văn Nam Sơn

Bùi Văn Nam Sơn
“Văn hóa là chân thắng. Kinh tế là chân ga”
                               Nguyên Ngọc

Trong bài “Văn hóa… để làm gì?" (Vietnamnet, 10.7.2009), Nguyên Ngọc viết: “Những gì gọi là văn hóa chúng ta đang làm thường rất ồn ào, và văn hóa thật thì lại không ồn ào. Nó thâm trầm. Cái thắng có ồn ào bao giờ đâu, trừ khi phải thắng gấp vì sắp chết đến nơi! Chúng ta chưa thật sự làm văn hóa. Có phải thật thế không? Tôi rất mong được thử trao đổi, để cùng suy nghĩ tiếp, và để cho cuộc đi tới của chúng ta hôm nay, và cả ngày mai nữa, nhanh mà vững, mà bền, và nói cho cùng, để cuộc đi tới của chúng ta hôm nay thật sự đưa đến sự trong lành cho xã hội và hạnh phúc cho con người”.

30 tháng 8, 2012

Phụ nữ Bắc kì thiếu vitamin D!



 Nguyễn Văn Tuấn

Thiếu vitamin D có ảnh hưởng bất lợi đến rất nhiều bệnh, kể cả ung thư, tim mạch, tiểu đường, loãng xương, truyền nhiễm, v.v. Ở người cao tuổi, người thiếu vitamin D thường có nguy cơ tử vong cao hơn người có đủ vitamin D. Do đó, tình trạng thiếu vitamin D ở miền Bắc Việt Nam quả thật là điều đáng quan tâm. Có thể nói không ngoa rằng thiếu vitamin D ở miền Bắc là một vấn nạn y tế công cộng

20 tháng 8, 2012

Bài toán trách nhiệm

Nguyễn Sĩ Dũng


Minh họa: Khều

Chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng của cơ quan công quyền để xảy ra tham nhũng và tiêu cực* tưởng chừng khá đơn giản và sáng tỏ: người đứng đầu cơ quan thì phải chịu trách nhiệm về mọi công việc của cơ quan kể cả việc cấp dưới tham nhũng và tiêu cực. Tuy nhiên, với cách thức tổ chức hệ thống công vụ như hiện nay, đây thật sự là một bài toán khó.

11 tháng 8, 2012

Hành vi và Luật pháp & Đạo Đức

 Nguyễn Tất Thịnh

Trong bài này tôi chỉ chú mục vào một câu rất lấy làm kinh hãi khi nghe một số vị giảng sư công nhiên và tự tin phát biểu định nghĩa cách hiểu của họ về Nhà nước Pháp quyền ( trong bài giảng của mình ) bằng một câu không chỉ thô thiển mà rất ‘đáng sợ’….’Công chức chỉ được làm những gì Luật cho phép, Người dân có thể làm mọi điều Luật pháp không cấm’ ! Để thời gian lưu ý tôi thấy dường như câu đó được không hiếm giảng viên trẻ khác dương dương khác nhắc lại như là một sự ‘mặc nhiên’ ( có lẽ do thiếu tư duy gốc, lại cảm thấy ‘hay hay’ thì nói cho thêm phần vừa tỏ ra ‘uyên bác’ vừa được tiếng ‘nôm na’ dễ hiểu )

28 tháng 7, 2012

Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu: Báo động đỏ



Trần Xuân Hoài

Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ) công bố tưởng như vô hồn đã nói lên rằng trí tuệ quốc gia Việt nam đang ngụp lặn ở nửa dưới của thế giới và với xu hướng ngày càng chìm sâu, thụt lùi xa so với láng giềng.

13 tháng 7, 2012

Sự thịnh vượng thực sự của một quốc gia

Xuân Hoài dịch (theo Wiwo 8.7)
Nếu so sánh về tổng sản phẩm quốc nội (BIP) thì đến năm 2030 Trung quốc sẽ vượt Hoa kỳ về kinh tế, đây là điều ở đâu cũng đề cập. Nhưng BIP lại không phản ảnh đầy đủ sức mạnh kinh tế của một quốc gia. Vì vậy các nhà khoa học của Liên hiệp quốc đề xuất một chỉ số mới. Và nếu theo chỉ số này thì diện mạo thế giới có phần khác trước ít nhiều.

9 tháng 7, 2012

Phương pháp định tính


Robert Brewer, Lê Hải dịch và chú thích
Tóm lược: Phương pháp định lượng (Qualitative research) là phương pháp nghiên cứu phổ biến trong ngành xã hội học, thiên về chất lượng và nội dung của đối tượng nghiên cứu, bên cạnh nhánh song song với nó, thiên về số lượng và các phép tính xác suất thống kê – phương pháp định tính (Quantitative research). Bài dịch này trích từ quyển giáo trình của GS Robert Brewer[1], trong chương giới thiệu các phương pháp nghiên cứu khoa học, sau phần trình bày chi tiết về phương pháp số liệu.

6 tháng 7, 2012

Phân tích so sánh về bóng đá

Đỗ Quốc Anh

Bóng đá tuỳ theo từng nước, từng khu vực cũng có những văn hoá riêng. Văn hoá ở đây nghĩa là phong cách, đường lối chơi bóng mà số đông các cầu thủ, câu lạc bộ của một nước hay khu vực chia sẻ với nhau. Ví dụ như phong cách bóng đá Latin, trong đó có bóng đá Latin ở châu Âu và ở Nam Mỹ, và ở Nam Mỹ cũng có thể tách riêng ra phong cách Brazil, Argentina và phần còn lại. Hôm nay nhân lúc chán chấm bài tôi viết một chút để giải thích (tất nhiên chỉ một phần thôi) sự khác biệt về phong cách bóng đá bởi nguồn gốc kinh tế - xã hội.

4 tháng 7, 2012

Chỉ phụ nữ xấu mới làm... khoa học?

 Phan Sơn

GTT.VN - Gần một tháng sau khi Vietnam’s Got Talent qua đi, thử làm một khảo sát nhỏ: hỏi 12 người theo dõi sự kiện này về cái tên đáng nhớ nhất cuộc thi, thì đến tám chọn Nguyễn Hương Thảo. Hỏi tiếp lý do chọn lựa, 50% trả lời: lần đầu tiên có một người hát nhạc kịch xinh đẹp là… nhà khoa học nữ!

30 tháng 6, 2012

Kinh tế học về mại dâm

DỰ TRẦN

TTCT - Nhiều ý kiến có thể cho câu chuyện về mại dâm, đặc biệt là mại dâm trong giới người mẫu, diễn viên, hoa hậu là chủ đề của báo lá cải hoặc đơn giản là một vấn đề xã hội nan giải gây thách thức cho cả những chính phủ cởi mở nhất. 

29 tháng 6, 2012

Nghịch lý kinh tế và giao thông Việt Nam


T.S ALAN PHAN (CHỦ TỊCH QUỸ ĐẦU TƯ VIASA)

Khi nào các bạn hiểu được cái kỳ diệu dù nghịch lý của hệ thống giao thông ở VN, các bạn sẽ hiểu về tổng quan của kinh tế và xã hội của xứ này. – TS. Alan Phan chia sẻ với các nhà đầu tư quốc tế.
Những gì sẽ xảy ra cho kinh tế VN trong 6 tháng tới??? Đó là đề tài các nhà quản lý của 8 quỹ đầu tư ở Hồng Kông đặt ra cho bữa gặp ăn sáng thường kỳ tại khách sạn Four Seasons. Bao cặp mắt quay về tôi, người duy nhất biết tiếng Việt (và hy vọng biết chút đỉnh về kinh tế VN). Tôi nói đùa, “Đố các bạn cái khác biệt giữa con đà điểu và các chuyên gia kinh tế ở VN là gì? Trả lời: đôi khi con đà điểu biết rút đầu ra khỏi mặt cát”.

27 tháng 6, 2012

Chênh lệch thu nhập tại Việt Nam đang tăng


Lan Nhi
 

Bên cạnh những biệt thự của triệu phú đô la Mỹ tiếp tục mọc lên ở Việt Nam thì vẫn còn những mảnh đời đang phải chật vật với cuộc sống. Ảnh:TL
(TBKTSG Online) - Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dẫn lại nhiều nguồn thông tin cho biết khoảng cách chênh lệch về thu nhập, giàu nghèo ở thành phố, các vùng miền tại Việt Nam đang ngày càng nới rộng.

23 tháng 6, 2012

Tiến sĩ Kimberly Kay Hoàng: “Mại dâm không nhất thiết là sự trao đổi giữa tình dục và tiền”



 Trung Bảo

SGTT.VN - Một nữ tiến sĩ xã hội học gốc Việt – cô Kimberly Kay Hoàng – đã nhận được giải thưởng nghiên cứu xuất sắc nhất của hiệp hội Xã hội học quốc gia Hoa Kỳ (ASA) cho công trình nghiên cứu về mại dâm tại TP.HCM. Bài viết này giới thiệu đôi nét về TS Kimberly Kay Hoàng và quan điểm riêng của cô về vấn đề mại dâm ở Việt Nam.

15 tháng thâm nhập thực tế


Tháng 5.2012, đề tài nghiên cứu của TS Kimberly Kay Hoàng mang tên “Tình cảm trong lĩnh vực công nghệ tình dục tại Việt Nam”, đã được hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ trao giải nghiên cứu xuất sắc nhất. Sinh ra tại Mỹ, cô Kimberly Kay Hoàng, 29 tuổi, lấy bằng cử nhân tại đại học UC Santa Barbara, bằng thạc sĩ tại đại học Stanford, bằng tiến sĩ tại đại học UC Berkeley. TS Hoàng hiện đang làm nghiên cứu hậu tiến sĩ (Postdoctoral) tại đại học Rice (Texas, Hoa Kỳ).

Nghĩ về một tương lai đầy ẩn số trong tay thế hệ trẻ

   Lê Hải

Bọn trẻ sẽ dắt ta đi?
Công việc của tôi thường phải đọc và suy ngẫm những vấn đề về văn hóa cộng đồng, cho nên thỉnh thoảng hay gặp những câu chuyện rất lý thú mà các đồng nghiệp ngành Việt Nam học trên thế giới đem ra chia sẻ, như một báo cáo mới gần đây từ Đại học tổng hợp Warszawa. Khi nghiên cứu cộng đồng người Việt ở Ba Lan, tiến sĩ Teresa Halik phát hiện thấy vấn đề mà có lẽ tất cả người Việt dù đang sống ở đâu cũng sẽ cảm thấy cần suy nghĩ và chia sẻ. Xuất phát điểm để hiểu điều này là hiện tượng các gia đình người Việt ở nước ngoài thường chỉ có hai thế hệ là bố mẹ và con cái, thiếu vắng hẳn sự có mặt và vai trò truyền thống của ông bà. Do điều kiện địa lý cách trở, vé máy bay tốn kém, thủ tục visa rắc rối và cả điều kiện tài chính bên cạnh nhiều yếu tố khác mà số lượng thành viên trong một đơn vị gia đình được rút xuống tối thiểu. Các em bé Việt Nam sinh ra và lớn lên trong môi trường không chỉ không có ông bà, mà còn mất mát mối quan hệ với cô dì chú bác và anh em họ. Hơn vậy, nhiều em còn hầu như không mấy khi gặp bố mẹ đang phải vất vả lo toan cuộc sống từ sáng sớm đến tối mịt, phó thác con cho nhà trường, bạn bè và bảo mẫu - thường là một bà Tây gần nhà. Nhìn rộng ra thì đây không chỉ là hiện tượng của các nhóm di dân kinh tế người Việt ở nước ngoài, mà có thể xảy ra bất cứ nơi đâu ở chính ngay tại Việt Nam, khi thanh niên rời quê đi lập nghiệp, kết hôn và nuôi con ở các thành phố và trung tâm công nghiệp. Thậm chí ngay cả khi bố mẹ và ông bà cùng sống trong một thành phố nhưng cường độ công việc và áp lực cuộc sống cũng thường khiến cả nhà không mấy khi gặp nhau.

19 tháng 6, 2012

BÀI 1: Vòng tròn “đô thị hoá – nghèo đói – bất ổn xã hội”


Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trung tâm Thông tin tư liệu

SGTT.VN - Quá trình thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp, để thực hiện phát triển đất nước đã đạt được nhiều kết quả, đặc biệt là việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế – xã hội đã làm thay đổi bộ mặt đất nước, kinh tế không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, đang nảy sinh những tác động tiêu cực, đặc biệt là với khu vực nông nghiệp – nông thôn; đưa tới những hậu quả không mong muốn và các hệ luỵ như gây xáo trộn và bất ổn xã hội, gia tăng thất nghiệp và nghèo đói ở nông thôn; người nông dân bị mất đất canh tác không còn kế sinh nhai, bắt buộc phải ra thành phố để tìm kiếm việc làm. Hiện tượng này gây nên vòng tròn khép kín “đô thị hoá – nghèo đói – bất ổn xã hội” cả ở nông thôn và thành thị.

16 tháng 6, 2012

ĐIỂM SÁCH 11: BỘ QUY TẮC NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN XÃ HỘI CỦA ÉMILE DURKHEIM



ĐINH HNG PHÚC
(Khoa Lý lun Chính tr,
trường Đi hc Th Du Mt)

     Nhà triết hc và xã hi hc người Pháp Émille Durkheim (1858-1917) được mc nhiên tha nhn là “người cha sáng lp” ca ngành xã hi hc. S nghip ca ông, nói theo Gaston Bouthol, là “mt c gng to ln v mt hc thuyết giúp cho xã hi hc cùng lúc thoát khi thn hc ln triết hc và chính tr”, trang b cho nó đi tượng riêng và nhng phương pháp đúng là khoa hc.[1] Cái “bí kíp” to dng nên s nghip này đã được Durkheim “tiết l” trong công trình Các quy tc ca phương pháp xã hi hc (1895)[2] ca ông.

12 tháng 6, 2012

“Giấc mơ Mỹ” là huyền thoại: Stiglitz bàn về “Cái giá phải trả cho tình trạng bất bình đẳng”

Aaron Task, - Trần Ngọc Cư dịch

Bất bình đẳng lợi tức đã trở thành đề tài cho nhiều cuộc tranh luận tại Mỹ, phần lớn do phong trào Chiếm Phố Tường (the Occupy Wall Street movement) thúc đẩy.
Trong cuốn sách mới nhất của ông, Cái giá phải trả cho tình trạng bất bình đẳng (The Price of Inequality), Giáo sư Đại học Columbia và cũng là Kinh tế gia đoạt giải Nobel, Ông Joseph Stiglitz xem xét các nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng lợi tức và đưa ra một vài phương cách chữa trị. Trong đó, ông đã đi đến một số kết luận khiến nhiều người phải giật mình, gồm có ý kiến cho rằng nước Mỹ “không còn là vùng đất cơ hội” và “‘giấc mơ Mỹ’ đã trở thành huyền thoại”.

6 tháng 6, 2012

Ai sẽ quyết định tương lai chính trị thế giới trong thế kỷ XXI?

Hồ Anh Hải

Trả lời câu hỏi Ai sẽ quyết định tương lai thế giới, chắc có người sẽ nói hoặc là Mỹ hoặc là Trung Quốc, nghĩa là một hay một số cường quốc nào đó. Nếu câu hỏi này đặt ra trong thế kỷ XX, sẽ có người nói hoặc là phe tư bản chủ nghĩa, hoặc là phe xã hội chủ nghĩa sẽ quyết định, vì hồi ấy hai phe này đang quyết đấu sống chết với nhau.

3 tháng 6, 2012

Hội Xã hội học Việt Nam: tổ chức "Tọa đàm khoa học"

Ngày 26/5/2012, Tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hội Xã hội học Việt Nam phối hợp với Khoa Xã hội học tổ chức buổi Tọa đàm Khoa học "Vai trò của Xã hội học trong sự phát triển xã hội ở nước ta hiện nay". Ban tổ chức đã nhận được 50 báo cáo tham luận và sự tham dự đông đảo các nhà khoa học đến từ các Chi hội ở khắp mọi miền cả nước như Hà Nội, Huế, Đà nẵng, Tp HCM và Đà Lạt.

29 tháng 5, 2012

Trả lại vỉa hè: sao cho khéo!


Phạm Thành Khôi

(TBKTSG) - Trong quy hoạch đô thị, vỉa hè là không gian thiết yếu dành cho người đi bộ lẫn người sử dụng các loại xe thô sơ như xe lăn. Đặc biệt, khi đô thị xây dựng hệ thống giao thông công cộng (như tàu điện, xe buýt), vỉa hè chính là “con đường” an toàn và tiện lợi nhất để cư dân đến được với tàu, xe.

Ngược dòng lịch sử mại dâm

 Ngọc Minh
 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu xã hội học từ mọi phương diện thì mại dâm là một hiện tượng xã hội đặc biệt: về lịch sử, mại dâm được coi là một trong những nghề cổ xưa nhất của trái đất. Về mức độ phổ biến thì mại dâm mang tính toàn cầu.
Qua các thời kỳ phát triển của nhân loại, mại dâm cũng đã trải qua bao bước thăng trầm nhưng chưa bao giờ biến mất. Thoạt đầu, mại dâm được ca tụng và tôn vinh như một nghệ thuật, như sự hiến dâng cao đẹp cho các đấng thần linh. Sau khi đã bị dung tục hóa, mại dâm trở thành sự giải trí vô tội cho con người nơi trần thế, cho đến lúc bị coi là nhơ bẩn, tội lỗi và bị cấm đoán, bất chấp mọi sự lên án của xã hội, sự công phẫn của các nhà đạo đức, sự đau đầu của các nhà quản lý, nhưng mại dâm vẫn tồn tại khi công khai, lúc ngấm ngầm.

27 tháng 5, 2012

CÁC VẤN ĐỀ NÓNG VỀ CHÍNH TRỊ Ở ĐỨC ĐƯỢC MINH BẠCH HÓA NHƯ THẾ NÀO?


Ảnh: Statista 2012
Nguyễn Minh Tuấn
Ở Đức, từ năm 1977 đến nay, vào tối thứ sáu cuối cùng mỗi tháng có một chương trình truyền hình rất đặc biệt được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia ZDF chương trình Politbarometer. Đây là chương trình công bố công khai kết quả thăm dò ý kiến của người dân Đức về các vấn đề chính trị quan trọng trong tháng.

23 tháng 5, 2012

VIỆC LÀM XANH: QUAN NIỆM, THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI VIỆT NAM

PGS.TS.Nguyễn Bá Ngọc 
Viện Khoa học Lao động và Xã hội.

Thuật ngữ việc làm xanh còn khá mới mẻ, việc hiểu rõ bản chất và suy nghĩ về định hướng phát triển việc làm xanh sẽ đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển bền vững đất nước, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược về kinh tế - xã hội - môi trường.

17 tháng 5, 2012

Tăng trưởng kinh tế không làm tăng hạnh phúc?


Brandon Keim/ Theo Wired Science, 14/05/2012, Tia sáng dịch.
Sau hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế một cách phi thường, người Trung Quốc không hạnh phúc hơn đáng kể so với trước đây, theo một nghiên cứu đánh giá về mức hạnh phúc và thu nhập quốc gia ở nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Nhìn một cách tổng quan, những người giàu ở Trung Quốc có hạnh phúc hơn một chút so với trước đây, nhưng với những người có mức thu nhập trung bình dường như không hề có gì thay đổi. Còn với những người nghèo, mức độ thỏa mãn đối với cuộc sống dường như sụt giảm đáng kể.

15 tháng 5, 2012

Chiến tranh và hòa bình trên không gian ảo và hòa bình

Joseph S. Nye - Phạm Nguyên Trường dịch

      Hai năm trước một đoạn mã máy tính sai đã thâm nhập vào chương trình hạt nhân của Iran và phá hủy nhiều máy li tâm chuyên dùng cho việc làm giàu uranium. Một số nhà quan sát tuyên bố rằng vụ phá hoại hiển nhiên này là điềm báo của một hình thức chiến tranh mới và ông Leon Panetta, Bộ trưởng quốc phòng Mĩ, đã cảnh báo về nguy cơ của một cuộc tấn công “Chân Trâu cảng trên không gian ảo” vào nước Mĩ. Nhưng chúng ta biết gì về cuộc xung đột trên không gian ảo?

14 tháng 5, 2012

GIỚI THIỆU SÁCH 11: Các quy tắc của phương pháp xã hội học

Đây là bản dịch tiếng Việt  thứ hai của cuốn sách, sau bản dịch của Nguyễn Gia Lộc, Nxb, Giáo dục, 1995.

10 tháng 5, 2012

Nạn ùn tắc giao thông từ góc nhìn nhân học đô thị

 Trần sáng

Hơn một thế kỷ trước, trào lưu đô thị hóa bắt đầu ở phương Tây rồi làn sang châu Á là những thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, đó là hệ quả tự nhiên của quá trình hiện đại hóa đất nước thông qua các cuộc cách mạng công nghiệp. Trong thế kỷ XX, các nước phát triển đã chuyển gần 80% - 90% dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú ở đô thị, đưa số người sống trong đô thị hiện nay lên 50% dân số của thế giới (khoảng hơn 3 tỉ người chỉ trong một thế kỷ). Các cuộc cách mạng công nghiệp tác động đã làm thay đổi sắc diện cơ bản của cả khu vực thành thị và nông thôn.

29 tháng 4, 2012

Làng báo Việt ở Sài Gòn giai đoạn 1916-1930


TS Philippe M.F.Peycam vừa có tập sách được NXB ĐH Columbia xuất bản, về "Sự ra đời của tư tưởng báo chí chính trị Việt Nam ở Sài Gòn giai đoạn 1916-1930" [1]. 
Phát triển từ luận văn tiến sĩ nghiên cứu lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 20, luận điểm của TS Peycam trong quyển sách này bác bỏ những bài giảng cho rằng tư tưởng cộng sản và dân tộc giữ vai trò quyết định trong việc làm thay đổi suy nghĩ của người Việt Nam trong giai đoạn này, mà chính những ấn bản được phát hành rộng rãi tại Việt Nam từ trước khi đảng cộng sản ra đời cả chục năm mới là tác nhân tạo ra không gian công (public sphere) để tư tưởng chính trị cạnh tranh và thay đổi về cơ bản thái độ của người Việt cũng như dung mạo Đông Nam Á lúc đó.

25 tháng 4, 2012

Thế giới sắp có cuộc cách mạng công nghiệp mới?

Tác giả: HUNGNINH (THEO ECONOMIST)


Số hóa trong sản xuất sẽ làm thay đổi cách thức tạo ra sản phẩm, và còn nhiều hơn thế… Cuộc cách mạng này có thể làm thay đổi không chỉ thế giới kinh doanh mà còn rất nhiều lĩnh vực khác.
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba

24 tháng 4, 2012

Hàng rong: Vấn nạn hay điểm nhấn du lịch?

Đây là một bài viết cho thấy một cái nhìn mới, mang tính "đóng góp" của vỉa hè, cộng đồng phi chính thức cho nền kinh tế.

Tác giả: Quốc Dũng


(VEF.VN) - Trên thế giới, dù là các nước phát triển, không có nước nào là không có gánh hàng rong. vấn đề là cần giải quyết làm sao để hàng rong trở thành “điểm nhấn” thu hút khách du lịch thay vì trở thành một “mối nguy” mà các cơ quan quản lý phải ngăn chặn.

21 tháng 4, 2012

Những đồ họa đẹp nhất trước giờ "kinh điển" bắt đầu


(TT&VH Online) - TT&VH Online xin chuyển tới quý độc giả những hình ảnh đồ họa độc đáo về các cuộc đối đầu trong trận "kinh điển" ở Camp Nou đêm nay.

12 tháng 4, 2012

Cà phê dưới góc nhìn xã hội học

Anthony Giddens - Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch [*]

Học cách suy nghĩ dưới góc nhìn xã hội học, có thể nói, đó là nhìn nhận sự việc với góc nhìn bao quát hơn, cũng có nghĩa là phát triển sự mường tượng (imagination). Nghiên cứu xã hội không thể chỉ là quá trình lặp đi lặp lại để có được kiến thức. Nhà xã hội học là người có thể thoát khỏi sự sa lầy vào những tình huống cá nhân mà đặt sự việc vào bối cảnh rộng hơn. Công việc nghiên cứu xã hội, theo nhà xã hội học người Mỹ Charles Wright Mills, được miêu tả trong cụm từ nối tiếng – “mường tượng xã hội” (sociological imagination)[1] (Mills, 1970).

7 tháng 4, 2012

Văn Hóa Mạng


Thời đại hiện nay là thời đại của thông tin, khó mà hình dung được thế giới ra sao khi không còn internet. Chính mạng lưới internet toàn cầu đã tạo ra một Thế giới phẳng. Nhưng bất cứ cái gì cũng đều tồn tại với hai mặt song hành. Văn hóa mạng ở Việt Nam còn có nhiều điều cần phải suy ngẫm.

6 tháng 4, 2012

Đô thị hóa ở Việt Nam đứng trước ngã ba đường

Tác giả: Victoria Kwakwa* (* Tác giả là Giám đốc Ngân hàng  Thế giới tại Việt Nam)


Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đi kèm với những thách thức như xử lý tiếng ồn, giao thông đông đúc, không khí và nước ô nhiễm nặng.
Hà Nội có một nét duyên dáng độc đáo. Khu phố cổ giàu lịch sử, kiến trúc cổ kính Pháp. Những khu hồ xinh xắn và các chùa cổ là những điểm tham quan hấp dẫn. Hà Nội cũng vẫn là một nơi đáng để sinh sống, người dân từ già đến trẻ vẫn có thể đến công viên để vui chơi, đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, thái cực quyền hay bất cứ bài tập thể dục nào khác. Một số người còn có thể đạp xe đến công sở hoặc trường học..

4 tháng 4, 2012

Thử lý giải cơn sốt khoe giàu của đại gia

 GS. Tương Lai

Từ cực đoan này bước sang một cực đoan khác là do thiếu hụt một tầm nhìn văn hóa trong phát triển kinh tế và quản lý xã hội. Dư luận xã hội đang rộ lên về những "siêu đám cưới" khoe mẽ sự giàu sang và quyền thế. Thì chẳng phải có tiền là có quyền, "có tiền mua tiên cũng được" đó sao. Cho nên người có tiền, có nhiều tiền là tha hồ khoe mẽ. Nhà văn Nguyên Ngọc trong một bài báo đã thẳng thắn nên lên một nét phản cảm đang được một vài cây bút tung hô trên mặt báo : " một "đại gia" được xếp vào loại có tiếng ở Đông Nam Á và nói rất rõ ràng rằng, người đó bắt đầu bằng rừng, gỗ ở Tây Nguyên. Sau đó, ông ta chuyển sang nhà cửa, đất đai. Và bây giờ, tờ báo công khai nói, ông ta hết chở gỗ ở Tây Nguyên nhưng hàng ngày vẫn chở kìn kìn gỗ từ bên Lào về. Như vậy, người đó làm giàu bằng phá rừng. Tuy nhiên, tờ báo nào đó vẫn ca ngợi..."

2 tháng 4, 2012

Singapore: đo lường tử tế để xây dựng đất nước


     Sự tử tế , một chỉ báo định tính, nhưng đã được đo lường thông qua những chỉ số định lượng. Thông tin này rất có giá trị đối với xã hội học, nhưng để lại một nỗi  "sợ hãi" về mức chênh lệch chỉ số này giữa Việt Nam và Singapore, nếu tiến hành đo lường ở nước ta- NVH

SGTT.VN - Giống như vương quốc nhỏ bé Bhutan biến khái niệm trừu tượng hạnh phúc thành chỉ số để đo lường, đảo quốc Singapore từ bốn năm nay đã xây dựng chỉ số tử tế (Graciousness Index – GI) nhằm theo dõi việc xây dựng một đất nước đa chủng tộc thành một xã hội văn minh và chu đáo.

29 tháng 3, 2012

Richard Wilkinson: Bất bình đẳng kinh tế phá hủy xã hội như thế nào?



Các bạn đều biết về sự thật mà tôi sắp nói đây. Tôi nghĩ cái trực giác rằng bất bình đẳng sẽ gây nên chia rẽ và ăn mòn xã hội đã được nhiều người cảm nhận từ trước cuộc Cách Mạng Pháp. Cái mới là giờ đây chúng ta có thể nhìn vào những chứng cứ, chúng ta có thể so sánh những xã hội tương đối giống nhau, để nhìn thấy tác động của sự bất bình đẳng. Tôi sẽ dẫn các bạn đi qua những dữ liệu này và sau đó giải thích tại sao những mối liên hệ mà tôi sẽ trình bày thật sự tồn tại.

26 tháng 3, 2012

XÃ HỘI HỌC VỈA HÈ: HƯỚNG NHÌN VỀ CỘNG ĐỒNG PHI CHÍNH THỨC

(Bài viết được bổ sung thêm từ bài "Xã hội học vỉa hè")
 Ngô Văn Huấn
Vỉa hẻ ở Việt Nam là một không gian đặc biệt, không chỉ đơn thuần là nơi dành cho người đi bộ mà ở đó biểu hiện chức năng xã hội khác nhau. Góc nhìn xã hội học về vỉa hè trên hai phương diện là chức năng kinh tế và không gian công cộng của xã hội dân sự nhằm xác tín một danh từ “xã hội học vỉa hè”. Điều này sẽ rất có giá trị cho nhận thức của chúng ta về vai trò và ý nghĩa của vỉa hè đối với kinh tế và phản biện xã hội.

24 tháng 3, 2012

Một vài đóng góp của Các Mác đối với sự ra đời và phát triển của xã hội học

 
Nguyễn Thanh Bình - Khoa Giáo dục Chính trị - ĐHSPHN

Mác, Comte, Durkheim, Weber, Spencer được coi là những người sáng lập ra ngành xã hội học. Cống hiến to lớn của Mác đối với sự phát triển xã hội học là lý luận về tha hóa; lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp xã hội; lý luận về hình thái kinh tế xã hội.

22 tháng 3, 2012

LÀNG, LIÊN LÀNG VÀ SIÊU LÀNG (MẤY SUY NGHĨ VỀ PHƯƠNG PHÁP)


                                                                                                      GS. Hà Văn Tấn
Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1, 1987;
In lại trong sách Một số vấn đề Lý luận Sử học, Nxb ĐHQGHN, 2007
 
 Có nghiên cứu làng xã, chúng ta mới nhận thức đầy đủ xã hội và văn hoá Việt Nam trong lịch sử cũng như tìm được những biện pháp đúng đắn để xây dựng nông thôn mới hiện tại. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu làng xã thật rõ ràng. Có lẽ chẳng cần nói gì thêm về điều này.

19 tháng 3, 2012

Cư dân mạng ở Việt Nam

Gabe Sowa* 


                                                                                                                                                                           

Gabe Sowa bên giòng sông Cửu Long.
Sinh viên Việt Nam dường như tin vào khả năng của internet giúp được họ, cũng như đất nước họ, phát triển và đóng những vai trò quan trọng trên sân khấu toàn cầu.
Là một sinh viên Mỹ trưởng thành trong kỷ nguyên số, kỹ thuật internet và mạng xã hội đã đan quyện vào đời sống hàng ngày của tôi. Thông qua sự chia sẻ mọi thứ, từ hình ảnh đến ý kiến đến những câu chuyện, các mạng xã hội đã trở thành những phương tiện quan trọng đối với giới trẻ Mỹ không chỉ trong nỗ lực tạo lập các mối quan hệ mà còn làm cho chúng thêm phong phú.